(CLO) Đại dịch dù lớn rồi cũng sẽ qua đi, một bình thường mới sẽ trở lại. Nhưng vết sẹo tâm lý mà suy thoái do ảnh hưởng của đại dịch để lại sẽ là gánh nặng cho tăng trưởng trong tương lai.
Vết sẹo tâm lý do suy thoái để lại....
Khoảng 40 năm trở lại đây, vào tháng 8 hàng năm, các nhà kinh tế học, chủ ngân hàng trung ương và các nhà chức trách Mỹ thường tập trung lại, trong khung cảnh hùng vĩ của dãy núi Teton – Wyoming để cùng nhau thảo luận về những thách thức tiền tệ lớn.
Nhưng năm nay là một ngoại lệ. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, kết qủa của Hội nghị chuyên đề tại Jackson Hole do Ngân hàng Dự trữ Liên Bang Thành phố Kansas tổ chức đã được công khai trực tuyến.
Các thính giả đều hiểu quá rõ về những thiệt hại kinh tế do đại dịch gây ra. Nhưng những vấn đề hóc búa chỉ mới bắt đầu.
Một trong những bài báo được trình bày tại hội nghị cho rằng, Covid-19 có khả năng khiến con người phải thay đổi niềm tin của mình đối với thế giới theo cách khiến cho việc khôi phục lại nền kinh tế đang bị bủa vây vốn đã khó khăn lại càng trở nên phức tạp.
Việc cho rằng một cú sốc kinh tế nghiêm trọng có thể gây ra thiệt hại lâu dài không phải là một nhận định mới.
Kể từ Cuộc Đại suy thoái, các nhà kinh tế học vĩ mô đã hiểu rằng những lần suy thoái sâu có thể đẩy một nền kinh tế vào “bẫy thanh khoản”, nơi lãi suất giảm xuống bằng 0 và các chính sách tiền tệ không thể dễ dàng tạo ra một cú hích kích thích.
Nếu không có một liều thuốc kích thích tài khóa mạnh mẽ, nền kinh tế sẽ bị nhấn chìm trong khủng hoảng.
Hoặc một cuộc suy thoái tàn khốc có thể gây ra tính “trễ” trong thị trường lao động, khiến tỉ lệ thất nghiệp gia tăng kéo dài.
Những người thất nghiệp trong thời gian dài có thể mất kết nối với thị trường lao động sâu sắc đến mức, do kỹ năng và động lực đều đã bị mài mòn, kể cả khi nhu cầu trở lại, họ vẫn chật vật trong chuyện tìm việc.
Vào những năm 1980, Olivier Blanchard từ Viện Công nghệ Massachusetts và Lawrence Summers của Đại học Harvard lập luận rằng điều này giải thích tại sao tỷ lệ thất nghiệp ở châu Âu cao hơn nhiều so với tại Mỹ.
Cả 2 tàn dư này đều có thể làm trì trệ nền kinh tế khi bước ra khỏi bóng tối của đại dịch.
Tuy vậy, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng các giai đoạn kinh tế đầy đau thương có thể tạo ra lực cản tăng trưởng chỉ đơn giản bằng cách làm lung lay niềm tin của con người về tương lại.
Một ví dụ về việc này, Ulrike Malmendier của Đại học California, Berkeley và Leslie Sheng Shen của Cục Dự trữ Liên bang đã nghiên cứu các mô hình tiêu dùng hậu suy thoái và nhận thấy rằng, các giai đoạn kinh tế khó khăn và tình trạng thất nghiệp có xu hướng làm giảm tiêu dùng, thậm chí ngay cả sau khi thu nhập và các biến số khác đã được kiểm soát.
Người tiêu dùng không chỉ chi tiêu ít hơn mà còn có xu hướng chọn những mặt hàng chất lượng thấp hơn hoặc được giảm giá.
Người trẻ tuổi là nhóm đặc biệt bị ảnh hưởng, có khả năng kéo dài tác động suy giảm lên nền kinh tế.
