Sửa đổi Luật PPP để tháo gỡ “điểm nghẽn” cho các nhà đầu tư

Thứ hai, 25/11/2024 19:45 PM - 0 Trả lời

Sửa Luật PPP để gỡ “điểm nghẽn” pháp lý tháo gỡ vướng mắc cho các dự án đã đưa vào khai thác vận hành, thúc đẩy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư PPP đang là vấn đề được quan tâm đặc biệt.

Cần tháo gỡ “điểm nghẽn” pháp lý

Theo số liệu tổng hợp của Bộ GTVT, tính đến trước thời điểm Luật PPP ban hành (năm 2020), cả nước đã huy động gần 319.000 tỷ đồng đầu tư 140 dự án giao thông theo phương thức PPP, hình thức hợp đồng BOT.

Các dự án PPP đưa vào khai thác góp phần mang lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời từng bước hiện thực hóa Nghị quyết số 13-NQ/TW của Đảng, với trọng tâm là phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt ưu tiên nguồn lực cho hạ tầng giao thông.

sua doi luat ppp de thao go diem nghen cho cac nha dau tu hinh 1

Ảnh minh họa

Dù vậy, sau khi Luật PPP chính thức có hiệu lực vào năm 2021, số lượng dự án hạ tầng giao thông đầu tư theo phương thức này có xu hướng giảm. Tình trạng này đã đặt ra nhu cầu cấp thiết cần sửa đổi Luật PPP để tháo gỡ “điểm nghẽn” cho các nhà đầu tư.

Dự án sửa đổi Luật PPP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) chủ trì xây dựng. Trong dự thảo trình Quốc hội, Bộ KH&ĐT đã đưa ra giải pháp đối với các dự án phải chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách nhà nước (NSNN) cho các dự án PPP đã đưa vào khai thác nhưng gặp khó khăn tài chính hay các điều kiện chuyển tiếp trong quá trình áp dụng Luật vẫn chưa được quan tâm đưa vào dự thảo Luật dù đã được nhiều Đại biểu Quốc hội, các chuyên gia kiến nghị.

Một số ý kiến lý giải việc chậm đưa các giải pháp là do Luật hiện hành chưa có quy định cụ thể, việc bổ sung các nội dung trên là không có cơ sở pháp lý, cần lập đề án trình lên cấp có thẩm quyền, song lại không xác định rõ cơ quan nào chịu trách nhiệm giải quyết.

Việc chậm trễ trong xây dựng các giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ những “điểm nghẽn” đã đẩy nhiều dự án PPP vào tình trạng bế tắc. Điều này khiến phương thức đầu tư công dần trở thành lựa chọn gần như duy nhất cho các chủ đầu tư, không chỉ làm chậm tiến độ phát triển hạ tầng mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, làm suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư tư nhân, đi ngược lại tinh thần hợp tác công - tư mà Luật PPP hướng tới.

Ngày 7/11, trong buổi làm việc của Tổng Bí thư Tô Lâm với Ban Cán sự Đảng bộ Tư pháp, Tổng Bí thư yêu cầu chương trình xây dựng luật, pháp lệnh phải thực sự sống động, thể chế hoá đúng đắn, kịp thời chủ trường của Đảng, bám sát giải quyết vấn đề thực tiễn, tháo gỡ các “điểm nghẽn” pháp lý, khẩn trương đưa các nguồn lực xã hội bị đình trệ, lãng phí hoạt động trở lại.

Đồng thời, phải đổi mới mạnh mẽ quy trình xây dựng pháp luật, bảo đảm dân chủ, minh bạch, kịp thời, khả thi, hiệu quả; đánh giá mức độ chính sách, thực chất và không để lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, không đẩy khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong thiết kế quy định pháp luật.

Cũng tại buổi làm việc này, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh cần làm rõ trách nhiệm của các đơn vị tham gia đấu thầu các công trình Nhà nước có chất lượng thi công kém, làm chậm tiến độ phát triển hạ tầng.

Để xử lý các vướng mắc dự án BOT đã đưa vào khai thác

Là một trong những Dự án cao tốc trọng điểm đầu tiên tại vùng núi Đông Bắc của đất nước, sau 5 năm đi vào khai thác, dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn ghi nhận doanh thu thu phí chỉ đạt 32% phương án tài chính ban đầu, dẫn đến thâm hụt dòng tiền hoàn vốn của Dự án vì những nguyên nhân khách quan không xuất phát từ nhà đầu tư.

