Có lẽ rất lâu rồi, ngoài các sự kiện liên quan đến bóng đá, chúng ta mới lại có sự kiện khơi dậy được sự gắn bó, sự đồng lòng đồng sức từ chính quyền đến người dân về sự tương thân, tương ái, về sự đùm bọc che chở, nghĩa đồng bào của những người chung một mái nhà Việt Nam, chung một dân tộc Việt Nam mãnh liệt đến như thế.

Bao nghĩa cử cao đẹp của những tấm lòng vì cộng đồng. Những chuyến bay đi đến tâm dịch bất chấp hiểm nguy để đón những người con xa xứ. Các y, bác sĩ tận tụy thầm lặng, chấp nhận hy sinh đứng ở hàng đầu chống dịch. Các chiến sĩ quân đội vừa gánh vác trách nhiệm bảo vệ non sông vừa xông lên mặt trận chống giặc bệnh COVID-19: nhường doanh trại cho dân vào rừng ngủ lán, canh gác bảo vệ cho dân, vừa lo tiếp tế lương thực, cơm ăn nước uống…

Các chủ doanh nghiệp sẵn sàng cho mượn khách sạn mới khai trương chưa được vài tháng để làm khu vực cách ly. Các nghệ sĩ cùng xuống tay chung sức chống dịch. Các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn đều thể hiện thiện tâm vì cộng đồng trước dịch bệnh. Học sinh cũng vào cuộc chế tạo nước khử trùng, tỉnh thành nào cũng có những người tự nguyện phát khẩu trang miễn phí.

Đường phố Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, đầu tàu kinh tế của cả nước những ngày này vắng vẻ, bình yên đến nao lòng. Nhiều người vẫn lạc quan trong dịch bệnh khi ví thời điểm này là Tết Covid. Chúng ta đang ăn một cái Tết không mong muốn. Chúng ta đang giấu trong lòng những nỗi lo âu nhưng đồng thời cũng chất chứa niềm tin, rằng: trong đại dịch, sẽ không ai bị bỏ lại phía sau. Nên, đã có những điểm trao quà miễn phí chỉ với những dòng chữ giản dị: Ai cần xin đến lấy. Nên, đã có những sáng kiến yêu thương đến ngập lòng: cây ATM gạo cho người nghèo. Nên, Chính phủ đã ngay lập tức có gói hỗ trợ 62 ngàn tỷ cho những gia đình khó khăn ấm lòng trong mùa dịch. Rồi trong khó khăn, mỗi bộ ngành, mỗi người dân cũng đã có nhiều giải pháp riêng có, linh hoạt, sáng tạo để cùng nhau bước đi trong tình thân ái. Có thể khẳng định, đến nay, Việt Nam là đất nước duy nhất tạo được sự đoàn kết, đồng lòng chống dịch.

Gần 7.000 người Việt trong tâm dịch trở về an toàn; 700 tiếp viên không nhận lương; 280 y, bác sỹ tình nguyện trở lại bệnh viện để chống dịch… là những con số ấn tượng, đang lan tỏa, làm “tan chảy” trái tim người Việt. Nhớ lại chuyến bay đầu tiên đưa đồng bào trở về từ tâm dịch Vũ Hán, cho thấy mệnh lệnh ban ra từ Chính phủ, cũng là mệnh lệnh xuất phát từ trái tim của mỗi người dân Việt. Trong thời khắc đó, gạt mối lo âu đang bay vào tâm dịch, các thành viên trên chuyến bay đều thấy tự hào khi được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng đưa đồng bào về nước an toàn. Chỉ riêng điều này thôi đã thấy hành động quyết liệt, đầy nhân văn của Chính phủ để không ai bị bỏ lại phía sau. Chuyến bay HVN68 chính là thông điệp nhân văn đầy trách nhiệm của những người đứng đầu đất nước đối với những người con xa xứ.

Khi cuộc chiến chống lại những con vi-rút “vô hình” bắt đầu bước vào giai đoạn hai, một lần nữa nhận lệnh từ Thủ tướng, từ trái tim và tình đồng bào, hãng hàng không Quốc gia  tiếp tục lên đường sang châu Âu đón đồng bào trong tâm dịch về nước. Gần 7.000 người Việt ở các vùng tâm dịch khắp thế giới được trở về.

Câu chuyện cùng hành động vì Tổ quốc, vì nhân dân vẫn tiếp tục diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên khắp mọi miền đất nước. Cùng “dìu nhau” qua cơn đại dịch, mới đây 280 bác sĩ, y tá về hưu tại Hà Nội đã tình nguyện xin trở lại bệnh viện để chống dịch. Hay khi từng đoàn xe đưa đồng bào về nước; những chuyến xe đưa các chiến sĩ công an, quân đội, y bác sĩ và cả những sinh viên trường y về vùng cách ly nhận nhiệm vụ cũng làm xúc động lòng người. Hình ảnh 700 sinh viên Y khoa tình nguyện lên sân bay chặn dịch, trực đường dây nóng tư vấn; hơn 10 ngàn chiến sỹ cả tháng ngủ bạt, ăn rừng, nhường chăn gối để phục vụ người cách ly tiếp tục lan tỏa, nêu cao tinh thần tương thân tương ái vốn có của mỗi người dân Việt Nam.

