(CLO) Dù nằm trong châu Á nhưng văn hóa ăn uống của người Ấn Độ rất khác lạ so với các nước cùng trong khu vực, đặc biệt là với đặc trưng thức ăn dạng sệt, sánh mịn và nồng nàn hương vị.
Ẩm thực Ấn Độ đa dạng giống như sự đa dạng của tôn giáo của quốc gia này. Mỗi món ăn là một câu chuyện với những giá trị và phong cách sống đặc trưng nơi đây.
Đa dạng các món ăn dạng sệt thường thấy trong bữa ăn của người Ấn Độ - Nguồn: PYS Travel
Nếu như người dân khu vực Á Đông thường dùng đũa để gắp thức ăn, người Châu Âu dùng dao và thìa thì người Ấn Độ lại đặc biệt với cách dùng tay để ăn uống. Có lẽ, xuất phát từ cách ăn này đã đưa đến sự khác biệt rõ nét trong cách chế biến các món ăn, đặc biệt là độ sánh quyện và sệt của đa số món ăn được chế biến.
Với người Ấn, gia vị được xem là yếu tố cực kỳ quan trọng để tạo ra một món ăn ngon. Chúng có tác dụng làm sánh đặc thức ăn ở dạng bột thường được làm từ ngũ cốc như bắp, lúa mạch, đậu. Những gia vị không sử dụng độc lập mà được kết hợp tạo độ sánh đặc trưng cho món ăn. Chính bởi lẽ đó mà Ấn Độ được biết đến là nơi cung cấp 70% gia vị cho toàn thế giới.
Loại gia vị tạo hương thơm đặc trưng của người Ấn và không thể thiếu trong nhiều món ăn là lá càri. Lá thường được sử dụng ở các dạng tươi, sấy khô hay được xay nhuyễn thành bột. Bên cạnh đó còn rất nhiều gia vị ở dạng nước cũng có tác dụng tạo mùi thơm; được chiết xuất từ các loại thảo mộc như nguyệt quế, tiểu hồi, đại hồi, thảo quả, hồ trăn, đinh hương. Hoặc gia vị ở dạng bột làm từ trái cây như dừa, me, xoài… để tạo ra các vị chua, cay, cũng rất được ưa chuộng. Trước khi dùng để nêm vào thức ăn, gia vị luôn được rang cho khô, như thế thì hương thơm mới đậm đà, thấm đượm.
Tại quốc gia của hương vị, các món ăn được chế biến với đa dạng các hương liệu với kết cấu sánh, sệt đặc trưng - Nguồn: Masha Allah
Trong cách chế biến món ăn của người Ấn, ngoài việc chịu ảnh hưởng từ các quốc gia Á Đông, thì vấn đề tôn giáo cũng đóng vai trò quan trọng. Bởi trong Ấn Độ giáo và Phật giáo, ăn chay là một nét đẹp còn với người Hồi giáo kiêng khem thịt lợn do đó thông dụng nhất vẫn là thịt gà, dê, cừu và các loại thủy hải sản, lượng tiêu thụ thịt ở đây là thấp nhất thế giới. Do đó, món ăn thường được bổ sung thêm bơ, sữa để tạo hương vị đặc trưng cho món ăn. Với niềm tin giúp thanh lọc tinh thần, sữa trâu hay sữa dê ở đây được sử dụng phổ biến tạo nên độ sánh mịn rất riêng cho các món ăn của người dân.
Nói đến các món ăn đặc trưng dạng sệt của người Ấn không thể không kể đến càri. Họ dùng món càri trong mọi bữa cơm thường ngày với rất nhiều khẩu vị khác nhau: càri trứng, hải sản, thịt băm càri, chả viên càri, càri gà, càri bắp cải khô, càri rau củ… Với những nguyên liệu đơn giản, dễ ăn phù hợp với mọi lứa tuổi càri được biến tấu với rất nhiều món ăn bản địa. Món càri kiểu Ấn thơm ngon luôn có sự góp mặt của nhiều loại gia vị như: dầu, bơ, quế, đinh hương, nguyệt quế, thảo quả,... tạo nên hồn cốt vốn có của càri.
Văn hoá ẩm thực người Ấn luôn được biết đến với sự phong phú và độc đáo - Nguồn: Masha Allah
Đến với quốc gia này, đặc biệt là ở Nam Ấn Độ, các bữa ăn thường được phục vụ trên lá chuối thay vì đĩa. Ngay cả trong các quán ăn thương mại và nhà hàng, không có gì lạ khi nhìn thấy thức ăn được dọn trên đó. Đây cũng là một trong những lý do thức ăn có dạng sệt để giúp người ăn tăng hiệu quả khi dùng bữa.
Tập tục ăn bằng tay là một truyền thống cổ xưa với ý nghĩa tâm linh của người Ấn. Nó có nguồn gốc từ các văn bản Vệ Đà cổ đại dạy rằng cơ thể chúng ta đồng bộ với các nguyên tố và mỗi ngón tay đại diện cho một trong năm nguyên tố đặc trưng của vũ trụ. Người ta tin rằng bằng cách nối các ngón tay lại với nhau khi ăn, ý thức của một người về thực phẩm họ đang ăn sẽ tăng lên. Chính bởi vậy, đồ ăn dạng sệt giúp tăng trải nghiệm với món ăn hơn và có thể mang tới hương vị chân thật nhất về kết cấu, mùi vị, hương thơm và nhiệt độ của thực phẩm.
Ngày nay, với sự giao thoa văn hóa đa dạng, người phương Tây và người phương Đông tiếp nhận nền ẩm thực của nhau nên trong cách ăn và khẩu vị cũng phần nào cho thấy sự linh hoạt và giao thoa văn hoá. Nhưng dù hoà nhập như thế nào đi chăng nữa, thức ăn sánh mịn được ăn bằng tay vẫn luôn là một nét đặc trưng đặc biệt trong văn hoá của người Ấn Độ.
(CLO) Hơn 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 này đã giúp nâng tổng lượng khách trong quý I/2025 của cả nước đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay (tăng 29,6% so với quý I/2024).
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
(CLO) Sau 3 ngày công chiếu, bộ phim “Địa đạo” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên với sự góp mặt của diễn viên Thái Hoà đang dẫn đầu phòng vé Việt với doanh thu 50 tỷ đồng.
(CLO) Dính “lùm xùm” vụ kẹo rau khiến Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh, sự việc đang gây xôn xao dư luận Thái Lan – nơi cô đăng quang Miss Grand International 2021.
(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.
(CLO) Trong năm 2025, Quảng Ninh sẽ mở thông tuyến du lịch từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, góp phần gia tăng trải nghiệm, góp phần thu hút thêm khoảng 500.000 lượt khách trong năm nay.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại Di tích Kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Gia Viễn tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn và đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.
(CLO) Ngày 6/4, tại hồ Công viên Văn Lang (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) diễn ra giải Bơi chải thành phố Việt Trì mở rộng năm 2025 với sự tham gia của 9 đội chải với gần 300 vận động viên. Đây cũng là chương trình nằm trong khuôn khổ các hoạt động tại Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025.
(CLO) Lễ trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh lần thứ II năm 2025 vừa diễn ra trong không khí trang trọng và ấm áp, quy tụ nhiều gương mặt nổi bật của giới văn hóa, giải trí Việt Nam như nghệ sĩ Xuân Hinh, NSND Xuân Bắc, NSND Tự Long, ca sĩ Hòa Minzy, nhạc sĩ Tuấn Cry...
(CLO) Ngày 12/4 tới, huyện Đan Phượng (Hà Nội) sẽ long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho Hội diều làng Bá Dương Nội, đồng thời công bố Bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội dành cho "Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội".