Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Hướng đến chính sách thuế hiệu quả, bền vững, hài hòa các lợi ích

Thứ năm, 22/08/2024 11:42 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đang được hoàn thiện và lấy ý kiến đóng góp từ các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp theo đúng định hướng cải cách chính sách để xây dựng lộ trình điều chỉnh thuế đối với các mặt hàng thuốc lá, rượu bia, ô tô nhằm điều tiết tiêu dùng của xã hội và thực hiện cam kết quốc tế. Dự thảo đang nhận được sự ủng hộ, đánh giá cao của nhiều doanh nghiệp, chuyên gia. Song bên cạnh đó, các phương án lộ trình tăng thuế được đưa ra trong dự thảo lại đang làm dấy lên những băn khoăn. Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), dự kiến sẽ được Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 vào tháng 10/2024 tới đây và thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025).

Phải hài hòa lợi ích

Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là công cụ để định hướng tiêu dùng, hạn chế tiêu dùng với một số mặt hàng nhưng cần phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam… Đây là chia sẻ của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về 3 Dự án luật do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo.

Theo đó, cho ý kiến về Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đây là luật thuế tác động tới nhiều ngành hàng, doanh nghiệp, người dân. Thuế tiêu thụ đặc biệt là công cụ để định hướng tiêu dùng, hạn chế tiêu dùng với một số mặt hàng nhưng cần phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam.

Thủ tướng nêu rõ, cần có chính sách để hạn chế tiêu dùng các loại hàng hóa có khả năng ảnh hưởng tới sức khỏe con người, môi trường, nguồn tài nguyên, các hàng hóa xa xỉ, phục vụ nhu cầu cao cấp... Tuy nhiên, phải hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người dân, Nhà nước không thất thu thuế; hài hòa giữa mục tiêu thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu hạn chế được mặt tiêu cực từ việc tiêu thụ các mặt hàng này, bảo vệ sức khỏe người dân…

sua doi luat thue tieu thu dac biet huong den chinh sach thue hieu qua ben vung hai hoa cac loi ich hinh 1

Đồng thời, có chính sách thuế ưu đãi với các mặt hàng cần khuyến khích, như trong kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức…

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng lưu ý, chính sách điều hành tránh giật cục, có lộ trình áp dụng phù hợp để các chủ thể liên quan có sự chuẩn bị; cắt giảm thủ tục, đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý thuế, giảm phiền hà cho người nộp thuế, hạn chế tiếp xúc trực tiếp giữa người nộp thuế với cán bộ thuế; việc điều chỉnh thuế phải đi đôi với đẩy mạnh chống buôn lậu, trốn thuế; cơ quan soạn thảo giải trình thuyết phục về các chính sách được đề xuất.

Thực tế, thời gian qua cho thấy, đây là vấn đề được không ít các chuyên gia, doanh nghiệp góp ý với cơ quan soạn thảo khi các đề xuất chính sách tại Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi. Trong đó, không ít ý kiến cho rằng, cần nghiên cứu kỹ lưỡng đối với sắc thuế này, tránh tạo tác động ngược.

Chia sẻ xoay quanh vấn đề áp thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành bia - rượu - nước giải khát, GS-TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội cho biết, vấn đề quan trọng hơn tăng thuế không phải là cấm tiêu dùng mà thay đổi hành vi tiêu dùng, nếu không tiêu dùng thì không có thúc đẩy sản xuất phát triển, dịch vụ kinh doanh giảm xuống, trong khi đây là nhóm đóng góp cao nhất trong tăng trưởng kinh tế, nên hệ lụy tăng thuế tiêu thụ đặc biệt tác động thế nào đến các ngành này cũng là yếu tố cần đánh giá.

“Tăng thuế, tăng giá sản phẩm, giảm tiêu dùng kéo theo dịch vụ kinh doanh ăn uống ảnh hưởng giảm, cần đánh giá kỹ. Bởi nếu tăng thuế, mà các khoản thu về giảm do doanh nghiệp khó khăn đóng thuế không cao thì không đạt mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, quan ngại có tình trạng người dùng chuyển sang dùng hàng lậu, hàng phi chính thức khi sản phẩm chính thức tăng giá. Do đó, cần đánh giá các yếu tố định tính và định lượng để có cái nhìn toàn diện khi hoạch định chính sách. Song song với chính sách thuế, các biện pháp khác rất quan trọng để đạt mục tiêu” - GS-TS Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, không ít ý kiến cũng cho hay, Ban soạn thảo nên phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, Hiệp hội trong việc thực hiện những khảo sát và đánh giá định lượng với số liệu cụ thể về tác động của dự thảo đối với kinh tế - xã hội Việt Nam. Việc này không chỉ giúp đưa ra các quyết định chính sách hợp lý hơn mà còn đảm bảo tính khả thi và hiệu quả trong quá trình triển khai chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong thời gian tới.

Theo ông Lê Tuấn Anh - Vụ trưởng Vụ Kinh tế công nghiệp, dịch vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cần xem xét kỹ lưỡng về sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Chúng ta cần chọn thời điểm tăng, mức tăng và độ giãn một cách hợp lý để đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành dịch vụ cũng như toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.

Phân tích ở ba góc độ mức tăng thuế, yếu tố thay đổi hành vi và tính công bằng, cạnh tranh, ông Lê Tuấn Anh cho rằng, về mục tiêu tăng thu, mức độ tăng thuế phải được điều chỉnh sao cho hợp lý, tránh gây ra tác động ngược lại, như việc doanh nghiệp phải phá sản.

“Bức tranh ngành đồ uống có cồn còn nhiều vấn đề, chúng tôi ủng hộ phương án lộ trình áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm rượu bia như Bộ Tài chính đề xuất, nhưng để đạt được mục tiêu tăng thu thì phương án đưa ra chưa phù hợp” - ông Lê Tuấn Anh bày tỏ. Đồng thời nhấn mạnh, cần tìm ra mức thuế phù hợp để đảm bảo nguồn thu ngân sách mà không làm suy yếu doanh nghiệp. Không chỉ với ngành bia - rượu - nước giải khát, không ít các ngành hàng khác như thuốc lá, ô – tô,… cũng lo ngại về những rủi ro nếu chính sách đang đề xuất được thông qua và đi vào thực tế.

Cần có lộ trình phù hợp

Trước đề xuất của cơ quan soạn thảo về thay đổi phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc biệt, Tiến sĩ Nguyễn Văn Phụng, nguyên Vụ trưởng Quản lý thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) cho biết, mỗi phương pháp tính thuế tuyệt đối, tương đối, hỗn hợp đều có những ưu, nhược điểm nhất định, cơ quan tham mưu cần nghiên cứu kỹ lưỡng về điều kiện cần và đủ, phân tích rõ và đánh giá bài toán lợi ích và chi phí... làm cơ sở đề xuất áp dụng phương pháp tính thuế phù hợp nhất trong từng giai đoạn phát triển.

Ông Phụng cảnh báo, đối với môi trường kinh doanh, thuế tuyệt đối có thể tạo cơ hội cho việc phát sinh các hành vi lũng đoạn thị trường, tình trạng “cá lớn nuốt cá bé” hoặc một số thương hiệu ngoại nhập có thể làm triệt tiêu một số mặt hàng, hoặc ngành nghề truyền thống của địa phương nếu như công tác quản lý thị trường còn hạn chế.

“Tôi đề xuất tiếp tục duy trì phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia theo tỷ lệ phần trăm và cân nhắc điều chỉnh tăng thuế suất theo lộ trình phù hợp với nhịp của thị trường và sức khỏe của doanh nghiệp” - ông Nguyễn Văn Phụng nhận định.

Theo bà Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) nếu được áp dụng thời điểm này sẽ khiến giá trị sản xuất của 21 ngành hàng liên quan giảm khoảng 0,008%. Trong bối cảnh doanh nghiệp khó khăn như hiện nay, việc áp thêm trách nhiệm thuế cho doanh nghiệp là chưa hợp lý.

Lo lắng việc thay đổi chính sách thuế sẽ có tác động làm phát sinh thêm thủ tục hành chính và tăng chi phí đầu vào, các doanh nghiệp trong ngành rượu, bia, nước giải khát đề nghị Chính phủ chưa nên đề xuất sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, ít nhất trong thời gian từ nay đến năm 2025 và ổn định chính sách thuế như hiện nay để giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, hướng đến giai đoạn phục hồi và phát triển.

