(CLO) Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cho biết, trong luật thì chưa quy định cụ thể thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong phân cấp, phân quyền. Tuy nhiên, trong một số luật chuyên ngành lại đưa thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ vào trong quyết định các vấn đề cụ thể, do đó có tình trạng có nhiều việc nhỏ lại đưa lên Thủ tướng. Khi sửa luật Tổ chức Chính phủ sẽ xem xét cụ thể nội dung này.
Chiều 7/10 tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ đã chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024.
Tại họp báo, ông Trương Hải Long - Thứ trưởng Bộ Nội vụ đã thông tin đến báo chí xung quanh việc thực hiện phân cấp, phân quyền theo chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ đã chủ trì buổi họp báo.
Theo Thứ trưởng Trương Hải Long, việc phân cấp, phân quyền được Đảng, Nhà nước, Chính phủ rất quan tâm. Theo tinh thần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 04/NQ-CP về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng các chương trình, có kế hoạch cụ thể, từng bộ ngành rà soát các thể chế liên quan đến lĩnh vực quản lý Nhà nước của ngành để phân cấp cho địa phương hoặc phân cấp của Chính phủ giao các địa phương thực hiện.
Về kết quả thời gian qua thực hiện Nghị quyết 04: Chính phủ đã trình Quốc hội sửa được 14 luật; cho ý kiến với 2 luật và chuẩn bị trình thêm 4 luật; trình Quốc hội ban hành 9 Nghị quyết; sửa đổi, bổ sung thay thế 27 Nghị định; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 19 quyết định và các bộ ngành đã ban hành 8 Thông tư liên quan đến đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.
“Tuy nhiên, tiến độ sửa đổi các văn bản liên quan đến phân cấp, phân quyền không phải nằm ở 1 văn bản mà ở nhiều văn bản, luật. Tiến độ rà soát đề xuất các cấp có thẩm quyền sửa đổi chậm. Một số bộ, ngành có tâm lý nể nang, né tránh, ngại do lợi ích cục bộ, ngại khi phân cấp xuống địa phương, địa phương chưa thực hiện được”, ông Trương Hải Long nói.
Cũng theo Thứ trưởng Trương Hải Long, để đẩy nhanh tiến độ, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khơi thông nguồn lực, tạo động lực cho các địa phương phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra thì Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo rà soát và xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật do Bộ Tư pháp tham mưu. Sau rà soát, các bộ ngành, địa phương đã đề xuất kịp thời 1 luật sửa nhiều luật. “Trong chỉ đạo chung của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan chủ trì khi xây dựng luật là: Đẩy mạnh giao thẩm quyền theo đúng tinh thần cấp nào làm cấp đó chịu trách nhiệm, rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, đơn giản thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ”, ông Long nhấn mạnh.
Ông Trương Hải Long - Thứ trưởng Bộ Nội vụ thông tin tại họp báo.
Về phía Bộ Nội vụ, Thứ trưởng Trương Hải Long cho biết, Bộ tham mưu cho Chính phủ sửa 2 luật: Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Theo ông Long, trước đây, nguyên tắc phân cấp, phân quyền trong luật còn chưa quyết liệt; phân cấp, uỷ quyền chưa rõ ràng. Cấp trên giao cấp dưới vẫn phải đảm bảo nguồn lực, tài chính, chịu trách nhiệm về thực hiện của cấp đó. “Trên tinh thần phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hội nghị Trung ương 10, qua đề xuất sửa 2 luật trên chúng tôi tiếp thu tinh thần này để sửa quy định chung liên quan đến nguyên tắc trong phân cấp, phân quyền, tiến tới phân định thẩm quyền. Đây là luật khung, trên cơ sở đó các bộ, ngành rà soát luật chuyên ngành sửa đổi bổ sung các quy định khác liên quan cũng phải đảm bảo làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm, tạo nguồn lực”, Thứ trưởng Bộ Nội vụ nêu rõ.
Thứ hai, để tháo gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy phát triển KT-XH, Chính phủ giao Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính khẩn trương xây dựng 3 luật để sửa đổi các luật trong lĩnh vực đầu tư, tài chính để trình QH tại kỳ họp thứ 8. Các vấn đề mang tính cản trở, cấp bách thực thi các luật, thúc đẩy phân cấp, phân quyền cũng được thể hiện tinh thần tại 1 luật sửa nhiều luật mà Chính phủ chuẩn bị trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 này.
Thứ ba, theo ông Trưởng Hải Long, trong quá trình Bộ Nội vụ phối hợp với các bộ ngành rà soát các quy định pháp luật chuyên ngành, tổ chức bộ máy thì yêu cầu các bộ ngành khi các cơ quan chủ trì tham mưu các quy định chuyên ngành thì không lồng ghép các quy định về nhiệm vụ quyền hạn cụ thể liên quan đến tổ chức bộ máy hoặc liên quan đến thẩm quyền trong các văn bản chuyên ngành.
“Tinh thần khi phân cấp, phân quyền theo thẩm quyền của Chính phủ, trong luật thì cũng chưa quy định cụ thể thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong phân cấp phân quyền, chưa thành tiết chế riêng. Tuy nhiên, trong một số luật chuyên ngành lại đưa thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ vào trong quyết định các vấn đề cụ thể, do đó có tình trạng có nhiều việc nhỏ lại đưa lên Thủ tướng. Khi sửa luật Tổ chức Chính phủ chúng tôi cũng sẽ xem xét cụ thể nội dung này”, ông Long nói.
