Sự thật về tượng Phật khổng lồ giữa mỏ đá ở Đà Nẵng gây ‘sốt’

Thứ tư, 12/01/2022 15:34 PM - 0 Trả lời

(CLO) Một bức tượng Phật khổng lồ với chiều cao lên tới 65m “lộ diện” tại khu vực mỏ đá vừa khai thác, chưa được hoàn thổ khiến dư luận xôn xao.

Pho tượng kích thước "khủng"

Những ngày qua, dư luận và mạng xã hội lan truyền hình ảnh pho tượng bán thân có kích thước rất lớn đang dần hoàn thiện khiến nhiều người tò mò.

Thông tin cho hay, tượng Phật bán thân này có chiều cao lên tới 65m, chất liệu là đá granit nguyên khối khai thác tại nguồn gốc ở núi Cẩm Khê. Tượng được xây dựng tại khu vực mỏ đá dưới chân núi Phước Lý, thuộc phường Hoà Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.

su that ve tuong phat khong lo giua mo da o da nang gay sot hinh 1

Bức tượng khổng lồ đang được xây dựng trên mỏ đá chưa được hoàn thổ, với những hố nước sâu do khai thác đá tạo thành

Theo quan sát, bức tượng khổng lồ này được điêu khắc công phu bằng máy móc. Tại hiện trường, nhiều thợ và máy móc đang tham gia đục đẽo bức tượng. Xung quanh là những hố nước sâu do khai thác đá tạo thành hiện vẫn chưa được hoàn thổ.

Hiện có 2 luồng ý kiến của dư luận xung quanh sự việc. Ý kiến thứ nhất cho rằng bức tượng tạo điểm nhấn về cảnh quan cho khu vực sau khi khai thác đá. Ý kiến khác cho rằng việc khai thác đá sau khi hoàn thành cần trả lại nguyên trạng ban đầu.

Được biết, khu vực này nằm trong một “đại công trường” khai thác đá thuộc núi Phước Lý do công ty TNHH Phú Mỹ Hoà (Công ty Phú Mỹ Hòa) quản lý. Hiện mỏ đá vẫn chưa được hoàn thổ theo quy định của pháp luật sau khi thực hiện việc khai thác.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Đăng Huy, Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu cho biết, công trình xây dựng bức tượng trên đã được cấp phép từ 5 năm nay.

“Việc tạo tác tượng hiện nay là theo đúng giấy phép mà Sở Xây dựng cấp chứ không như dư luận đồn đoán. Doanh nghiệp khai thác đá tạc tượng không ảnh hưởng đến cảnh quan chung, quá trình hình thành bức tượng được người dân địa phương đồng tình, ủng hộ”, ông Huy nói.

Cũng theo ông Huy, dự kiến sau khi hoàn thành, nơi đây sẽ là một trong những điểm nhấn về văn hóa du lịch, tâm linh, tín ngưỡng của người dân thành phố cũng như khách du lịch trong và ngoài nước.

Đáp ứng nhu cầu tâm linh

Theo Sở Văn hóa và Thể thao TP Đà Nẵng, với mục đích sử dụng phục vụ cho dự án xây dựng Khu văn hóa tâm linh Đà Sơn mở rộng, từ năm 2016, UBND TP Đà Nẵng đã đồng ý cho Công ty Phú Mỹ Hòa thực hiện việc sao chép tượng tại khu văn hóa tâm linh Đà Sơn (thuộc tổ 8, Đà Sơn, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu) với tên gọi bản mẫu: Tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni tọa thiền; Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát ngự Độc giác long của Bảo tàng Phật giáo.

Dự án được TP Đà Nẵng phê duyệt tổng mặt bằng quy hoạch chi tiết 1/500 từ năm 2014, trong dự án có hạng mục xây dựng tượng Phật Bổn Sư và tượng Quán Thế Âm. Sở Xây dựng Đà Nẵng đã cấp giấy phép xây dựng cho Công ty Phú Mỹ Hòa, nội dung được phép xây dựng công trình tại Khu văn hóa tâm linh Đà Sơn mở rộng, tượng đá Phật Bổn sư và tượng Quán Thế Âm Bồ Tát được xây dựng trong phạm vi diện tích đất 65.158m2.

