(CLO) So với Mỹ, châu Âu có nhiều tiềm năng khai thác khí đá phiến (shale gas). Tuy nhiên, việc khai thác loại nhiên liệu này đã bị nhiều quốc gia EU phản đối bởi những rủi ro gây đứt gãy địa chất, động đất, ô nhiễm môi trường…
Anh có thể tái khai thác khí đá phiến
Trên khắp châu Âu, giá năng lượng ngày càng tăng cao kỷ lục, cụ thể với giá khí đốt tự nhiên (LNG) tăng 26% vào thứ Hai (12/9) sau khi Nga “đóng băng” xuất khẩu LNG qua Nord Stream 1. Từ đó, một cuộc tranh luận gay gắt về việc có nên đưa hoạt động khai thác khí đá phiến trở lại trên lục địa này hay không vẫn đang diễn ra hết sức nảy lửa - ý tưởng ban đầu do tân Thủ tướng của Anh Liz Truss.
Theo hãng tin OilPrice, Liên minh châu Âu (EU) - không còn bao gồm Anh, có kế hoạch thay thế 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu của Nga vào cuối năm nay, mặc dù các nhà phân tích cảnh báo rằng các kế hoạch cách ly khỏi năng lượng Nga gần như đang bị phá sản.
Khai thác khi đá phiến vẫn vấp phải nhiều ý kiến phải đối của các quốc gia EU. Ảnh: OilPrice.
Năm 2021, EU nhập khẩu khoảng 155 tỷ mét khối (bcm) khí đốt tự nhiên từ Nga. Thật không may, các đề xuất thay thế khí của khối vào cuối năm 2022 bao gồm đa dạng hóa LNG (khí tự nhiên hóa lỏng), năng lượng tái tạo, đa dạng hóa đường ống dẫn khí, khí sinh học (biomethane), mái nhà năng lượng mặt trời và máy bơm nhiệt - chỉ đạt khoảng 102 bcm hàng năm, theo dữ liệu từ REPowerEU của Ủy ban EU.
Nắm bắt được tình hình, nhiều người cho rằng “đánh thức” hoạt động khai thác khí đá phiến của châu Âu đang cần thiết hơn bao giờ hết, mặc dù trước đây Đức, Pháp, Hà Lan, Scotland và Bulgaria đều đã cấm khai thác nguyên liệu hoá thạch này.
Giờ đây, cuộc tranh luận đang được "hồi sinh" bởi những động thái mới nhất từ Anh. Bà Liz Truss, tân Thủ tướng của Anh đã thông báo rằng quốc gia này đang dỡ bỏ lệnh cấm khai thác khí đá phiến năm 2019 để tìm cách đa dạng nguồn năng lượng trong nước, giúp các hộ gia đình và doanh nghiệp nhẹ nỗi lo trong việc thanh toán các hóa đơn năng lượng ngất ngưởng.
Cụ thể, nước Anh chỉ sở hữu hai giếng khí đá phiến ở thành phố Lancashire do công ty Cuadrilla Resources vận hành. Giám đốc điều hành Cuadrilla, Francis Egan đã hoan nghênh việc dỡ bỏ lệnh cấm khai thác khí đá phiến, chia sẻ: “Đây là một quyết định hoàn toàn hợp lý và thừa nhận rằng việc tối đa hóa nguồn cung cấp năng lượng nội địa của Vương quốc Anh là rất quan trọng”.
"Nếu không có các biện pháp cứng rắn được đưa ra ngày hôm nay, Vương quốc Anh sẽ phải nhập khẩu hơn 2/3 lượng khí đốt vào cuối thập kỷ này, khiến công chúng và các doanh nghiệp Anh có nguy cơ tiếp tục thiếu hụt nguồn cung và giá tăng cao", ông Francis Egan nhận định.
Tuy nhiên, bất chấp sự tuyệt vọng của Vương quốc Anh, phần còn lại của châu Âu khó có thể hành động tương tự.