Để giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình khai thác Dự án Bắc Giang - Lạng Sơn, kết hợp với việc tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 (đoạn Km 1+800 - Km 106+500) theo hình thức hợp đồng BOT, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ GTVT nghiên cứu và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về việc xem xét khả năng hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho các dự án BOT đang khai thác, trong bối cảnh sửa đổi Luật PPP. Cũng liên quan dự án cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đưa nội dung này vào dự thảo Luật PPP sửa đổi để trình Quốc hội xem xét. Mục tiêu là tạo cơ sở pháp lý cho việc hỗ trợ một số dự án theo hình thức hợp đồng BOT.

Ngoài ra, giao Văn phòng Chính phủ tham mưu cho Thủ tướng để xây dựng báo cáo trình Chủ tịch Quốc hội về nội dung này, đảm bảo tính khả thi và phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành. Về mức độ hỗ trợ, Bộ GTVT sẽ phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để tính toán và xác định cụ thể, đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm tối đa, tránh lãng phí nguồn lực nhưng vẫn hỗ trợ hiệu quả cho các dự án, góp phần tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông.

Tại buổi làm việc với tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Cao Bằng ngày 14/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh lên tiếng về vướng mắc thực tế tại dự án Bắc Giang - Lạng Sơn, xác định Luật là để gỡ vướng, thúc đẩy phát triển chung của đất nước. Cũng trong chuyến này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc rút ngắn quy trình, giảm bớt rào cản không cần thiết để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

Cũng tại buổi làm việc này, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng nêu, việc đầu tư các dự án theo phương thức PPP không chỉ tiết kiệm Ngân sách Nhà nước để đầu tư cho những dự án khác mà còn không phải bỏ ra chi phí, thời gian và nhân lực trong vận hành, duy tu bảo dưỡng các công trình khi đi vào khai thác.

Trao đổi với báo chí, PGS. TS Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI) khẳng định, nếu những bất cập trong Luật PPP hiện hành không được giải quyết triệt để, các cam kết đồng hành của lãnh đạo Nhà nước với các doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia đầu tư, tháo gỡ những dự án khó khăn, đình trệ sẽ trở nên mất ý nghĩa. Một số doanh nghiệp đã quyết tâm vừa làm vừa tháo gỡ mà không khiếu kiện, đặt niềm tin vào việc hệ thống pháp luật sẽ dần được hoàn thiện. Tuy nhiên, đến nay, thực trạng "đâu vẫn vào đấy" khiến kỳ vọng này chưa được đáp ứng.

Điều này đặc biệt đáng lo ngại khi làm suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư. Nhiều dự án lẽ ra có thể triển khai theo hình thức PPP lại bị chuyển sang đầu tư công, dẫn đến lãng phí nguồn lực và đi ngược lại mục tiêu thu hút đầu tư xã hội hóa.

“Pháp luật của chúng ta đang nặng tư duy “quản là chính” thay vì mang tính kiến tạo và thúc đẩy sự phát triển. Cần thẳng thắn nhìn nhận rằng, nội dung Luật PPP chưa đảm bảo được sự công bằng giữa các chủ thể tham gia là cơ quan có thẩm quyền và nhà đầu tư bình đẳng đúng bản chất “đối tác”", ông Chủng chỉ ra và cho biết điều này tạo ra khoảng trống pháp lý, khiến các mâu thuẫn tiềm ẩn trở thành rào cản đối với sự thành công của các dự án.

Phát biểu tại nghị trường 6/11, Đại biểu Trần Văn Tuấn, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang, nhận định một số nội dung sửa đổi được các nhà đầu tư rất quan tâm, trong đó bao gồm bổ sung nguồn vốn Nhà nước để xử lý rủi ro giảm doanh thu của các dự án PPP.

Theo vị đại biểu này:“Ban soạn thảo cần nghiên cứu bổ sung vào dự thảo Luật quy định về hỗ trợ vốn Nhà nước đối với các dự án PPP được ký kết trước thời điểm Luật có hiệu lực trong trường hợp cần thiết. Đồng thời, cần giao cho Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục, đối tượng áp dụng, cũng như cơ chế chia sẻ rủi ro giữa nhà đầu tư và bên cho vay khi áp dụng trong những trường hợp này.”