Tuy nhiên, các sở ngành của Đà Nẵng cũng yêu cầu trong quá trình thi công, Công ty Phú Mỹ Hòa không được làm biến dạng địa hình, không để các chi tiết của công trình làm ảnh hưởng đến phạm vi không gian nhà đất của các công trình kế cận; yêu cầu hoạt động của khu văn hóa tâm linh không được ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội trong khu vực, không để xảy ra các vụ việc đồng bóng, mê tín dị đoan.

Trước đó, Sở Xây dựng TP Đà Nẵng đã có công văn đề nghị các ở liên quan, UBND quận Liên Chiểu, Ban Tôn giáo Thành phố có ý kiến về dự án này. Theo đó, Sở Văn hóa và Thể thao đã thông qua dự án. UBND quận Liên Chiểu cũng cho rằng mở rộng Khu văn hóa tâm linh Đà Sơn là nhu cầu thực tế để nhằm tôn tạo cảnh quan đô thị sau này.

Trong khi đó, Ban Tôn giáo TP Đà Nẵng cho biết, trước đây tại khu mỏ đá Đà Sơn (khu vực Công ty Phú Mỹ Hòa khai thác) có một đền Mẫu đã tồn tại lâu đời, hiện nay ngôi đền này đã xuống cấp hư hại, vì vậy Công ty có xin nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới các hạng mục đền Mẫu nằm trong tổng thể Khu văn hóa tâm linh Đà Sơn mở rộng.

Ngoài ra, Ban Tôn giáo lưu ý chủ dự án cam kết chỉ sử dụng vào mục đích tâm linh cho nội bộ công ty, đối với du khách tham quan, chiêm bái, không được có bất kỳ hoạt động tín ngưỡng hay mê tín khác. Lãnh đạo Ban Tôn giáo cũng nhấn mạnh rằng, mục đích và hoạt động xin mở rộng Khu văn hóa tâm linh Đà Sơn, xây mới các hạng mục đền Mẫu là có nhu cầu thực tế, không có gì trở ngại.

Thế Vũ

Bình Luận

Tin khác

Liên hoan Múa rối quốc tế 2024 diễn ra tại Hà Nội

Liên hoan Múa rối quốc tế 2024 diễn ra tại Hà Nội

(CLO) Theo dự kiến, Liên hoan Múa rối quốc tế năm 2024 sẽ diễn vào tháng 10 tại Hà Nội. Sự kiện do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.

Đời sống văn hóa
Ngỡ ngàng với không gian nghệ thuật đặc sắc trên cầu đi bộ ở Hà Nội

Ngỡ ngàng với không gian nghệ thuật đặc sắc trên cầu đi bộ ở Hà Nội

(CLO) Những ngày gần đây, người dân Thủ đô Hà Nội đi trên cầu đi bộ bắc qua phố Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) không khỏi ngỡ ngàng khi được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật được nên ý tưởng từ "hầm thủy cung" đẹp lung linh, qua nghệ thuật sắp đặt ánh sáng.

Đời sống văn hóa
Lễ hội Sen Đồng Tháp năm 2024 sẽ có nhiều hoạt động nhất từ trước đến nay

Lễ hội Sen Đồng Tháp năm 2024 sẽ có nhiều hoạt động nhất từ trước đến nay

(CLO) Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ khai mạc ngày 16/5, tại Quảng trường Văn Miếu, tại TP Cao Lãnh.

Đời sống văn hóa
Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

(CLO) Sở GTVT Quảng Ninh đề nghị không cấp phép cho các tàu du lịch trên biển đón khách du lịch xem chương trình Carnaval Hạ Long 2024, để bảo đảm an toàn.

Đời sống văn hóa
Phát hành bộ tem 'Hà Nội 12 mùa hoa'

Phát hành bộ tem 'Hà Nội 12 mùa hoa'

(CLO) Bộ tem “Hà Nội 12 mùa hoa” ứng với 12 tháng trong năm với các loài hoa được phỏng theo lời bài hát "Hà Nội 12 mùa hoa" của nhạc sĩ Giáng Son.

Đời sống văn hóa