Sức sống Diên Hồng

Thứ năm, 12/11/2020 09:01 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV là dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm và xây dựng.

Những ngày qua, từ những diễn biến từ Hội trường Diên Hồng, có thể thấy rõ kỳ họp thứ 10 thực sự không chỉ là một kỳ họp sôi nổi, dân chủ, thẳng thắn và trách nhiệm như nhận xét của Chủ tịch Quộc hội mà còn là kỳ họp giàu sức sống, mang đậm hơi thở cuộc sống, bàn từ nải chuối buồng cau tới kế hoạch phục sinh rừng, sống chung với Covid-19,…

1. Ngày 10/11, phát biểu kết thúc phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết: Sau 2 ngày rưỡi làm việc nghiêm túc và trách nhiệm, với tinh thần tiếp tục đổi mới, Quốc hội đã hoàn thành phiên chất vấn và trả lời chất vấn, tổng cộng đã có 122 lượt đại biểu Quốc hội chất vấn, có 6 đại biểu chất vấn 2 lần, 41 lượt đại biểu tranh luận.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao đổi cùng các đại biểu bên hành lang hội trường Diên Hồng. Ảnh. Quochoi.vn

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao đổi cùng các đại biểu bên hành lang hội trường Diên Hồng. Ảnh. Quochoi.vn

Các thành viên Chính phủ, trong đó có 3 Phó Thủ tướng Chính phủ và 15 Bộ trưởng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã trực tiếp trả lời chất vấn về các vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý, điều hành của mình.

“Việc chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp thể hiện tinh thần trách nhiệm của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội trong việc theo dõi, giám sát đến cùng những nội dung được cử tri và nhân dân quan tâm, mà đã được Quốc hội giám sát ra nghị quyết yêu cầu thực hiện”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội nhận xét, phiên chất vấn đã diễn ra trong không khí dân chủ, thẳng thắn và trách nhiệm, có sự trao đổi, tranh luận sôi nổi để làm rõ thêm những vấn đề mà đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm.

Theo đó, các đại biểu Quốc hội đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, nghiên cứu kỹ các báo cáo, đặt câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng và đi thẳng vào nội dung chất vấn.

Các thành viên Chính phủ, các vị trưởng ngành cơ bản đã trả lời rõ, thẳng thắn về kết quả đạt được; về những hạn chế, yếu kém, chỉ rõ nguyên nhân, nhận trách nhiệm và có giải pháp cụ thể để khắc phục trong tương lai.

Chủ tịch Quốc hội đánh giá chung: “Có thể khẳng định rằng, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp này đã thành công tốt đẹp, tinh thần chung của phiên chất vấn đó là dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm và xây dựng”.

Đại biểu Ksor H’Bơ Khăp

Đại biểu Ksor H’Bơ Khăp "gây bão" nghị trường khi chất vấn các bộ trưởng về bảo vệ rừng, thủy điện và điện mặt trời. Ảnh. TPO

2.  Thực sự, những gì diễn ra tại Hội trường Diên Hồng những ngày qua đã chứng minh cho những nhận định của Chủ tịch Quốc hội. Đơn cử như Nghị trường đã “nóng” ngay từ đầu phiên chất vấn bằng chất vấn của đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) về việc Hiệu trưởng Đại học Tôn Đức Thắng bị cách chức là trái thẩm quyền theo quy định của Luật Giáo dục đại học Quốc hội vừa thông qua. Trả lời, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã phát biểu dứt khoát về luật, đồng thời khẳng định: Sau khi đoàn công tác của Chính phủ báo cáo kết quả, Chính phủ sẽ công bố kết quả giải quyết cho toàn dân biết.

Tiếp đó, ngày 10/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng lên “ghế nóng” trả lời chất vấn của đại biểu về hàng loạt vấn đề quan trọng.

