(CLO) Chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long có nhiều điểm mới, mang đậm dấu ấn cung đình.
Nhằm tôn vinh truyền thống văn hóa của dân tộc, phát huy giá trị văn hóa cung đình Thăng Long, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức Chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” vào đầu tháng Năm âm lịch.
Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là Tết Đoan Dương, thường được tổ chức vào giờ Ngọ, ngày mùng 5 tháng Năm âm lịch hàng năm. Đây là một ngày Tết truyền thống của một số quốc gia Đông Á. Đối với người Việt, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là “Tết giết sâu bọ”.
Nghi thức cung đình được tái hiện trong chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” năm 2023. Ảnh: HT
Theo các nhà nghiên cứu, “Đoan” có nghĩa là mở đầu, “Ngọ” là khoảng thời gian từ 11 giờ đến 13 giờ, là lúc mặt trời ở gần trái đất nhất. Đoan Ngọ nghĩa là ngày mở đầu chuỗi ngày nóng nhất trong năm.
Để chống lại cái nóng và phòng dịch bệnh, cha ông ta có nhiều kinh nghiệm độc đáo như tục ăn trái cây, ăn bánh tro, ăn cơm rượu nếp, uống rượu hùng hoàng, xương bồ để “giết sâu bọ” trong người vào lúc sáng sớm.
Hàng năm, cứ đến ngày mùng 5 tháng Năm, từ chốn cung đình cho đến những miền quê đều hân hoan đón Tết Đoan Ngọ. Vào dịp này, người dân kinh thành Thăng Long xưa lại nhộn nhịp đi mua chỉ ngũ sắc, túi thơm trên phố Hàng Mụn về đeo cho trẻ con; đi mua lá thảo mộc về làm trà đun nước uống, mua thảo dược về phòng bệnh.
Trong cung đình, Tết Đoan Ngọ được các vương triều tổ chức trang trọng với những lễ nghi tôn nghiêm. Đây cũng là dịp để nhà vua, hoàng tộc sửa soạn lễ phẩm dâng tiến lên tổ tiên và các bậc sinh thành.
Theo thông lệ, Tết Đoan Ngọ cũng là dịp các bề tôi được ban thưởng. Tết Đoan Ngọ diễn ra đúng vào lúc thời tiết nóng nực, chiếc quạt là vật dụng làm mát vô cùng thiết yếu, nên ngoài ban yến, nhà vua còn tiến hành ban quạt.
Theo Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội, chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” diễn ra từ ngày 1/6, tại nhà 19C - Khu di sản Hoàng thành Thăng Long. Những phong tục đón Tết Đoan Ngọ xưa sẽ được tái hiện lại một cách chân thực và dung dị thông qua không gian thờ cúng và không gian trưng bày.
Những món ăn có tác dụng “giết sâu bọ” trong ngày Tết Đoan Ngọ. Ảnh: HT
Đặc biệt, nghi lễ cúng tế tổ tiên và lễ ban quạt là hai nghi lễ đặc sắc, chứa đựng ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên và sự quan tâm đến bề tôi của nhà vua.
Năm nay, việc tái hiện nghi lễ này sẽ diễn ra ngày 6/6 (ngày 1 tháng Năm âm lịch) tại sân điện Kính Thiên, Khu di sản Hoàng thành Thăng Long.
Cũng trong khuôn khổ chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa”, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội còn tổ chức thực hành phong tục dân gian “giết sâu bọ” ngày 6/6 tại Lầu Bát giác, cổng Đông, Khu di sản Hoàng thành Thăng Long; trình diễn, giao lưu nghệ thuật thưởng trà vào lúc 10 giờ, ngày 6/6 và 10 giờ, ngày 9/6.
(CLO) Ngày 8/4, tại di tích Trung ương Cục miền Nam (thời kỳ 1961-1962, tại xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu), Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức Lễ khánh thành đặt tượng cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan, sáng 8/4 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Uzbekistan.
(CLO) Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị này đã chuyển hồ sơ, đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk xử phạt Công ty cổ phần ASIA LIFE tổng số tiền hơn 224 triệu đồng với 4 hành vi vi phạm hành chính.
(CLO) Theo khảo sát của YouGov tại 7 quốc gia châu Âu, mức độ thiện cảm với Mỹ đã giảm từ 6 đến 28% kể từ khi Tổng thống Donald Trump tái đắc cử vào cuối năm 2024.
(CLO) Ngày 8/4, lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An phát hiện một thi thể trôi dạt trên biển, gần khu vực xảy ra vụ chìm tàu cá NA-80209-TS vào giữa tháng 3 vừa qua.