Trong khi đó, các doanh nghiệp ngành game kiến nghị không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với trò chơi trực tuyến. Đây cũng là cách làm phù hợp thông lệ quốc tế vì hiện không có quốc gia nào đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành game, thay vào đó là cơ chế kiểm soát về nội dung hoặc cơ chế kiểm soát thời gian chơi game. Chính sách này cũng phù hợp bối cảnh Việt Nam đang thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, đặt ra mục tiêu đến năm 2025 kinh tế số đạt 20% GDP và tăng lên tỷ trọng 30% vào năm 2030.

Tại các cuộc tọa đàm khoa học lấy ý kiến xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) diễn ra gần đây, các chuyên gia kinh tế, đại diện doanh nghiệp các ngành hàng chịu tác động trực tiếp đều thống nhất cho rằng, việc thiết kế chính sách thuế cần những giải pháp hài hòa để vừa giúp tăng thu ngân sách, đồng thời vẫn hỗ trợ được doanh nghiệp trong nước phục hồi, phát triển và nuôi dưỡng nguồn thu trong tương lai.

Hướng đến chính sách thuế hiệu quả, bền vững, hài hòa các lợi ích

Để hướng đến chính sách thuế hiệu quả, bền vững, hài hòa các lợi ích: sức khỏe cộng đồng, sản xuất kinh doanh, điều tiết thu NSNN, bà Cúc cho rằng, quá trình hoàn thiện chính sách thuế TTĐB trong thời gian từ năm 1990 đến nay đã thể hiện rõ tính chất điều tiết, đặc trưng của sắc thuế và mức độ phức tạp của thuế TTĐB nói chung, đồ uống có cồn, rượu bia nói riêng. Thuế suất thời điểm cao nhất đối với rượu (trừ rượu dưới 20 độ) và bia các loại là 90%, gấp hai lần thời điểm thấp nhất là 45%.

Điều đó làm rõ quan điểm trong chính sách điều tiết thu NSNN đối với các sản phẩm chịu thuế TTĐB - bao gồm rượu bia, đã tính toán các phương án, đảm bảo hài hòa các yếu tố: Sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội, điều tiết thu NSNN, ổn định sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, công ăn việc làm cho người lao động, góp phần kiểm soát sản phẩm nhập lậu làm thất thu NSNN, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, sức khỏe cộng đồng do sản phẩm không đảm bảo chất lượng.

Về nội dung điều tiết thuế đối với sản phẩm đồ uống có cồn của dự thảo Luật TTĐB, bà Cúc thống nhất quan điểm tăng thuế TTĐB theo lộ trình từng năm trong giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030 nhằm đạt mục tiêu của thuế TTĐB theo Quyết định số 508/QĐ-TTg ngày 23/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030.

“Xây dựng lộ trình điều chỉnh tăng thuế đối với các mặt hàng thuốc lá, bia, rượu để hạn chế sản xuất, tiêu dùng và thực hiện các cam kết quốc tế; rà soát điều chỉnh mức thuế tiêu thụ đặc biệt một số mặt hàng để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030…” - bà Cúc cho biết.

Tuy nhiên, theo bà Cúc, trong quá trình thay đổi chính sách, tăng thuế TTĐB, cần nghiên cứu thêm kinh nghiệm quốc tế để áp dụng cho Việt Nam. Cần lựa chọn hệ thống thuế và lộ trình chuyển đổi phù hợp với điều kiện cụ thể, phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng, hoạt động sản xuất kinh doanh để xây dựng mô hình thuế và cải cách phù hợp để đáp ứng điều tiết cho 3 nhóm đồ uống có cồn theo đặc thù của từng nhóm.

Đồng thời, nghiên cứu để áp dụng mô hình áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp trong tương lai theo Quyết định 508/QĐ-TTg “nghiên cứu áp dụng kết hợp giữa thuế suất theo tỷ lệ và mức thuế tuyệt đối đối với một số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt”. Quá trình thay đổi phương pháp tính thuế phải tính đến yếu tố xáo trộn chính sách làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, thị trường, tiêu dùng xã hội, theo đó cần có lộ trình cải cách cho từng giai đoạn, thời gian cụ thể… giúp doanh nghiệp, các đối tượng điều chỉnh của Luật được chuẩn bị kỹ càng cho tiến trình cải cách...

Khánh An

Tin mới

UBND tỉnh Hòa Bình được giao đầu tư đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu quy mô 4 làn xe

UBND tỉnh Hòa Bình được giao đầu tư đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu quy mô 4 làn xe

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Hòa Bình làm cơ quan chủ quản để quản lý, đầu tư xây dựng đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Km 0 - Km 19) với quy mô giai đoạn hoàn thiện theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe.

Tin tức
Truy tìm phạm nhân trốn trại ở Thanh Hóa

Truy tìm phạm nhân trốn trại ở Thanh Hóa

(CLO) Ngày 1/4, thông tin từ Công an xã Thanh Hòa (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) cho biết, đang phối hợp Trại giam Thanh Lâm truy tìm phạm nhân Dương Hữu Duy trốn khỏi trại giam Thanh Lâm.

Đời sống
Công an tỉnh Quảng Bình mở đợt cao điểm bảo đảm an toàn giao thông từ 1/4

Công an tỉnh Quảng Bình mở đợt cao điểm bảo đảm an toàn giao thông từ 1/4

(CLO) Trước tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) diễn biến phức tạp trong những tháng đầu năm 2025, Công an tỉnh Quảng Bình đã triển khai đợt cao điểm nhằm kiểm soát, ngăn chặn tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn. Đợt cao điểm bắt đầu từ ngày 1/4/2025, hướng tới mục tiêu giảm thiểu tai nạn trên cả ba tiêu chí và đảm bảo an toàn cho người dân.

Giao thông
Thành lập Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn

Thành lập Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn

(CLO) Chiều 1/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn vào Báo Lạng Sơn, tạo thành Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn. Đồng thời, hội nghị cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Nghề báo
Dự báo thời tiết ngày 2/4: TP HCM và Nam Bộ tiếp tục có mưa lớn cục bộ

Dự báo thời tiết ngày 2/4: TP HCM và Nam Bộ tiếp tục có mưa lớn cục bộ

(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 2/4, khu vực Nam Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và tối). Mưa lớn cục bộ ở TP HCM và Nam Bộ còn cảnh báo có thể gây ngập úng tại các vùng trũng, thấp.

Môi trường và cuộc sống
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính kiểm tra các công trình trọng điểm tại Khánh Hòa

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính kiểm tra các công trình trọng điểm tại Khánh Hòa

(CLO) Ngày 1/4, trong chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã đi thăm, kiểm tra các công trình trọng điểm của 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa.

Tin tức
'Không còn thời gian để lùi' trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phục vụ sắp xếp đơn vị hành chính

'Không còn thời gian để lùi' trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phục vụ sắp xếp đơn vị hành chính

(CLO) Liên quan đến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản phục vụ việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh, công việc trước mắt rất lớn. Văn phòng Chính phủ cần xây dựng văn bản trình Thủ tướng để giao việc cụ thể cho các bộ, ngành với thời hạn cụ thể vì "không còn thời gian để lùi".

Tin tức
Gần 150 nghìn trường hợp vi phạm nồng độ cồn sau 3 tháng thực hiện Nghị định 168

Gần 150 nghìn trường hợp vi phạm nồng độ cồn sau 3 tháng thực hiện Nghị định 168

(CLO) Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông chiều 1/4 cho biết, qua 3 tháng thực hiện nghị định 168 đã phát hiện, xử lý 728.818 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; Trong đó có 149.931 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 168.598 trường hợp vi phạm tốc độ.

Đời sống
Giá vàng lên đỉnh, người dân nghỉ việc xếp hàng chờ mua

Giá vàng lên đỉnh, người dân nghỉ việc xếp hàng chờ mua

(CLO) Chiều nay 1/4, giá vàng có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn neo ở mức cao, với mức bán ra cao nhất lên đến 102,3 triệu đồng/lượng. Trước cơn sốt giá vàng, nhiều người dân sẵn sàng gác lại công việc để đi mua vàng tích trữ.

Công luận 24H
Bộ Tài chính điều tra 'sức khỏe' doanh nghiệp

Bộ Tài chính điều tra 'sức khỏe' doanh nghiệp

(CLO) Từ 1/4, Cục Thống kê tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên phạm vi cả nước theo phương thức trực tuyến. Dự kiến thời gian điều tra kéo dài tới cuối tháng 7.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ninh Bình dự kiến tổ chức Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc-Tràng An” năm 2025 trong 7 ngày

Ninh Bình dự kiến tổ chức Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc-Tràng An” năm 2025 trong 7 ngày

(CLO) UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.

Đời sống văn hóa
Vụ người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ trong lúc khám bệnh ở Gia Lai: Sở Y tế chỉ đạo khẩn

Vụ người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ trong lúc khám bệnh ở Gia Lai: Sở Y tế chỉ đạo khẩn

(CLO) Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa có văn bản yêu cầu Trung tâm y tế huyện Chư Sê phối hợp với cơ quan Công an điều tra vụ việc người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ ngay tại phòng bệnh.

Sức khỏe
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân lên đường dự Đại hội đồng IPU-150, thăm chính thức Uzbekistan và Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân lên đường dự Đại hội đồng IPU-150, thăm chính thức Uzbekistan và Armenia

(CLO) Chiều 1/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia.

Tin tức
'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.

Tiêu điểm Quốc tế
Phát triển hạ tầng, khắc phục kẹt xe tại các địa phương vùng Đông Nam Bộ

Phát triển hạ tầng, khắc phục kẹt xe tại các địa phương vùng Đông Nam Bộ

(CLO) Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai liên quan đến đầu tư phát triển hạ tầng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khắc phục tình trạng tai nạn giao thông, kẹt xe thường xuyên xảy ra.

Giao thông
Chiếc tàu du lịch 70 triệu USD: Ngôi nhà trên biển cho giới siêu giàu

Chiếc tàu du lịch 70 triệu USD: Ngôi nhà trên biển cho giới siêu giàu

(CLO) Với 210 căn hộ xa hoa và mức đầu tư 70 triệu USD, du thuyền Navigator hứa hẹn trở thành biểu tượng mới của lối sống siêu giàu.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bình Luận

Tin khác

Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận  số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.

Góc nhìn
Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.

Góc nhìn
Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.

Góc nhìn
Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.

Góc nhìn
Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.

Góc nhìn
Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.

Góc nhìn
Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.

Góc nhìn
Hoàn thiện khung pháp lý cho tiền số, tài sản số: Cơ hội phát triển kinh tế số

Hoàn thiện khung pháp lý cho tiền số, tài sản số: Cơ hội phát triển kinh tế số

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.

Góc nhìn
Xúc phạm, bôi nhọ trên mạng xã hội: Khi luật pháp và đạo đức đều bị phớt lờ!

Xúc phạm, bôi nhọ trên mạng xã hội: Khi luật pháp và đạo đức đều bị phớt lờ!

(NB&CL) Ồn ào những ngày qua là sự việc liên quan tới việc nhà thơ Nguyễn Quang Thiều lên tiếng nhờ cơ quan chức năng vào cuộc sau khi những câu thơ của ông bị xuyên tạc, bịa đặt trên mạng xã hội. Điều đáng nói là mạng xã hội đang ngày càng trở thành nơi bùng phát các hành vi xúc phạm, bôi nhọ danh dự người khác, bất chấp mức hình phạt gia tăng.

Góc nhìn
Đề xuất sáp nhập tỉnh trước Đại hội XIV của Đảng: “Thời điểm vàng” tạo không gian phát triển mới

Đề xuất sáp nhập tỉnh trước Đại hội XIV của Đảng: “Thời điểm vàng” tạo không gian phát triển mới

(NB&CL) Trong Kết luận 126 về một số nội dung tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) và định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh. Các chuyên gia cho rằng việc sáp nhập các tỉnh thành sẽ giảm bớt gánh nặng quản lý Nhà nước, mở ra không gian sáng tạo và phát triển cho các địa phương.

Góc nhìn