Về kỳ họp kỳ họp 10, Quốc hội khóa XIV này, không thể không nói tới “cơn bão nghị trường” do đại biểu Ksor H’Bơ Khăp (Gia Lai) tạo ra.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo khắc phục thiên tai, sau đó bày tỏ sự lo lắng và trách nhiệm với người dân vùng lũ tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV. Ảnh. VGP

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo khắc phục thiên tai, sau đó bày tỏ sự lo lắng và trách nhiệm với người dân vùng lũ tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV. Ảnh. VGP

Trước trình bày của các Bộ trưởng về tỷ lệ che phủ rừng, phát triển thủy điện và bảo vệ môi trường ở các dự án điện mặt trời, đại biểu Ksor H’Bơ Khăp đã hỏi Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường: “Làm gì có chuyện rừng tự nhiên lại tăng như Bộ trưởng nói”; hỏi Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh: “Sau này pin (dự án điện mặt trời) đó dùng để nướng bò một nắng hay sao?”; hỏi Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà: “Vậy thời gian tới Bộ trưởng vẫn tiếp tục ủng hộ xây dựng, phát triển thủy điện nhỏ đúng không?”;…

Câu trả lời của Bộ trưởng TN&MT sau đó phần nào giải đáp được tất cả các câu hỏi mà đại biểu Ksor H’Bơ Khăp đặt ra: “Tôi nghĩ rừng còn quan trọng hơn cả trời!” Tiếp đó, Bộ trưởng Hà cam kết sẽ cùng Bộ NN&PTNT rà soát, siết chặt chuyển đổi rừng và “phải phục hồi lại rừng đúng với bản chất rừng tự nhiên”

Cũng tại kỳ họp lần này, đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) làm “nóng” nghị trường với nhận định “nếu chấp nhận bộ sách như một lốp xe đầy chắp vá, tiếp tục vận hành là thái độ thỏa hiệp rất nguy hại, xem nhẹ giá trị nhân văn, trong sáng của tiếng Việt...” khi nói về sai sót của sách giáo khoa lớp 1.

Trước đó, cũng về giáo dục, đại biểu Hiền từng yêu cầu Bộ trưởng GD&ĐT giải thích về dự thảo quy định sinh viên bán dâm không quá 4 lần, cho rằng nó đi ngược lại mục tiêu truyền thụ nhân cách. “Trước năng lượng tiêu cực của xã hội trong thời gian qua mà Bộ GD&ĐT mang đến, tôi vô cùng lo lắng”, là phát ngôn gây chấn động của nữ đại biểu Phú Yên năm 2018.

Năng lượng tiêu cực mà ngành giáo dục, tài nguyên, nông nghiệp, công thương,... gieo vào xã hội là có. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng các bộ trưởng, trưởng ngành đang ngày càng thẳng thắn, cầu thị.

3. Quan sát kỳ họp, không chỉ đại biểu, mà người dân còn đồng tình rằng dấu ấn lớn và xuyên suốt của kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV này thuộc về chính Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, khi bà đã điều phối, thúc đẩy, nhắc, “nắn” cả đại biểu và người trả lời chất vấn một cách uyển chuyển, linh hoạt, trách nhiệm và khoa học.

Về nội dung chất vấn- trả lời chất vấn tại kỳ họp lần này, theo đại biểu Mai Sỹ Diến (Thanh Hóa), nhiều chất vấn mang được hơi thở, đòi hỏi của cuộc sống vào nghị trường, phản ánh được tâm tư và nguyện vọng của cử tri... Bên cạnh đó, những vấn đề nóng của cuộc sống cũng được các thành viên Chính phủ trả lời thẳng thắn, mạch lạc, nắm vấn đề, không né tránh và có giải pháp khắc phục… “Tôi cũng cảm nhận rõ sự lo lắng và trách nhiệm đến đời sống của người dân trong phần trả lời của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng sau khi trực tiếp đi chỉ đạo và khắc phục thiên tai ở miền Trung; sự trăn trở của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khi nói về giáo dục nước nhà”, ông Mai Sỹ Diến phát biểu.

