Tác nghiệp trong mưa lũ: Tuân thủ an toàn để cống hiến và sẻ chia

Thứ năm, 05/11/2020 21:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đối với nhà báo Hoàng An - tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống, truyền tải thông tin đến độc giả chỉ là một phần, điều quan trọng hơn là anh được chia sẻ, được đồng cảm với những mất mát, đau thương mà người dân vùng “tâm lũ” đang phải gánh chịu.

Chuẩn bị kỹ, đảm bảo an toàn để tác nghiệp

Hàng chục nghìn ngôi nhà ở tâm lũ huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình bị nhấn chìm trong biển nước. Để cập nhật thông tin đến bạn đọc kịp thời, phóng viên tác nghiệp trong mùa lũ không chỉ tính đến những tin tức hình ảnh sống động, mà còn phải giữ an toàn cho bản thân.

Đội ngũ nhà báo ở dải đất miền Trung luôn có tâm thế sẵn sàng để tác nghiệp mỗi khi trên địa bàn có thiên tai ập đến. Khi nghe thông tin, có mưa bão sắp đổ bộ tới là những người làm báo bám địa bàn đều sẵn sàng lên đường ghi nhận thực tế. Ngoài theo dõi diễn biến thời tiết thì trang thiết bị cho chuyến đi là thứ đầu tiên được quan tâm. Phóng viên Hoàng An - Tạp chí Nhiếp Ảnh & Đời Sống cho biết: Để chuẩn bị cho chuyến đi ngày mưa lũ bao giờ anh cũng sạc pin điện thoại thật đầy, dùng tiết kiệm, có kết nối 3G, máy tính, máy ảnh, máy quay phim, một chút lương khô để khi cần… và thứ quan trọng hơn cả trong suốt hành trình là áo phao.

Trong 4 ngày (từ 16 đến ngày 20/10/2020), tỉnh Quảng Bình liên tiếp hứng chịu những đợt mưa lớn trên diện rộng. Ở một số địa phương, nước lũ đợt trước chưa kịp xuống thì đã dâng cao trở lại. Điển hình, tại địa bàn huyện Lệ Thủy có khoảng 7.600 nhà bị ngập nước còn các xã: An Thủy, Lộc Thủy, Hồng Thủy, Sơn Thủy, Phong Thủy, Xuân Thủy, Liên Thủy, thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thủy …nhiều nơi có mức ngập hơn 2m.

Phóng viên Hoàng An là người được cơ quan giao nhiệm vụ cập nhật thông tin địa bàn tỉnh Quảng Bình. Thời điểm đó huyện Lệ Thủy - nơi anh sinh sống đang là rốn lũ của tỉnh. Không có máy ảnh chuyên dụng chống được nước, anh phải dùng bao ni lông quấn chặt băng keo dán để tránh nước mưa làm ướt. Do bọc kín nên máy ảnh chỉ đặt mặc định chế độ auto.

Trong nhiều ngày địa bàn huyện Lệ Thủy có khoảng 7.600 nhà bị ngập nước. Ảnh: Hoàng An

Trong nhiều ngày địa bàn huyện Lệ Thủy có khoảng 7.600 nhà bị ngập nước. Ảnh: Hoàng An

Anh Hoàng An nhớ lại: Phần lớn quá trình tác nghiệp mùa lũ, tôi may mắn được đi nhờ ca nô đoàn cứu trợ của công an huyện Lệ Thủy. Nhưng khó khăn nhất lúc đó vẫn nước to sóng lớn, nhiều khi mưa như xối xả, bốn bề là nước mênh mông, ngồi trên ca nô cảm giác tròng trành, khó có thể đứng dậy để chụp hình…

Là phóng viên ảnh, anh Hoàng An luôn lên ý tưởng trước mỗi chuyến đi. Trong đợt mưa lũ lần này anh mong muốn có được những hình ảnh về được thân phận con người trong lũ, hoặc sự dũng cảm cứu người trong lũ, tình yêu con người với con người trong lũ…Tuy nhiên, ý tưởng là như vậy nhưng “ra trận” lại không nằm trong kịch bản tư duy của anh vì sự việc xảy ra không như mình suy nghĩ…

Trong mưa lớn, thấy ca nô của đội cứu trợ, nhiều hộ dân gọi lớn nhờ cứu giúp. “Cảm động nhất là các gia đình thiếu đói, dầm mình dưới nước lạnh ngắt để nhận hàng cứu chợ, hay nhiều hộ dỡ mái ngói để trèo lên nóc nhà giơ hai tay vẫy xin cứu trợ. Một cảnh gia đình có con nhỏ mắc kẹt ở thôn An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, khi đó tôi quên mất phải tác nghiệp mà cố gắng cùng các chiến sỹ hỗ trợ người dân đến nơi sơ tán” anh Hoàng An cho biết.

Đội trưởng Đội CSGT Công an huyện Lệ Thủy hỗ trợ người dân sơ tán. Ảnh: Hoàng An

Đội trưởng Đội CSGT Công an huyện Lệ Thủy hỗ trợ người dân sơ tán. Ảnh: Hoàng An

Không thể làm tin ngay, chỉ khi đến cuối ngày trở về trung tâm huyện anh mới sản xuất tin, bài, chùm ảnh chuyển tải về tòa soạn. Đối với anh Hoàng An, truyền tải thông tin đến độc giả chỉ là một phần, điều quan trọng hơn là anh được chia sẻ, được đồng cảm với những mất mát, đau thương mà người dân vùng “tâm lũ” đang phải gánh chịu.

Lan tỏa tình đồng bào trong mùa lũ

Mỗi ngày tác nghiệp trong vùng lũ là mỗi kỷ niệm mà phóng viên Hoàng An không bao giờ quên, đó là câu chuyện về tình quân dân, về tình đồng bào. Trong ngày mưa bão thứ 2, anh đi cùng ca nô của đồng chí Trương Hồng Phong, Đội trưởng Đội CSGT Công an huyện Lệ Thủy, đi phát lương thực cho bà con.

Cả ngày lênh đênh trên mặt nước, ai cũng ngấm nước mưa và mệt lả, trời sắp tối. Trên đường về vẫn thấy bà con leo lên nóc nhà ra hiệu xin cứu hộ, thương bà con, các thành viên trong đoàn điều khiển ca nô tiếp cận từng gia đình để tiếp tế lương thực…

Gần 8h tối anh chia tay đoàn cứu trợ, trở về nhà để cập nhật thông tin, gửi hình ảnh cho tòa soạn, nhưng không may toàn bộ nơi anh ở cũng đều ngập sâu. Không điện, không thức ăn, không thể ngủ lại, ngay sau đó anh đã lội nước đến bệnh viện huyện Lệ Thủy xin tá túc, lội được một đoạn thì nước quá sâu, sóng to anh tấp vào bên lề đường ôm góc cây chờ cứu hộ. Anh Hoàng An nhớ lại: “May có một thuyền đi ngang qua tôi đã vẫy tay xin đi nhờ đến bệnh viện đa khoa huyện, tầng 1 ngập sau, tôi leo lên cầu thang từng 2, ở đây thấy bà con đến tránh lũ rất đông, trong người tôi lúc này hết sợ và rất mừng vì mình vừa thoát khỏi cảnh nước lũ mênh mông và màn đêm đen kịt…”

Phóng viên Hoàng An - Tạp chí Nhiếp Ảnh & Đời Sống tác nghiệp trong đợt xảy ra cơn bão số 9.

Phóng viên Hoàng An - Tạp chí Nhiếp Ảnh & Đời Sống tác nghiệp trong đợt xảy ra cơn bão số 9.

Tác nghiệp trong mưa lũ, phóng viên buộc phải đi thực tế và bám hiện trường phải đặt sự an toàn cho bản thân mình là trên hết. Mọi thiết bị tác nghiệp phải bao bọc cẩn thận thiết bị máy móc, kiểm tra từng thiết bị, pin, bộ nhớ… Chia sẻ về kinh nghiệm khi tác nghiệp mùa mưa lũ lần này, anh Hoàng An cho rằng: "Tốt hơn hết là nên đi theo đoàn, để mọi người cùng hỗ trợ lẫn nhau. Hạn chế sử dụng thuyền chèo tay, liên hệ đi ca nô, xuồng máy mới an toàn và đến được các nơi nguy hiểm nhất vậy mới có thông tin hấp dẫn, ảnh độc và lạ,…"

Giống như nhiều người con miền Trung khác, phóng viên Hoàng An sinh ra và lớn lên trên dải đất Quảng Bình nên anh luôn muốn làm gì đó cho quê hương mỗi lúc gặp nguy cấp, mong muốn có cơ hội để chia sẻ với những mảnh đời trong mưa lũ. Bằng những bài viết, những bức ảnh anh muốn tôn lên tinh thần tương thân tương ái và để rồi tiếp tục lan tỏa nghĩa tình đồng bào yêu thương đùm bọc trong mùa lũ.

Nguyên Phong

Tin khác

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo
Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

(CLO) Sáng 26/4, tại TP. Sơn La, tỉnh Sơn La, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt đã tổ chức Lễ tri ân kỷ niệm 40 năm Báo Nông thôn Ngày Nay xuất bản số báo đầu tiên (7/5/1984 - 7/5/2024).

Nghề báo