Nói thêm vấn đề này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, cuối tháng 8 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ có quyết định yêu cầu các bộ phân cấp 699 thủ tục hành chính. Cụ thể, Thủ tướng phân cấp cho các bộ, các bộ phân cấp cho các địa phương. Các thủ tục hành chính này nằm ở các luật, nghị định, thông tư, quy chuẩn. Qua 2 năm đã có 299/699 thủ tục hành chính được phân cấp ở tại 56 văn bản quy phạm pháp luật.
Hiện, còn khoảng 404 thủ tục hành chính cần phân cấp mà thời gian còn lại hơn 1 năm. Sắp tới sẽ đẩy nhanh việc này, trong đó có một số bộ dưới 50% việc phân cấp thủ tục hành chính sẽ sửa các luật tại kỳ họp sắp tới của Quốc hội.
(CLO) Mưa lớn đã trút xuống một số khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Myanmar vào cuối tuần, điều này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu trợ và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
(CLO) Một nghiên cứu đã xếp hạng các quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới, dựa trên nhiều yếu tố như tỷ lệ sở hữu tiền điện tử, việc sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, mức độ phổ biến của thanh toán di động và tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt trong tổng thanh toán.
(CLO) Theo Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhiều hạng mục dự án đang bước vào giai đoạn nước rút với một số công trình cán đích trước ngày 30/4 và một số hạng mục khác dự kiến hoàn thành trong năm 2025.
(CLO) Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa 2 xe máy xảy ra vào đêm 5/4 trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình khiến 2 người thiệt mạng và 1 người khác bị thương nặng.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thị xã Sơn Tây vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc dự án xây dựng Trường Mầm non Phú Thịnh.
(CLO) Những ngày đầu tháng 4, vùng biển xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh) đang vào chính vụ sứa biển. Lượng sứa dồi dào, chất lượng cao giúp ngư dân địa phương liên tiếp trúng đậm, mang lại nguồn thu nhập đáng kể sau mỗi chuyến ra khơi.
(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam đã tiến hành xác minh, giải quyết vụ việc chết người xảy ra ngày 02/01/2023 và làm rõ đối tượng giết người là Tô Thị Ty Na (SN 1981; khu phố 3, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam).
(CLO) Ban Quản lý dự án chuyên ngành Giao thông và Dân dụng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc Dự án "Đường nối vào cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu (từ nút giao Vũng Vằn đến đường ven biển ĐT.994)".
(CLO) Lễ trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh lần thứ II năm 2025 vừa diễn ra trong không khí trang trọng và ấm áp, quy tụ nhiều gương mặt nổi bật của giới văn hóa, giải trí Việt Nam như nghệ sĩ Xuân Hinh, NSND Xuân Bắc, NSND Tự Long, ca sĩ Hòa Minzy, nhạc sĩ Tuấn Cry...
(CLO) Một số tài liệu đã được CIA giải mật cho thấy cơ quan này từng tiến hành một nhiệm vụ bí mật nhằm truy tìm Adolf Hitler tại Nam Mỹ - mười năm sau khi ông ta được cho là đã chết.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng không phải là duy nhất; đồng thời đây cũng là cơ hội để cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nhanh, bền vững, xanh hóa, số hóa, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng các mặt hàng để xâm nhập vào các thị trường khác còn nhiều tiềm năng, như Trung Đông, Đông Âu, Trung Á, Mỹ La tinh, Ấn Độ, ASEAN…
(CLO) Chiều 5/4 (theo giờ địa phương), tại Tòa nhà Quốc hội Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Uzbekistan Tanzila Narbaeva.
(CLO) Tối 5/4 theo giờ địa phương, tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ khai mạc Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150) với chủ đề “Hành động của nghị viện vì phát triển và công bằng xã hội”.
(CLO) Chiều 5/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương về hợp tác kinh tế, thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ; triển khai thông điệp cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sau khi Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Bắc Giang là cơ quan chủ quản thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Vân Hà, kết nối xã Vân Hà, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang với phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng trình Chính phủ bổ sung cơ chế về Chỉ định thầu cho dự án trong tháng 4/2025; Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội vào tháng 5 năm 2025.
(CLO) Khoảng 13h30 ngày 5/4 theo giờ địa phương (tức 15h30 giờ Việt Nam), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến thủ đô Tashkent, Cộng hòa Uzbekistan, bắt đầu tham dự tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), thăm chính thức Uzbekistan từ ngày 5-8/4.
Với các hoạt động thực chất, chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Cộng hòa Armenia đã thành công tốt đẹp, góp phần mở ra trang mới cho hợp tác nghị viện hai nước.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ nghiêm khắc phê bình 19 Bộ, cơ quan trung ương và 28 địa phương đến ngày 15/3/2025 chưa phân bổ chi tiết hết kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2025 đã được giao; đồng thời, phê bình 30 Bộ, cơ quan trung ương, 27 địa phương đến hết ngày 31/3/2025 có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công dưới mức trung bình cả nước.
(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,