Về thành công, ý nghĩa của kỳ họp, theo Chủ tịch Quốc hội, kết quả phiên chất vấn sẽ là cầu nối giữa 2 khóa Quốc hội XIV và XV, chuyển tải những nỗ lực, trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành trong công tác chỉ đạo, điều hành và trách nhiệm của các đại biểu trong theo dõi, giám sát…

Quang cảnh kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XIV do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân điều hành. Ảnh. Quochoi.vn

Quang cảnh kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XIV do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân điều hành. Ảnh. Quochoi.vn

Dù còn những nuối tiếc, rằng tại kỳ họp có vai trò cầu nối này, các bộ, ngành đã chưa thống kê được con số bao nhiêu đồi, mặt sông, cửa biển bị cạo trọc, lấn lấp làm dự án, bao nhiêu rừng tự nhiên bị chuyển đổi để phát triển công nghiệp, thủy điện; chưa nhìn nhận trực diện rằng khi sách giáo khoa sai sót, thiếu nhân bản sẽ gây hệ lụy khôn lường với thế hệ trẻ;…

Nhưng, với những hiệu ứng từ nghị trường, lan tỏa ra xã hội, đây rõ ràng là một kỳ họp mà quyền lực của Quốc hội, của các đại biểu dân cử được nêu cao, mỗi chất vấn đều là những trăn trở với đời sống, với thời cuộc mà đại biểu thay dân gửi gắm.

Kiên Giang

Tin mới

Mỹ hủy bỏ thị thực với công dân Nam Sudan sau khi bị từ chối tiếp nhận người nhập cư

Mỹ hủy bỏ thị thực với công dân Nam Sudan sau khi bị từ chối tiếp nhận người nhập cư

(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.

Thế giới 24h
Những cách để giữ xe mát, tránh bị sốc nhiệt trong mùa hè

Những cách để giữ xe mát, tránh bị sốc nhiệt trong mùa hè

(CLO) Nhiệt độ trong xe hơi có thể vượt ngưỡng 60°C giữa mùa hè, nhưng chỉ với vài mẹo đơn giản, bạn hoàn toàn có thể xóa tan sức nóng.

Xe
Vì sao Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào mùng 10 tháng 3 Âm lịch?

Vì sao Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào mùng 10 tháng 3 Âm lịch?

(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.

Đời sống văn hóa
Bảo hộ bằng thuế quan và những bài học của một số quốc gia

Bảo hộ bằng thuế quan và những bài học của một số quốc gia

(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?

Tiêu điểm Quốc tế
CPI quý I/2025 tăng 3,22%, giá thịt lợn tăng mạnh

CPI quý I/2025 tăng 3,22%, giá thịt lợn tăng mạnh

(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.

Kinh tế vĩ mô
Phụ nữ Hà Tĩnh gói bánh chưng dâng Quốc Tổ Hùng Vương, lan tỏa giá trị truyền thống

Phụ nữ Hà Tĩnh gói bánh chưng dâng Quốc Tổ Hùng Vương, lan tỏa giá trị truyền thống

(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.

Đời sống văn hóa
Lục địa nào của Trái đất di chuyển nhanh nhất? Và nó di chuyển về đâu?

Lục địa nào của Trái đất di chuyển nhanh nhất? Và nó di chuyển về đâu?

(CLO) Tất cả các mảng kiến tạo trên Trái đất đều không ngừng chuyển động, tuy nhiên, một số mảng di chuyển nhanh hơn những mảng khác.

Thế giới 24h
Khánh Hòa: Khởi tố đối tượng trong clip tông CSGT rồi bỏ chạy

Khánh Hòa: Khởi tố đối tượng trong clip tông CSGT rồi bỏ chạy

(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lâm Đặng Thanh Quân - người tông CSGT rồi bỏ chạy, về tội "Chống người thi hành công vụ".

Công luận 24H
Meta công bố mô hình AI tiên tiến nhất mang tên Llama 4

Meta công bố mô hình AI tiên tiến nhất mang tên Llama 4

(CLO) Meta vừa công bố phiên bản mới nhất của mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) mang tên Llama 4, bao gồm hai biến thể: Llama 4 Scout và Llama 4 Maverick.