Bất cập khai thác khí đá phiến ở châu Âu
Theo ước tính, tiềm năng khai thác của châu Âu có thể thu về nhiều khí đá phiến hơn Mỹ. Tuy nhiên, hoạt động khai thác nhiên liệu này lớn duy nhất là ở Ukraine, quốc gia đã tự quản lý để loại bỏ khí đốt của Nga từ nhiều năm trước.
Vào năm 2016, công ty khai thác khí đá phiến Cuadrilla Resources đã giành được quyền khai thác tới 4 giếng ở Vương quốc Anh, chấm dứt cuộc chiến kéo dài nhiều năm với chính quyền địa phương.
Năm năm trước, công ty trên đã buộc phải ngừng khoan sau khi Chính phủ đưa ra lệnh cấm một năm đối với hoạt động nứt vỡ địa chất do hoạt động khai thác khoan đục vào từng mảng đá phiến lớn, được cho là gây ra bởi một giàn khoan Cuadrilla thăm dò ở Tây Bắc nước Anh.
Vào năm 2013, hoạt động khoan của công ty lại bị gián đoạn sau khi hàng trăm người biểu tình cắm trại tại một ngôi làng nhỏ phía nam London và buộc công ty phải từ bỏ công cuộc truy tìm đá phiến của mình.
Trong khi đó, vào năm 2012, những người biểu tình ở Zurawlow, một thị trấn ở miền đông Ba Lan, đã phong tỏa thành công một địa điểm khai thác mỏ trong khi các nhà hoạt động của Tổ chức Hòa bình xanh chiếm một giàn khoan khí đá phiến ở Đan Mạch.
Sự phản đối mạnh mẽ của công chúng - cùng với những lo ngại về thuế, sự chậm trễ trong quy định và sản lượng kém từ một số giếng thử nghiệm - đã khiến các nhà đầu tư “bỏ chạy”.
Tập đoàn năng lượng hàng đầu của Mỹ như: Exxon Mobil, Chevron và TotalEnergies đều đã bị buộc phải từ bỏ các dự án ở Ba Lan sau khi việc thăm dò tỏ ra đáng thất vọng. Dòng khí kém cũng khiến tiến độ ở Đan Mạch bị đình trệ.
Ở hầu hết các quốc gia, chính nhà nước (không phải chủ đất tư nhân) sở hữu quyền khoáng sản đối với dầu và khí đốt trong lòng đất. Ngược lại với Mỹ, nơi mức cắt giảm của chủ đất có thể lên tới một phần tám doanh thu sản xuất. Thực tế, điều này có nghĩa là việc khai thác mỏ không mang lại phần thưởng tài chính lớn cho các chủ đất châu Âu.
Để thu hút sự ủng hộ của công chúng hơn đối với công nghệ này, Chính phủ Anh và một số công ty trước đây đã đề xuất các khoản thanh toán trực tiếp cho những người bị ảnh hưởng bởi công nghệ khai thác khí đá phiến (fracking – công nghệ nứt vỡ thủy lực).
Tuy nhiên, các nhóm môi trường đã phản đối mạnh mẽ động thái này, coi các khoản thanh toán như các khoản lót tay, hối lộ.
Trong khi đó, mật độ dân số ở châu Âu nhiều hơn gấp 3 lần so với ở Mỹ thế nên việc khai thác khí đá phiến cũng vưỡng phải nhiều vấn đề phức tạp.
Thật vậy, gã khổng lồ năng lượng Nga Gazprom trước đây đã nói rằng khó khăn trong việc tìm kiếm vùng đất không có dân cư ở châu Âu và đủ nước để khai thác các giếng đá phiến sẽ giúp khí đốt của Nga duy trì sức cạnh tranh. Thậm chí còn tốt hơn cho Nga: có thể sản xuất khí đốt với giá khoảng 1/6 chi phí hòa vốn đối với đá phiến của Anh.
Ngay cả sau nhiều thập kỷ Mỹ đẩy mạnh khai thác khí đá phiến, nhiều người dân châu Âu vẫn coi kỹ thuật này là mông lung, chưa được thử nghiệm thành công.
Trong khi đó, nhiều câu hỏi đặt ra rằng: giá năng lượng cao kỉ lục có thuyết phục được người châu Âu thay đổi quan điểm về quá trình khai thác khí đá phiến hay không. Một số quốc gia châu Âu đã lùi bước và quay trở lại đốt than ở mức kỷ lục để giữ cho lưới điện tồn tại.
Theo các nghiên cứu, mặc dù khí đốt tự nhiên sạch hơn than đá và làm giảm phát thải khí nhà kính, tuy nhiên quá trình nung chảy đá phiến có thể phủ nhận những lợi ích này. Fracking “bẩn” hơn đốt than chủ yếu do phát thải trực tiếp khí cacbonic và mêtan độc hại, cả hai đều là khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.
(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lâm Đặng Thanh Quân - người tông CSGT rồi bỏ chạy, về tội "Chống người thi hành công vụ".
(CLO) Mưa lớn đã trút xuống một số khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Myanmar vào cuối tuần, điều này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu trợ và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
(CLO) Một nghiên cứu đã xếp hạng các quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới, dựa trên nhiều yếu tố như tỷ lệ sở hữu tiền điện tử, việc sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, mức độ phổ biến của thanh toán di động và tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt trong tổng thanh toán.
(CLO) Theo Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhiều hạng mục dự án đang bước vào giai đoạn nước rút với một số công trình cán đích trước ngày 30/4 và một số hạng mục khác dự kiến hoàn thành trong năm 2025.
(CLO) Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa 2 xe máy xảy ra vào đêm 5/4 trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình khiến 2 người thiệt mạng và 1 người khác bị thương nặng.
(CLO) Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước vừa có công văn gửi Sở công thương các tỉnh, thành phố triển khai Chỉ thị của Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
(CLO) Liên minh châu Âu chuẩn bị áp mức phạt hơn 1 tỷ USD đối với nền tảng X của tỷ phú Elon Musk, do vi phạm nghiêm trọng các quy định về nội dung và thông tin sai lệch.
(CLO) Dragon Capital cho rằng: Việc các mức thuế 46% có được duy trì hay không có thể phụ thuộc vào khả năng của Việt Nam trong việc giảm thiểu hiệu quả các vấn đề trung chuyển hàng hoá.
Hưởng ứng Tháng Thanh niên – tháng 3, năm 2025, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công ty Nhiệt điện Mông Dương đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ trong các phong trào vì cộng đồng và bảo vệ môi trường.
Ngày 3/4, Nam A Bank đã đồng hành cùng Trường Đại học Việt Đức tổ chức Diễn đàn “Các thị trường vốn quốc tế và những lựa chọn chính sách của nền kinh tế mới nổi”. Hoạt động này thu hút đông đảo học giả quốc tế, chuyên gia kinh tế, tài chính trong và ngoài nước, đặc biệt là nhà nghiên cứu, giáo sư đầu ngành của Cộng hòa Liên bang Đức tham dự.
Thông báo được đưa ra vào ngày 1/4/2025, trong đó Cục An toàn thực phẩm Đề nghị tạm dừng việc bán, lưu thông, sử dụng hàng hóa đối với 4 lô bột ngọt (Monosodium L – Glutamate) do Công ty TNHH Liên Sen, địa chỉ tại số 19 đường 44, khu phố 1, tổ 6, phường 16, quận 8, TPHCM nhập khẩu, do vi phạm quy định về ghi nhãn.
Với mong muốn trở thành đối tác tài chính chiến lược đồng hành cùng sự phát triển bền vững của ngành điện Việt Nam, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tiếp tục triển khai và đẩy mạnh gói tài trợ chuỗi cung ứng ngành điện, cung cấp các giải pháp tài chính linh hoạt, tối ưu cho các doanh nghiệp tham gia đấu thầu và thực hiện các gói thầu, dự án, hợp đồng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
(CLO) Việc Hoa Kỳ áp thuế lên hàng hoá Việt Nam sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, nhất là những ngành nghề có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, điện tử, gỗ, nội thất,...
(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.