Không nghi ngờ gì về việc đại dịch là một vết thương kinh tế tiềm tàng.
Trong một nghiên cứu gần đây về 19 tổn thương kinh tế do đại dịch, ngược dòng về thế kỷ thứ 14, Oscar Jordà, Sanjay Singh và Alan Taylor từ Đại học California, Davis, kết luận rằng những đợt bùng phát này đã làm giảm tỷ suất sinh lợi thực tế trong nhiều thập kỷ.
Họ nhận thấy rằng, trung bình, lãi suất giảm trong khoảng 20 năm và không đạt trở lại mức cũ trong 40 năm.
Tác động này được suy đoán có thể phản ánh số người thiệt hại trong những đại dịch ở quá khứ, gây sụt giảm không chỉ trong lực lượng lao động mà còn ở lợi tức của những khoản đầu tư mới rót vốn .
Nhưng đồng thời, họ cho rằng sự gia tăng tiết kiệm của những hộ gia đình quá thận trọng có thể dẫn đến tác động tiêu cực.
... là gánh nặng cho phát triển trong hàng thập kỷ
Công trình nghiên cứu mới thực hiện bởi Julian Kozlowski thuộc Ngân hàng Dự trữ Liên bang St Louis, Laura Veldkamp của Đại học Columbia và Venky Venkateswaran của Đại học New York dự kiến sẽ được trình bày tại hội nghị, cho thấy Covid-19 có thể để lại những vết sẹo kinh tế tương tự.
Theo giải thích của tác giả, các quyết định đầu tư được hình thành từ niềm tin của họ về tương lai.
Cách nhìn nhận rủi ro của họ sau đó còn bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm, cùng sự cộng hưởng của một cú sốc cực kỳ u ám - như Covid-19- thêm vào kho kinh nghiệm đó có thể dẫn tới hàng loạt thay đổi trong niềm tin và sẽ kéo dài suốt cả cuộc đời của họ.
Không nghi ngờ rằng, thậm chí trước khi virus corona phát tán năm nay, một vài người có thể đã nghĩ rằng những đại dịch tàn phá sẽ xảy ra, dựa vào cảnh báo của chuyên gia và nhận thức về lịch sử.
Nhưng những tác hại hữu hình, dai dẳng và nghiêm trọng kéo theo bởi một đại dịch thực sự có thể thông báo cho niềm tin của chúng ta biết về khả năng của một cú sốc tương tự khác theo cách mà những kiến thức trừu tượng không thể làm được.
Các tác giả xây dựng một mô hình nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của tác động niềm tin này lên sự phục hồi sau Covid-19.
Sau cú sốc kinh tế nghiêm trọng đầu tiên do đại dịch gây ra, sản lượng đã khôi phục nhưng không trở lại quỹ đạo tăng trưởng trước đó.
Một phần của tác động đi xuống kéo dài này có thể được giải thích bởi “sự lỗi thời của vốn”: thực tế rằng một số nguồn vốn hiện hữu không còn được sử dụng hiệu quả như trước đây, hoặc hoàn toàn không còn hiệu quả.
Ví dụ như, không gian làm việc có thể được sử dụng ít triệt để hơn, như một cách phòng bệnh.
Nhưng mọi người cũng giảm bớt kỳ vọng của mình về lợi nhuận từ các khoản đầu tư trong tương lai vì cho rằng đại dịch có khả năng cao sẽ xảy ra.
Điều này dẫn tới sự đi xuống trong đầu tư và những hoạt động tương tự khác, cũng như tốc độ tăng trưởng chậm chạp hơn.
Xét về dài hạn, GDP ở mức thấp hơn 4% so với trước khủng hoảng.
Các tác giả tính toán rằng giá trị chiết khấu hiện tại của tốn thất liên qua đế tính lỗi thời của vốn và sự thay đổi niềm tin có thể lớn hơn gấp 10 lần so với phí tổn của cú sốc ban đầu.
Và phần lớn các tổn thất dài hạn đều bắt nguồn từ sự thay đổi lòng tin.
