Tài chính khủng hoảng, Venezuela xuất khẩu đồng nát để thu ngoại tệ

Chủ nhật, 03/04/2022 06:25 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ở ngoại ô thị trấn cảng Guanta, Venezuela, hàng trăm xe tải xếp hàng mỗi ngày để bốc dỡ hàng tấn sắt vụn, một nỗ lực của Chính phủ nhằm biến rác thải thành nguồn ngoại tệ.

Tháo dỡ nhà máy thành sắt vụn để xuất khẩu, thu ngoại tệ

Hoạt động thu gom và mua bán phế liệu bùng nổ do nhu cầu tài chính của chính quyền Tổng thống Nicolas Maduro. Chủ yếu bởi sản lượng dầu thấp do nhiều năm đầu tư ít vào ngành công nghiệp này và những trở ngại trong việc bán mặt hàng xuất khẩu sinh lợi nhất của đất nước do lệnh trừng phạt của Mỹ.

Douglas Lugo, một tài xế xe tải ở ngoại ô Guanta, người từng làm việc trong ngành dầu mỏ trước khi chuyển sang vận chuyển phế liệu cho biết: “Venezuela sẽ trở nên sạch hơn vì họ đang loại bỏ tất cả phế liệu”. Chiếc xe tải của anh chất đầy đồng nát như tấm kim loại, các bộ phận của xe và những tấm cửa gỉ sét.

tai chinh khung hoang venezuela xuat khau dong nat de thu ngoai te hinh 1

Xe chở sắt vụn chờ bên ngoài một trung tâm thu gom phế liệu ở Guanta, Venezuela. (Nguồn: Reuters/William Urdaneta).

Dưới áp lực từ các lệnh trừng phạt của Washington, Chính phủ của Tổng thống Maduro đã và đang tìm hiểu một loạt các lựa chọn về doanh thu. Mặc dù trước đây phế liệu được bán ra nước ngoài với số lượng rất thấp, giờ đây, các công ty tư nhân đã tăng cường nỗ lực xuất khẩu phế liệu bắt đầu từ giữa năm 2020.

Năm 2021, Maduro chỉ định phế liệu là "chiến lược" và dọn đường cho bất kỳ thặng dư nào được xuất khẩu. Ông nói rằng cần phải "biến nó thành ngoại tệ ... để tận dụng mọi nguồn lực cuối cùng có được".

Trong 8 năm hỗn loạn kinh tế ở Venezuela, các biện pháp kiểm soát của nhà nước đã ngày càng làm chậm lại các ngành công nghiệp như sản xuất và xây dựng, trong khi việc quản lý yếu kém và đầu tư kém đã làm tổn hại đến lĩnh vực dầu mỏ của nước này.

Các công ty quốc doanh và công ty tư nhân ngày càng có xu hướng bán những nhà máy, thiết bị và máy móc lạc hậu làm phế liệu. Các công tố viên cho biết, trong khi nhà nước đứng sau một số hoạt động như vậy, các công nhân và những người khác cũng đã ăn cắp thiết bị để bán kiếm lời riêng.

Công ty dầu khí quốc doanh PDVSA và các công ty nhà nước khác nằm trong số những đơn vị bán phế liệu khi các dự án mới bị đình trệ và máy móc đã cũ. Thông tin này được khoảng 15 nguồn tin giấu tên cho biết, trong đó bao gồm doanh nhân thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, hãng vận tải, công nhân và quan chức Chính phủ.

Trộm cắp… đồng nát để bán kiếm lời riêng

Việc tháo dỡ thiết bị và xuất khẩu chúng vẫn chưa được cơ quan chức năng xác nhận. Các bên truyền thông và sản xuất đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Tuy nhiên, hồ sơ tại cảng cho thấy phế liệu của Venezuela đang được xuất khẩu sang các nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Đài Loan.

tai chinh khung hoang venezuela xuat khau dong nat de thu ngoai te hinh 2

Xe tải chở sắt vụn đứng xếp hàng để dỡ hàng tại một trung tâm thu gom phế liệu. (Nguồn: Reuters/William Urdaneta).

Mặc dù Tổng công ty nhà nước Ezequiel Zamora quản lý phần lớn phế liệu tại các cảng của Venezuela, nhưng họ đã ký hợp đồng hoặc "quan hệ đối tác" với các công ty tư nhân để xuất khẩu, do đó lách được các lệnh trừng phạt của Mỹ rằng cấm các công ty nhà nước của Venezuela giao dịch ở nước ngoài, theo một tài liệu và hai nguồn tin giấu tên.

Hai nguồn tin được phỏng vấn nói với Reuters rằng các công ty thanh toán cho Zamora bằng ngoại tệ, tiền mặt, sau đó thu xếp để xuất khẩu phế liệu. Zamora đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Khoảng 25 công ty đã chính thức được phép vận chuyển và bán sắt vụn, theo một tài liệu khác được Reuters đưa tin.

Trong cả năm 2021, 45.500 tấn sắt, thép và đồng phế liệu trị giá 55 triệu USD đã được xuất khẩu từ hai trong số các cảng chính của Venezuela, theo số liệu từ Import Genius, một công ty tư vấn thu thập hồ sơ hải quan. Con số này nhiều hơn gấp đôi so với năm trước đó.

Tuy nhiên, không có số liệu thống kê tại các cảng khác. Bolipuertos, công ty quản lý các cảng, đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Công ty địa phương Ecoanalítica cho biết trong một báo cáo vào tháng 2, doanh số bán đồng nát sắt vụn "đã tăng đáng kể trong những tháng khi đại dịch Covid-19 diễn biến nghiêm trọng nhất, khi doanh thu của nhà nước xuống thấp".

Trên thị trường quốc tế, tùy thuộc vào loại phế liệu mà các công ty tư nhân trong nước mua với giá từ 80 - 120 USD/tấn có thể được xuất khẩu với giá 300 - 700 USD/tấn, hai nguồn tin và hai hãng vận tải nói với Reuters.

Một nguồn tin trong lĩnh vực dầu mỏ và hai công nhân đã chứng kiến cách “sơ chế” phế liệu cho biết, ở phía bắc Monagas, một khu vực khai thác dầu mỏ ở phía đông quốc gia Andean, các bồn chứa và đường ống đang được tháo dỡ.

"Không có gì được phục hồi cả, mọi thứ đều được tháo dỡ để bán", một nguồn tin giấu tên cho biết vì sợ bị trả thù.

Một nguồn tin khác cho biết thiết bị đang được tháo dỡ ở các khu vực khai thác dầu mỏ khác như Zulia và Anzoátegui. Không nguồn nào chỉ rõ ai trong PDVSA đang ra lệnh cho những động thái như vậy.

Nhưng với việc buôn bán đồng nát sắt vụn đang bùng nổ, một số vụ mua bán như vậy hoàn toàn là hành vi trộm cắp, theo báo cáo từ cảnh sát và văn phòng công tố viên.

Những người lái xe tải từng làm việc cho các công ty dầu mỏ hoặc than đá nói với Reuters rằng họ ngày càng bị thu hút bởi việc vận chuyển phế liệu vì họ có thể dễ dàng kiếm được gấp 10 lần mức lương tối thiểu hàng tháng của Venezuela là 30 USD.

Antonio Astudillo, người từng vận chuyển thực phẩm từ Brazil đến các bang khác nhau của Venezuela, và kể từ tháng 12 năm ngoái đến nay chuyển sang vận chuyển phế liệu đến Guanta, cho biết: “Mọi người đều đang làm việc liên quan đến sắt vụn. Bạn có thể kiếm tiền từ nó để tồn tại”.

Sơn Tùng (Theo Reuters)

Bình Luận

Tin khác

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

(CLO) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về việc đưa hệ thống KRX vào vận hành ngày 2/5 theo kế hoạch trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm
Digiworld (DGW) chậm mục tiêu Quý 1/2024, vẫn ESOP 2 triệu cổ phiếu cho nhân viên

Digiworld (DGW) chậm mục tiêu Quý 1/2024, vẫn ESOP 2 triệu cổ phiếu cho nhân viên

(CLO) Digiworld (DGW) ghi nhận kết quả lợi nhuận Quý 1/2024 chậm hơn so với mục tiêu đề ra. Ngoài ra công ty cũng dự định phát hành 2 triệu cổ phiếu ESOP cho nhân viên.

Tài chính - Bảo hiểm
Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

(CLO) Agribank triển khai chương trình Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024 với quy mô 20.000 tỷ đồng ưu đãi tín dụng ngắn hạn, lãi suất thấp hơn sàn lãi suất cho vay thông thường đến 2,4%/năm và nhiều ưu đãi về lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ và tỷ giá mua bán ngoại tệ.

Tài chính - Bảo hiểm