Đại biểu Lưu Bá Mạc, Đoàn ĐBQH Lạng Sơn cho rằng, đối với những dự án BOT đang vận hành đã định lượng được những khó khăn, vướng mắc do nguyên nhân khách quan, không xuất phát từ nhà đầu tư, cần có các giải pháp hài hòa lợi ích và chia sẻ rủi ro giữa các bên liên quan. “Đề nghị cơ quan soạn thảo Luật cân nhắc và xem xét kỹ hơn để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp và cơ quan liên quan, góp phần nâng cao hiệu quả của phương thức đầu tư PPP,” Đại biểu tỉnh Lạng Sơn nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông Lưu Bá Mạc nhận định cần điều chỉnh cơ chế chia sẻ phần tăng và giảm doanh thu như quy định tại điều 82 của Luật PPP hiện hành, nhằm áp dụng với các dự án BOT đã ký hợp đồng trước khi Luật PPP có hiệu lực. Điều này giúp xử lý linh hoạt các hợp đồng cũ, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các bên và phù hợp với thay đổi pháp lý mới.

PV

Tin mới

Phu nhân Chủ tịch nước và Phu nhân Tổng thống Bulgaria thăm Trường Mầm non Việt - Bun

Phu nhân Chủ tịch nước và Phu nhân Tổng thống Bulgaria thăm Trường Mầm non Việt - Bun

(CLO) Chiều 25/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Bulgaria, bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phu nhân Chủ tịch nước Lương Cường và bà Desislava Radeva, Phu nhân Tổng thống Bulgaria Rumen Radev đã đến thăm Trường Mầm non Việt-Bun (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Tin tức
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Tổng thống Bulgaria tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Tổng thống Bulgaria tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, chiều 25/11, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Bulgaria tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng dự.

Tin tức
Chiến lược của Tập đoàn Maersk phù hợp với lựa chọn của Việt Nam về phát triển xanh, Net Zero

Chiến lược của Tập đoàn Maersk phù hợp với lựa chọn của Việt Nam về phát triển xanh, Net Zero

(CLO) Tại cuộc thăm, làm việc tại trụ sở tập đoàn AP Moller Maersk­­ (Maersk), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định: Chiến lược của Maersk phù hợp với lựa chọn của Việt Nam về phát triển xanh, Net Zero, cũng như xây dựng hệ thống hạ tầng cảng biển và logistic công suất lớn, cũng như xây dựng đội tàu vận tải biển.

Tin tức
Ericsson có thể đưa Việt Nam trở thành một cứ điểm hợp tác, đầu tư

Ericsson có thể đưa Việt Nam trở thành một cứ điểm hợp tác, đầu tư

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ: Việt Nam mong muốn và sẵn sàng hợp tác chiến lược, lâu dài với Ericsson, Ericsson có thể đưa Việt Nam trở thành một cứ điểm hợp tác, đầu tư và là nơi thí điểm để thực hiện các ý tưởng mới, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với các tập đoàn lớn khác.

Tin tức
Ông Trần Thắng giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương

Ông Trần Thắng giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương

(CLO) Tối 25/11, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ của Đảng ủy Khối.

Tin tức
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

(CLO) Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.

Tin tức
Phạt tù gã trai đánh chết cụ ông hàng xóm

Phạt tù gã trai đánh chết cụ ông hàng xóm

(CLO) Đang đi trên đường, cụ ông 70 tuổi bất ngờ bị gã thanh niên hàng xóm dùng gậy gỗ đánh chết. Tại tòa, kẻ gây án đã khai ra động cơ phạm tội.