Lí do nào để tin tưởng?
Vết sẹo tâm lý có thể phức tạp hóa những chính sách đối phó với Covid-19 một cách hóa trầm trọng.
Sự gia tăng trong tiết kiệm phòng thân và giảm ham muốn đầu tư sẽ tiếp tục kéo lãi suất đi xuống, trong khi đó mức cực thấp của chúng vốn đang bó hẹp quy mô thúc đẩy kinh tế mà chính sách tiền tệ có thể mang lại.
Và đại dịch không phải là cú sốc suy nhất có khả năng ảnh hưởng đến những niềm tin về rủi ro.
Những nguyên nhân bắt nguồn từ thay đổi khí hậu cũng góp phần.
Chính phủ thực sự đã áp dụng các công cụ nhằm giảm bớt thiệt hại tâm lý do khủng hoảng gây ra.
Chi tiêu cho hàng hóa công cộng như cơ sở hạ tầng có thể giúp ích, bằng cách tăng lãi suất cho các khoản đầu tư tư nhân bổ sung.
Do vậy, đây cũng có thể một tấm lưới bảo vệ kiên cố hơn, thông qua việc hạn chế phí tổn từ những khoản đặt cược kinh tế cá nhân thua lỗ.
Tuy nhiên, việc phục hồi hoàn toàn trước hết cũng có thể đòi hỏi những động thái nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra, cũng như tác hại tiềm tàng của các cú sốc trong tương lai, như là bằng việc chuẩn bị tốt hơn cho đại dịch và các nỗ lực làm chậm lại biến đổi khí hậu.
Bất cứ hoạt động thiếu triệt để nào đều khiến việc phục hồi nền kinh tế trở nên dang dở.
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Để dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra trước ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành giải póng mặt bằng, cũng như nốt các phần còn tồn tại trong thời gian sớm nhất.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Trung Quốc đã phô trương công nghệ quân sự tiên tiến bằng cách trình làng một loạt thiết bị quân sự hiện đại tại triển lãm hàng không lớn nhất đất nước.
(CLO) Một ngày sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép, Ukraine đã bắn tên lửa tầm xa ATACMS vào khu vực Bryansk, nằm cách 379 km về phía tây nam Moscow.
(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil đã ra tuyên bố của các nhà lãnh đạo vào thứ Hai (18/11), kêu gọi "hành động" giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng mà toàn cầu đang phải đối mặt, như xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu và các vấn đề lớn khác.
(CLO) Theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Indonesia, gần 10 triệu người đã rời khỏi tầng lớp trung lưu của nước này kể từ năm 2019 cho đến nay.
(CLO) Trong nhiều năm, con người đã suy ngẫm về viễn cảnh tận thế của thế giới, gồm cả các nhà tiên tri, nhà khoa học vĩ đại cho đến các tổ chức nghiên cứu vũ trụ như NASA. Và không thể không lo lắng khi những nguy cơ mà họ đưa ra đều đang dần hiện hữu.
(CLO) Phó Tổng thống đắc cử JD Vance được coi là ứng cử viên sáng giá nhất để kế nhiệm ông Donald Trump với tư cách là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa vào năm 2028.
(CLO) Trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều lần cam kết sẵn sàng đàm phán với Nga nhằm hạ nhiệt những căng thẳng giữa hai quốc gia. Vậy quan hệ Nga - Mỹ sẽ có những thay đổi đáng kể dưới thời ông Trump tới đây?
(CLO) Có thể khẳng định rằng chưa bao giờ mối quan hệ Việt Nam - Mỹ tốt đẹp như hiện tại. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Vì thế, ngay cả với sự trở lại Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump cùng khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết”, thì bên cạnh những thách thức, một thời cơ lớn cho Việt Nam cũng sẽ được gợi mở.
(CLO) Từ chỗ thất bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 và hứng chịu vô số hậu quả, ông Donald Trump đã trở lại đỉnh cao quyền lực một cách ngoạn mục khi đánh bại bà Kamala Harris trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay.