Tại sao căng thẳng sắc tộc bùng phát ở Kosovo?

Thứ tư, 28/12/2022 15:43 PM - 0 Trả lời

(CLO) Người Serbia ở phía Bắc Kosovo đã dựng lên các chướng ngại vật mới vào thứ Ba (27/12), vài giờ sau khi Serbia cho biết họ đã đặt quân đội trong tình trạng báo động chiến đấu cao nhất sau nhiều tuần căng thẳng leo thang giữa Belgrade và Pristina.

Bộ Quốc phòng Serbia cho biết trước dựa trên những sự kiện mới nhất đang diễn ra trong khu vực, họ tin rằng Kosovo đang chuẩn bị tấn công người Serbia và dùng vũ lực dỡ bỏ các chướng ngại vật. Tổng thống Aleksandar Vucic đã ra lệnh cho quân đội và cảnh sát Serbia đặt trong tình trạng báo động cao nhất.

tai sao cang thang sac toc bung phat o kosovo hinh 1

Một sĩ quan cảnh sát đặc nhiệm Kosovo tuần tra khu vực gần cửa khẩu biên giới giữa Kosovo và Serbia ở Jarinje, Kosovo, ngày 1 tháng 9 năm 2022. Ảnh: REUTERS/Laura Hasani

Chính phủ Kosovo kêu gọi lực lượng gìn giữ hòa bình NATO dỡ bỏ các chướng ngại vật, nhưng Kosovo cho biết lực lượng của họ sẽ làm việc đó nếu NATO không làm.

Nhà lãnh đạo Kosovo Albin Kurti nêu rõ: “Chúng tôi rất tiếc vì KFOR đang trì hoãn quyết định dỡ bỏ các chướng ngại vật. Tôi không hiểu tại sao, nhưng điều này không thể kéo dài lâu. Nếu KFOR không thể dỡ bỏ các chướng ngại vật hoặc không muốn vì những lý do mà tôi không rõ, thì chúng tôi sẽ phải làm điều đó”.

Kosovo và Serbia có ý định gia nhập Liên minh châu Âu và đã đồng ý giải quyết các vấn đề tồn đọng của họ và xây dựng mối quan hệ láng giềng tốt đẹp - một yếu tố cần thiết để đáp ứng việc gia nhập EU.

Tại sao có sự căng thẳng?

Kosovo giành được độc lập từ Serbia vào năm 2008, gần một thập kỷ sau cuộc nổi dậy của du kích chống lại sự cai trị hà khắc của Belgrade.

Tuy nhiên, Serbia vẫn coi Kosovo là một phần không thể thiếu trong lãnh thổ của mình và bác bỏ những ý kiến cho rằng nước này đang gây căng thẳng và xung đột trong biên giới của nước láng giềng. Belgrade cáo buộc Pristina chà đạp lên quyền của người Serb thiểu số.

Người dân tộc Serb, những người không công nhận chính quyền Pristina hoặc các thể chế nhà nước Kosovo, chiếm 5% trong tổng số 1,8 triệu người Kosovo, với người dân tộc Albania chiếm khoảng 90%. Người Serb đã thể hiện sự thù địch của họ bằng cách từ chối trả tiền cho nhà điều hành điện của Kosovo cho số điện mà họ sử dụng và thường xuyên tấn công cảnh sát.

Tình hình càng trở nên trầm trọng hơn sau vụ bắt giữ một cựu cảnh sát Serbia vì cáo buộc tấn công các sĩ quan cảnh sát khác đang thi hành nhiệm vụ trong một cuộc biểu tình trước đó. 

Bế tắc diễn ra sau nhiều tháng rắc rối về vấn đề biển số xe hơi. Kosovo trong nhiều năm đã muốn khoảng 50.000 người Serbia ở nước này đổi biển số ô tô Serbia cũ của họ sang biển số do Kosovo cấp, như một phần mong muốn của Chính phủ nhằm khẳng định quyền lực đối với lãnh thổ của mình.

Vào ngày 31 tháng 7, chính quyền Pristina đã công bố thời hạn hai tháng để chuyển biển số, gây ra các cuộc phản đối, nhưng sau đó họ đã đồng ý lùi ngày thực hiện sang năm sau.

Các thị trưởng sắc tộc Serb ở các đô thị phía Bắc Kosovo, cùng với các thẩm phán địa phương và khoảng 600 sĩ quan cảnh sát, đã từ chức vào tháng 11 để phản đối việc chuyển đổi.

Người Serb muốn gì và vai trò của NATO, EU?

Người Serb ở Kosovo muốn thành lập một hiệp hội có đa số người Serb sẽ hoạt động với quyền tự chủ cao hơn. Serbia và Kosovo đã đạt được rất ít tiến bộ về vấn đề này và các vấn đề khác, kể từ khi cam kết tham gia cuộc đối thoại do EU tài trợ vào năm 2013.

NATO có khoảng 3.700 quân đóng tại Kosovo để duy trì hòa bình. Liên minh quân sự này cho biết họ sẽ can thiệp theo nhiệm vụ của mình nếu sự ổn định trong khu vực bị đe dọa. Phái bộ Pháp quyền của Liên minh châu Âu tại Kosovo (EULEX), đến năm 2008, vẫn có khoảng 200 sĩ quan cảnh sát đặc biệt ở đó.

Mai Anh (theo Reuters)

Bình Luận

Tin khác

Thanh niên 20 tuổi đánh cắp Bitcoin trị giá 230 triệu USD tại Mỹ

Thanh niên 20 tuổi đánh cắp Bitcoin trị giá 230 triệu USD tại Mỹ

(CLO) Malone Lam, một công dân Singapore sống tại Mỹ, bị cáo buộc cùng đồng phạm đánh cắp và “rửa tiền” khoảng 4.100 Bitcoin, trị giá hơn 230 triệu USD.

Thế giới 24h
Những dấu hiệu cho thấy Hezbollah đang ở thế yếu

Những dấu hiệu cho thấy Hezbollah đang ở thế yếu

(CLO) Dấu hiệu đầu tiên cho thấy Hezbollah đang ở thế yếu là sự vắng mặt của các quan chức cấp cao và người ủng hộ xem thủ lĩnh Hassan Nasrallah có bài phát biểu trên truyền hình vào ngày 19/9.

Thế giới 24h
Cố vấn Israel đề xuất cho lãnh đạo Sinwar của Hamas sống lưu vong

Cố vấn Israel đề xuất cho lãnh đạo Sinwar của Hamas sống lưu vong

(CLO) Một cố vấn cấp cao của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã trình bày với chính quyền Mỹ một đề xuất về lệnh ngừng bắn và thỏa thuận con tin với Hamas.

Thế giới 24h
Hàn Quốc đầu tư hàng triệu đô la để ngăn chặn nạn deepfake khiêu dâm tràn lan

Hàn Quốc đầu tư hàng triệu đô la để ngăn chặn nạn deepfake khiêu dâm tràn lan

(CLO) Cảnh sát Hàn Quốc ngày 19/9 thông báo rằng họ sẽ chi gần 7 triệu đô la trong ba năm tới để phát triển công nghệ chống lại deepfake, giọng nói giả và các hình thức lừa đảo kỹ thuật số khác.

Thế giới 24h
Người phụ nữ Thái Lan được giải thoát sau nhiều giờ bị trăn siết

Người phụ nữ Thái Lan được giải thoát sau nhiều giờ bị trăn siết

(CLO) Một phụ nữ 64 tuổi ở Thái Lan đã được cảnh sát giải cứu sau khi bị một con trăn siết chặt trong hơn 2 giờ đồng hồ.

Thế giới 24h