Tác nghiệp trong tâm dịch Đà Nẵng: Chưa bao giờ là dễ dàng!

Thứ sáu, 07/08/2020 17:04 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tác nghiệp mùa dịch chưa bao giờ là thử thách dễ dàng với mọi phóng viên, nhưng đối nữ phóng viên Diệu Bình - Báo Dân Việt đây cũng là cơ hội để thể hiện sự năng động, cống hiến và tích lũy thêm nhiều kiến thức kinh nghiệm quý giá trong quá trình làm báo.

Tác nghiệp lúc 0h, hoàn thành tin bài lúc 2h đến 3h sáng

Giống như nhiều cơ quan báo chí chí khác, Báo điện tử Dân Việt trong thời gian qua đã phản ánh kịp thời, khách quan, chân thực, đi thẳng vào những vấn đề mà bạn đọc quan tâm trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Đặc biệt những ca nhiễm đầu tiên tại thành phố Đà Nẵng đều được ghi nhận và thông tin kịp thời.

Các thông tin chính xác được đăng tải sớm không chỉ góp phần nâng cao chất lượng, độ tin cậy của thông tin mà còn giúp tăng sự quan tâm của bạn đọc góp phần đẩy lùi những thông tin thiếu chính xác, tin giả, gây hoang mang dư luận và người dân.

Phóng viên Diệu Bình được phân công theo dõi thông tin các vấn đề thời sự cho báo điện tử Dân Việt – văn phòng Đà Nẵng. Chị luôn mong muốn đưa thông tin, vấn đề nóng đến độc giả một cách sớm nhất, nên ngay từ những ngày đầu xảy ra bệnh nhân bị nghi nhiễm Covid-19 nữ phóng viên Diệu Bình đã lên đường tác nghiệp. Được cơ quan quán triệt về điều kiện đảm bảo an toàn nên trong túi chị mang theo bao giờ cũng có đủ khẩu trang, nước sát khuẩn, quần áo bảo hộ để vào những khu vực được phép tác nghiệp.

Trong đợt dịch này, nữ phóng viên Diệu Bình không ít lần cùng các đồng nghiệp tác nghiệp lúc 0h.

Trong đợt dịch này, nữ phóng viên Diệu Bình không ít lần cùng các đồng nghiệp tác nghiệp lúc 0h.

Diệu Bình chia sẻ, “những ngày đầu tiên khi có ca nhiễm, tôi thường tác nghiệp đến 0h và xong việc vào lúc 2 đến 3h sáng hoàn thiện các tin bài, tuy nhiên hơn 1 tuần sau đó thì tôi kết thúc công việc sớm hơn, vào khoảng 9 đến 10h tối”.

Để tin tức hình ảnh được kịp thời và có sớm gửi tòa soạn nhanh nhất Diệu Bình thường độc lập tác nghiệp, là văn phòng thường trú nên trong cơ quan không đủ người, buộc phải tự chủ động mọi thứ trong việc nắm bắt thông tin.

“Tôi đi một sự kiện nào đó thì sẽ làm tất cả mọi việc, từ chụp ảnh, quay video, xây dựng video và làm tin bài phóng sự gửi về tòa soạn. Là phóng viên thời sự nên bắt buộc phải viết được nhiều đề tài, lĩnh vực và nhiều loại hình báo chí khác nhau, tôi nghĩ dù ở thể loại báo chí nào cũng cố gắng làm hết sức mình để truyền đạt đến độc giả một cách chân thật nhất” nữ phóng viên Diệu Bình thông tin thêm.

Luôn nắm bắt thông tin từ các cơ quan y tế, trên các mạng xã hội hay từ đồng nghiệp nếu có ca bệnh xảy ra ở gần hiện trường Diệu Bình sẽ trang bị đầy đủ bảo hộ để lên đường điểm nóng đó để tác nghiệp. Đối với sự kiện đã xảy ra rồi muốn lấy thông chị thường sẽ gọi điện cho cơ sở y tế hay người đứng đầu địa phương, cơ sở đó để có thông tin một cách chính xác nhất.

Nữ phóng viên Diệu Bình báo điện tử Dân Việt luôn đảm bảo các điều kiện an toàn để tác nghiệp.

Nữ phóng viên Diệu Bình báo điện tử Dân Việt luôn đảm bảo các điều kiện an toàn để tác nghiệp.

Diệu Bình chia sẻ “Để có thông tin về các ca nhiễm tôi không lấy thông tin ở bất kỳ một nơi nào khác mà thường liên hệ trực tiếp với lãnh đạo cơ sở y tế, nhưng do dịch bệnh xảy ra liên tiếp lãnh đạo các cơ sở y tế sẽ không có nhiều thời gian để trả lời, tôi lựa chọn phương án gộp các câu hỏi, chỉ gọi điện trong một lần trong ngày, tránh việc làm phiền đến công việc của các y bác sỹ”.

Trong lần xảy ra ca nhiễm đầu tiên tại Đà Nẵng, cũng giống như bao phóng viên khác, Diệu Bình có đến khu vực gần nhà người dân nghi nhiễm để lấy thông tin hình ảnh cũng như công tác khoang vùng, khử khuẩn. Thời điểm đó toàn bộ thành phố chưa phong tỏa hay cách ly nên mọi người trao đổi với nhau, giao tiếp vẫn chưa phòng bị, sau đó nhiều phóng viên mới thấy rằng an toàn khi tác nghiệp là điều quan trọng đầu tiên.

Hay khi ca bệnh tại bệnh viện Đà Nẵng xuất hiện nhiều phóng viên được tự do tác nghiệp ở khu vực này, bệnh viện chưa được phong tỏa nên mọi người đều ra vào bình thường. Điều lo ngại hơn là Bệnh viện Đà Nẵng trở thành ổ dịch. Chính vì đều này nên trong quá trình tác nghiệp sau đó Diệu Bình và nhiều phóng viên khác bảo nhau cùng trang bị đầy đủ bảo hộ, khử khuẩn thường xuyên đồng thời tránh tiếp xúc với nhiều người.

Lan tỏa những tấm lòng “tương thân, tương ái” trong mùa dịch

Tại thôn Lệ Sơn Nam (xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) đây là địa phương đầu tiên ghi nhận 3 ca dương tính Covid-19. Thời gian phong toả bắt đầu từ 18h ngày 2/8. Để tác nghiệp ở đây, nữ phóng viên Diệu Bình đã chuẩn bị sẵn các đồ bảo hộ  do cơ quan cấp, gồm quần áo bảo hộ, bọc giầy, gang tay y tế, khẩu trang, mũ…mọi thứ đều chu đáo sau đó mới xin lực lượng chức năng ở khu vực này vào tác nghiệp.

Một trong những bức ảnh

Một trong những bức ảnh "Bên trong khu vực bị phong tỏa vì có 3 ca dương tính Covid-19 tại Đà Nẵng" của phóng viên Diệu Bình.

Trong khu vực này chị cũng hạn chế tiếp xúc với bất kỳ người hay đồ vật nào, sau khi tác nghiệp xong các lực lượng chức năng phun thuốc sát khuẩn lên người và một số dụng cụ tác nghiệp mới đi ra khỏi khu vực này.

Nhìn nhận cả quá trình tác nghiệp trong đợt dịch này, chạy theo tin tức thời sự, nữ phóng viên Diệu Bình gần như đi quên những vất vả, vì mới ra trường nên chị cảm nhận được rằng đây là cơ hội để được rèn luyện về khả năng viết tin bài một cách đầy đủ chính xác. Có cơ hội học hỏi ở nhiều anh chị phóng viên thế hệ đi trước, họ có nhiều kinh nghiệm tác nghiệp trong mùa dịch.

Diệu Bình tâm sự: “Khi ở trong nhà trường tôi không được học những tình huống tác nghiệp như thực tế bây giờ, sự hỗ trợ hướng dẫn của các đồng nghiệp là rất cần thiết, vì như vậy ở mọi sự kiện tôi sẽ không bị “ngợp” mà hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”.

Nữ phóng viên luôn nhận được sự hỗ trợ hướng dẫn của các đồng nghiệp.

Nữ phóng viên luôn nhận được sự hỗ trợ hướng dẫn của các đồng nghiệp.

Đưa hết thông tin về các điểm “nóng” thời gian này, Diệu Bình tập trung viết các bài phản ánh về cuộc sống khó khăn của người dân trong mùa dịch, đưa tin về những tấm lòng hảo tâm đã đóng góp cho công tác phòng chống dịch bệnh ở đây.