Vụ án
Tạm giữ nguyên Chủ tịch UBND phường Hàng Kênh vì liên quan đến ma túy

Tạm giữ nguyên Chủ tịch UBND phường Hàng Kênh vì liên quan đến ma túy

(CLO) Ngày 25/11, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng cho biết, đang tạm giữ ông Bùi Đức Hiếu (SN 1981, nguyên Chủ tịch UBND phường Hàng Kênh) vì có liên quan đến ma túy

Vụ án
'Gói thầu khủng' hầm chui đường Vành đai 3,5 vẫn chưa tìm được đơn vị thi công

'Gói thầu khủng' hầm chui đường Vành đai 3,5 vẫn chưa tìm được đơn vị thi công

(CLO) Được đầu tư với kinh phí hơn 2.300 tỷ đồng nhưng hiện gói thầu xây lắp giá trị lớn nhất hơn 1.725 tỷ đồng của dự án hầm chui đường Vành đai 3,5 vẫn chưa tìm được nhà thầu thi công.

Giao thông
Nga bắt giữ công dân Anh chiến đấu cùng Ukraine ở khu vực Kursk

Nga bắt giữ công dân Anh chiến đấu cùng Ukraine ở khu vực Kursk

(CLO) Quân đội Nga đã bắt giữ một công dân Anh đang chiến đấu cùng quân đội Ukraine tại khu vực Kursk mà Ukraine chiếm đóng một phần, theo hãng thông tấn TASS đưa tin hôm 25/11, trích dẫn nguồn tin giấu tên trong lực lượng thực thi pháp luật.

Thế giới 24h
CEO TikTok tìm kiếm lời khuyên từ Elon Musk

CEO TikTok tìm kiếm lời khuyên từ Elon Musk

(CLO) CEO TikTok Shou Chew gặp Elon Musk để tìm kiếm tư vấn đối phó thách thức tại Mỹ. ByteDance đối mặt nguy cơ cấm TikTok, trong khi nỗ lực pháp lý vẫn tiếp diễn.

Sức sống số
Dự báo thời tiết ngày 26/11: Bắc Bộ trời chuyển rét, vùng núi cao dưới 10 độ

Dự báo thời tiết ngày 26/11: Bắc Bộ trời chuyển rét, vùng núi cao dưới 10 độ

(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 26/11, khu vực Bắc Bộ trời chuyển rét do ảnh hưởng từ không khí lạnh, trời có mưa rào rải rác. Bắc Trung Bộ có mưa rào rải rác, riêng Hà Tĩnh có mưa vừa, mưa to. Trung Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to. Các khu vực khác có mưa rào và dông vài nơi; riêng Bình Định, Phú Yên từ đêm 26/11 có mưa vừa, cục bộ có mưa to đến rất to.

Tin tức
Gần 41.000 tỷ đồng bồi thường 6.000 hộ dân ảnh hưởng dự án Vành đai 4 TP HCM

Gần 41.000 tỷ đồng bồi thường 6.000 hộ dân ảnh hưởng dự án Vành đai 4 TP HCM

(CLO) Chủ tịch UBND TP HCM vừa ký Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP HCM.

Dự án - Đầu tư
Tìm nhà đầu tư trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam đoạn Quy Nhơn - Chí Thạnh

Tìm nhà đầu tư trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam đoạn Quy Nhơn - Chí Thạnh

(CLO) Ban quản lý dự án 85 (Bộ Giao thông Vận tải) đang mời thầu nhà đầu tư thực hiện dự án trạm dừng nghỉ Km41+500 thuộc dự án thành phần Quy Nhơn - Chí Thạnh trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Giao thông
Những đối tượng nào được miễn thu tiền sử dụng phà từ ngày 1/1/2025?

Những đối tượng nào được miễn thu tiền sử dụng phà từ ngày 1/1/2025?

(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa ban hành Thông tư 33/2024/TT-BGTVT quy định về quản lý giá dịch vụ sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, do trung ương quản lý.

Giao thông
Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay có thấp không?

Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay có thấp không?

(CLO) Bộ Tài chính vừa có Tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế).

Kinh tế vĩ mô
Bình Luận

Tin khác

Chuyến bay đặc biệt của Vietnam Airlines nối tiếp sứ mệnh “hồi sinh”

Chuyến bay đặc biệt của Vietnam Airlines nối tiếp sứ mệnh “hồi sinh”

Ngày 24/11/2024, chuyến bay của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines mang số hiệu VN214 hành trình từ TP.HCM đi Hà Nội trở nên đặc biệt và ý nghĩa hơn khi mang theo trái tim và tạng của người hiến từ bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM). Toàn bộ hành khách đã kiên nhẫn chờ đợi với sự cảm thông khi hãng phải lùi giờ cất cánh 27 phút để đợi đoàn y bác sỹ hoàn thành các quy trình cần thiết tại bệnh viện trước khi ra sân bay Tân Sơn Nhất.