(CLO) Ngày 8/4, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Hội nghị lãnh đạo Bộ Quốc phòng về tổ chức quân sự địa phương sau khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện.
(CLO) Hai thiếu niên dùng ná cao su bắn chim trên đường cao tốc đã làm vỡ cửa kính thoát hiểm của hai xe ô tô khách khi đang di chuyển qua địa phận thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa).
(CLO) Ngày 08/4, phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đã huy động lực lượng kịp thời giải cứu thành công một người phụ nữ bị đối tượng sử dụng súng khống chế trong phòng trọ tại địa bàn phường Hưng Định, TP.Thuận An, tỉnh Bình Dương.
(CLO) Ngày 8/4, Bộ Công an phối hợp với tỉnh Cao Bằng tổ chức Lễ tiếp nhận kinh phí hỗ trợ và phát động chiến dịch cao điểm 180 ngày thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
(CLO) Bất động sản công nghiệp, vốn được coi là ‘ngôi sao hy vọng’, luôn giữ vững đà tăng trưởng tốt trong suốt thời gian qua, là phân khúc nằm ngoài hiện trạng khó khăn chung của thị trường bất động sản, sẽ bị ảnh hưởng rõ rệt nhất khi Mỹ áp thuế tới 46% hàng hóa Việt Nam.
(CLO) Chiều 8/4, một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng đã xảy ra tại xã Tân Hợp, huyện Tân Kỳ (tỉnh Nghệ An), khiến 3 người đàn ông thiệt mạng trong lúc đào giếng.
(CLO) Nga kỳ vọng hợp tác sản xuất với Trung Quốc tăng 2 năm liên tiếp, theo Bộ trưởng Maksim Reshetnikov tại AIM Congress 2025, mở lối kinh tế bền vững.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết: Việc tận dụng cơ hội từ các FTA giữa các địa phương và doanh nghiệp chưa đồng đều, đặc biệt là trong khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ.
(CLO) Sáng 8/4 theo giờ địa phương, tại trụ sở Quốc hội Uzbekistan, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 150 (IPU-150), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Viện Lập pháp (Hạ viện) Quốc hội Uzbekistan Nuriddin Ismoilov.
(CLO) Chùa Trung Hậu, hay tên gọi khác là Tổ đình Trung Hậu toạ lạc tại thôn Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội) là ngôi chùa có nhiều cổ vật và được thiết kế độc đáo, một địa điểm du lịch tâm linh thu hút du khách tới tham quan, chiêm bái.
(CLO) Triển lãm “50 năm vang mãi bản hùng ca" có ý nghĩa thiết thực trong chuỗi hoạt động chào mừng 50 năm ngày Giải phóng niềm Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok… những ngày gần đây, một trào lưu mới mang tên “đóng vỉ chân dung” đang khiến giới trẻ phát sốt. Lấy cảm hứng từ những hộp đồ chơi figure thường thấy trong các cửa hàng, giới trẻ nay sử dụng công nghệ AI – đặc biệt là ChatGPT để tạo nên mô hình đồ chơi 3D mang chân dung chính mình, đi kèm trang phục, phụ kiện thể hiện cá tính và nghề nghiệp riêng.
(CLO) Trong khuôn khổ lễ hội làng Đăm, phường Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) diễn ra nhiều trò chơi hấp dẫn như bơi thuyền, đấu vật, cờ người... Trong đó, trò chơi cờ người thu hút đông người dân địa phương và khách thập phương tham dự.
(CLO) Tập thơ Giọt sương bên cửa sổ của tác giả Nguyễn Văn A nói lên nhân cách đáng kính trọng của người lính, nói lên một thời đại văn hóa tất cả vì Tổ quốc quyết sinh. Đây là tiếng thơ đáng quý, đáng được sẻ chia, tôn vinh!
(CLO) Ngày 7/4/2025 (tức ngày 10/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thị xã Hồng Lĩnh đã long trọng tổ chức Đại lễ Giỗ Quốc tổ Hùng Vương.
(CLO) Sáng 7/4, lễ hội truyền thống làng Đăm, phường Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tiếp tục diễn ra với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn. Trong đó, nổi bật nhất là phần thi bơi thuyền giữa các làng với nhau thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách thập phương về tham dự.
(CLO) Với chuỗi hoạt động phong phú và hấp dẫn, Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025 hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm thú vị cho du khách.
(CLO) Tối 6/4, Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế (TP Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) rực sáng trong đêm khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025 – một trong những sự kiện văn hóa tiêu biểu mang đậm dấu ấn lịch sử và bản sắc vùng đất Cố đô.