Chị chia sẻ: "Chủ yếu tuyên truyền về tinh thần tương thân tương ái, những tấm lòng nhân ái, sẻ chia trong khi dịch bùng phát, đó là những chủ nhà miễn, giảm tiền thuê trọ giữa mùa dịch, đó là những suất cơm nghĩa tình, những chiến sỹ công an, quân đội làm việc lúc 0h, hay y bác sỹ xa gia đình làm nhiệm vụ trong suốt nhiều ngày…".

Phóng viên tác nghiệp ở tâm dịch Đà Nẵng khó khăn rất nhiều lần vì dịch bùng phát ở nhiều nơi, nguy cơ lây lan ở bất kỳ đâu, bất kì thời điểm nào. Giống như nhiều phóng viên khác, phóng viên Diệu Bình ít khi trở về nhà mà thường trực tin ở khu vực trước bệnh viện, cơ sở y tế. Tất cả các hàng quán đều đóng cửa nên lựa chọn vẫn là ở vỉa hè hay nhờ ở lều chống dịch của các lực lượng chức năng. Về cơ quan hay về nhà sẽ mất nhiều thời gian để di chuyển đến khi có sự kiện xảy ra.

Đà Nẵng là thành phố du lịch, thành phố đáng sống, con người ở đây hiền lành, mộc mạc và mỗi khi khó khăn tinh thần đoàn kết, sẻ chia của người dân được phát huy hơn bao giờ hết. Lúc này mỗi người dân trở thành một chiến sỹ, chiến đấu trên mặt trận chống dịch.

Trọn một niềm tin vào ngày chiến thắng đại dịch, (ảnh Diệu Bình tác nghiệp lúc 0h).

Trọn một niềm tin vào ngày chiến thắng đại dịch, (ảnh Diệu Bình tác nghiệp lúc 0h).

Vượt qua những khó khăn của người nữ phóng viên, Diệu Bình cũng mong muốn sẽ đóng góp một phần nhỏ bé của mình trong cuộc chiến, bằng những bài báo, mỗi phóng sự chị khơi gợi thêm tinh thần đoàn kết dân tộc, niềm tự hào của dân tộc. Và hi vọng, người dân Đà Nẵng cùng với người dân cả nước sớm chiến thắng dịch bệnh để cuộc sống lại trở về thường nhật bình yên, an toàn.

Lê Tâm

Tin khác

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO

(CLO) Chiều ngày 25/4, nhằm Triển khai Kế hoạch công tác năm 2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024.

Nghề báo
Giải thưởng Báo chí TTXVN 2023: Ghi nhận sự cống hiến, tâm huyết với nghề

Giải thưởng Báo chí TTXVN 2023: Ghi nhận sự cống hiến, tâm huyết với nghề

(CLO) Chiều 25/4, Lễ trao Giải thưởng Báo chí Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) năm 2023 đã diễn ra tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia (số 5 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). 

Nghề báo
Tạp chí Thanh niên phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận”

Tạp chí Thanh niên phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận”

(CLO) Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

Nghề báo
Báo Quân đội nhân dân tổ chức Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ  2024”

Báo Quân đội nhân dân tổ chức Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024”

(CLO) Cuộc đua xe đạp lần thứ 5 “Về Điện Biên Phủ năm 2024 - Cúp Báo Quân đội nhân dân” sẽ diễn ra từ ngày 1 đến 5/5 trên tổng lộ trình 525 km từ Thủ đô Hà Nội tới thành phố Điện Biên Phủ.

Nghề báo
Báo Nhà báo & Công luận trao học bổng cho sinh viên: Tạo động lực, tiếp lửa ước mơ…

Báo Nhà báo & Công luận trao học bổng cho sinh viên: Tạo động lực, tiếp lửa ước mơ…

(CLO) Ngày 25/4/2024, Đoàn công tác Báo Nhà báo & Công luận do nhà báo Lê Trần Nguyên Huy - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Q. Tổng biên tập báo Nhà báo & Công luận làm trưởng đoàn đã đến thăm và trao học bổng cho sinh viên có thành tích học tập cao, sinh viên nghèo vượt khó tại Viện Đào tạo Báo chí và truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn; Khoa Viết Văn – Báo chí, Đại học Văn hóa và Học viện báo chí và Tuyên truyền.

Nghề báo