Đời sống
Gia Lai: Đi tắm cùng nhóm bạn, một học sinh lớp 6 tử vong

Gia Lai: Đi tắm cùng nhóm bạn, một học sinh lớp 6 tử vong

(CLO) Giữa trưa một nhóm học sinh Trường THCS Phan Chu Trinh (xã Nam Yang, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai) rủ nhau đi tắm ao thì không may một em đuối nước tử vong.

Đời sống
Chính thức phát động cuộc thi ảnh 'Vẻ đẹp tự nhiên Cù Lao Chàm'

Chính thức phát động cuộc thi ảnh 'Vẻ đẹp tự nhiên Cù Lao Chàm'

(CLO) Cuộc thi góp phần lan tỏa mạnh mẽ vẻ đẹp của phong cảnh thiên nhiên, đa dạng động, thực vật, những điểm đến ấn tượng, hình ảnh về con người, văn hoá nổi bật của Cù Lao Chàm - vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An.

Đời sống
Cháy quán bar trên phố Hai Bà Trưng, Hà Nội

Cháy quán bar trên phố Hai Bà Trưng, Hà Nội

(CLO) Vụ cháy xảy ra tại một quán bar trên phố Hai Bà Trưng khiến cột khói bốc cao hàng chục mét, ảnh hưởng tới toà nhà bên cạnh khiến không ít người phải tìm đường thoát thân.

Đời sống
Thanh Hóa tinh gọn đơn vị hành chính: Chìa khóa cho tương lai phát triển

Thanh Hóa tinh gọn đơn vị hành chính: Chìa khóa cho tương lai phát triển

(CLO) Thanh Hóa đang bước vào giai đoạn tăng tốc trong việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương. Đây là nhiệm vụ không chỉ nhằm tinh gọn bộ máy hành chính mà còn là bước đi chiến lược để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tối ưu hóa nguồn lực và thúc đẩy phát triển bền vững.

Đời sống
Hà Nội: Bốn người trong một gia đình tử vong dưới mương nước

Hà Nội: Bốn người trong một gia đình tử vong dưới mương nước

(CLO) Chiếc xe máy rơi xuống mương nước ở huyện Chương Mỹ khiến cả 4 người trong một gia đình tử vong.

Đời sống
Huyện Quản Bạ (Hà Giang): “Chỉ bàn tiến, không bàn lùi” trong công tác giải ngân các nguồn vốn đầu tư công

Huyện Quản Bạ (Hà Giang): “Chỉ bàn tiến, không bàn lùi” trong công tác giải ngân các nguồn vốn đầu tư công

Những tháng cuối năm 2024, trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang sức nóng trong công tác giải ngân các nguồn vốn đầu tư công đang được thể hiện quyết liệt qua công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm trong triển khai thực hiện của địa phương. Huyện Quản Bạ coi nguồn vốn đầu tư công là nhiệm vụ trọng tâm “chỉ bàn tiến, không bàn lùi”.

Đời sống
Đak Đoa (Gia Lai): Quan tâm bồi dưỡng kỹ năng truyền thông bình đẳng giới

Đak Đoa (Gia Lai): Quan tâm bồi dưỡng kỹ năng truyền thông bình đẳng giới

(CLO) Thời gian vừa qua, triển khai dự án 8, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã thành lập 3 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng; 5 Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi; 24 tổ truyền thông cộng đồng tại 24 thôn, làng của 8 xã, thị trấn triển khai dự án với 240 thành viên.

Đời sống
Hà Nội: Bầu trời lại mù mịt, chất lượng không khí được cảnh báo xấu

Hà Nội: Bầu trời lại mù mịt, chất lượng không khí được cảnh báo xấu

(CLO) Bầu trời Hà Nội mù mịt, chất lượng không khí ở mức xấu, nhiều nhà cao tầng mờ trong lớp bụi trắng. Đa số người dân ra đường hôm nay đều phải chủ động đeo thêm khẩu trang nhằm hạn chế ô nhiễm.

Đời sống