Báo chí - Công nghệ
Mưa làm phức tạp công tác cứu trợ ở Myanmar, số người chết lên tới 3.471

Mưa làm phức tạp công tác cứu trợ ở Myanmar, số người chết lên tới 3.471

(CLO) Mưa lớn đã trút xuống một số khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Myanmar vào cuối tuần, điều này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu trợ và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Thế giới 24h
Có nên đổ dầu vào động cơ nóng không?

Có nên đổ dầu vào động cơ nóng không?

(CLO) Việc đổ thêm dầu khi động cơ đang nóng có thể an toàn, nhưng chỉ khi người dùng hiểu rõ nguyên tắc và rủi ro nhiệt hơn 93°C.

Xe
Chương trình nghệ thuật vì môi trường 'Hoa và rác' đến với khán giả Thủ đô

Chương trình nghệ thuật vì môi trường 'Hoa và rác' đến với khán giả Thủ đô

(CLO) Chương trình nghệ thuật “Hoa và rác” với thông điệp mạnh mẽ về bảo vệ môi trường sẽ lần đầu tiên đến với khán giả Thủ đô.

Đời sống văn hóa
Những quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới

Những quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới

(CLO) Một nghiên cứu đã xếp hạng các quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới, dựa trên nhiều yếu tố như tỷ lệ sở hữu tiền điện tử, việc sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, mức độ phổ biến của thanh toán di động và tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt trong tổng thanh toán.

Thế giới 24h
GDP quý I/2025 cao nhất trong 5 năm qua

GDP quý I/2025 cao nhất trong 5 năm qua

(CLO) GDP quý I/2025 của Việt Nam ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.

Kinh tế vĩ mô
Người Hà Nội vượt hàng chục km đi tảo mộ trong tiết thanh minh

Người Hà Nội vượt hàng chục km đi tảo mộ trong tiết thanh minh

(CLO) Rất đông người dân từ thành phố Hà Nội đã lặn lội hàng chục km, đi về tỉnh Hòa Bình tảo mộ trong những ngày diễn ra dịp tiết thanh minh.

Đời sống
Thị trường toàn cầu lao đao vì thuế quan của Tổng thống Donald Trump

Thị trường toàn cầu lao đao vì thuế quan của Tổng thống Donald Trump

(CLO) Cú sập 6.600 tỷ USD của phố Wall mở màn chuỗi phản ứng dây chuyền, đẩy kinh tế toàn cầu vào vòng xoáy bất định.

Kinh tế vĩ mô
Bình Luận

Tin khác

Mạng xã hội và cơn nghiện thị phi - Khi cảm xúc bị dẫn dắt bởi drama

Mạng xã hội và cơn nghiện thị phi - Khi cảm xúc bị dẫn dắt bởi drama

(CLO) Không còn đơn thuần là giải trí, những phiên livestream bóc phốt, các đoạn clip đấu tố trên mạng xã hội đang thu hút hàng trăm nghìn lượt theo dõi mỗi đêm. Nhiều người trẻ “mắc kẹt” trong những chuỗi drama (lùm xùm) liên miên mà không nhận ra sự lệch chuẩn trong cảm xúc và nhận thức đang âm thầm diễn ra. Khi mạng xã hội trở thành sân khấu thị phi, điều gì sẽ xảy ra với sức khỏe tinh thần và văn hóa tiêu dùng nội dung của cả một thế hệ?

Góc nhìn
Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ

Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ

(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.

Góc nhìn
Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dàm làm: Cần thêm những đòn bẩy pháp lý mạnh

Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dàm làm: Cần thêm những đòn bẩy pháp lý mạnh

(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.

Góc nhìn
Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận  số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.

Góc nhìn
Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.

Góc nhìn
Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.

Góc nhìn
Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.

Góc nhìn
Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.

Góc nhìn
Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.

Góc nhìn
Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.

Góc nhìn