Đặc biệt hơn là đội ngũ “trực chiến”, trong đó có một phần không nhỏ các y bác sĩ, họ dốc hết tâm lực cho cuộc chiến chống COVID-19 những ngày qua. Hình ảnh những người nằm la liệt ở bậc thềm, bờ sân, ngủ vùi sau những giờ phút tận lực khiến chúng ta không khỏi chạnh lòng. Họ đã mệt ở trận chiến mà họ không được phép mệt. Họ xứng đáng được ca ngợi như những anh hùng trong cuộc chiến khốc liệt còn dài này.

Việt Nam chưa phải là nước giàu. Việt Nam chưa phải là nước có nền y học tiên tiến với những thiết bị y tế hiện đại. Nhưng những gì Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã và đang làm và làm một cách vô tư, thiện tâm để cứu từng mạng người trong cơn hoạn nạn của đại dịch Covid-19 bất kể họ là ai - không phân biệt quốc tịch, màu da, giàu nghèo - chắc chắn sẽ làm cho thế giới, nhất là những nước giàu có, những nước có nền y học hiện đại cũng phải ngẫm suy.

Chiến thắng 30/4/1975 là mốc son chói lọi, là bệ đỡ để chúng ta có thêm bản lĩnh, niềm tin vượt lên khó khăn, gian khổ, ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Chiến thắng đó còn là động lực để chúng ta vươn ra biển lớn trong cuộc hội nhập quốc tế.  45 năm sau ngày thống nhất đất nước, nhất là sau hơn 30 năm đổi mới, bằng quyết tâm, bằng nỗ lực không ngừng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, đất nước đã đạt được nhiều thành quả quan trọng, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện… nước ta đã vượt qua ngưỡng nước nghèo và trở thành nước có thu nhập trung bình. Nhiều năm liên tục, nền kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng cao, trở thành nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh trong khu vực. Những ngày tháng 4 lịch sử này, dòng chảy sôi sục phát triển nhanh và liên tục của Việt Nam những năm qua trong khoảnh khắc buộc phải ngưng trệ vì dịch bệnh, nhưng đất nước vẫn một khí thế tiến bước về phía trước.

Sự thành công bước đầu của cuộc chiến đấu chống đại dịch Covid-19 đã và đang chứng minh thêm một lần nữa về vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong việc dẫn dắt Nhân dân chiến đấu chống lại kẻ thù giấu mặt. Đặc biệt đã không để ai ở lại phía sau.

Hãy nhìn vào những dòng người Việt trở về đất Việt trong đại dịch Covid-19. Hãy nghe những lời nói “Cảm ơn Việt Nam” từ chính những bệnh nhân người nước ngoài sau khi được chữa trị, được chăm sóc ở các khu cách ly tập trung; Hãy lắng nghe thế giới ca ngợi Việt Nam về phương pháp, cũng như kết quả kiểm soát dịch bệnh.

Có lẽ, dấu ấn nổi bật nhất trong và sau đại dịch Covid-19 là niềm tin của Nhân dân vào Đảng, vào Chính phủ. Những gì mà Đảng, Chính phủ Việt Nam đã và đang làm đã khẳng định tính ưu việt, nhân văn của Xã hội chủ nghĩa mà ở đó vai trò dẫn dắt của Đảng được phát huy tối đa; xoá tan đi những luận điệu xuyên tạc vu khống của những thế lực thù địch, những kẻ cực đoan đâu đó vẫn tồn tại; Đại dịch cũng đã đổi thay những quan điểm, xoá tan những nhận thức mù mờ của rất nhiều người.

Đại dịch rồi cũng sẽ qua đi, nhưng tôi tin niềm tin sẽ ở lại, rằng: Có một Việt Nam như thế, có một dân tộc như thế, có một nền văn hóa như thế: Mộc mạc, khiêm nhường, chịu khó và nhân hậu - Đó chính là tính cách sẽ đưa dân tộc này vượt qua những tháng ngày đầy khó khăn, thử thách của đại dịch toàn cầu Covid-19. Chưa bao giờ như bây giờ, chúng ta đang tạo ra một khối thống nhất, cùng nhau hòa trong cái ta rộng lớn của toàn dân tộc để làm nên sức mạnh Việt Nam - tinh thần Việt Nam.

Tin khác

Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ

Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ

(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.

Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dàm làm: Cần thêm những đòn bẩy pháp lý mạnh

Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dàm làm: Cần thêm những đòn bẩy pháp lý mạnh

(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.

Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận  số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.

Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.

Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.