(CLO) Châu Phi được thiên nhiên ban phú khoáng sản giàu có và đa dạng. Trong ngành công nghiệp kim cương, “lục địa đen” dường như chưa làm bật được triển vọng của ngành.
Ở những vùng giàu kim cương của Châu Phi, doanh thu từ khai thác khoáng sản chưa thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người dân nơi đây, tuy nhiên, Botswana là ngoại lệ duy nhất.
Thay vì nâng cao tinh thần phát triển sự giàu có về khoáng sản, nhiều người dân đã bị mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn của việc khai thác và lạm dụng triệt để.
Viên kim cương hồng 170 cara, được mệnh danh là 'Hoa hồng Lulo' được khai thác ở Lunda Norte, Angola vào năm 2022. Ảnh: DW.
“Cây đa cây đề” buôn kim cương được hưởng lợi
Tại Cộng hòa Dân chủ Congo, Chủ tịch Hội đồng Kim cương châu Phi M'Zee Fula Ngenge cho biết, chính sách quản lý và người dân chưa được sắp xếp ổn thoả.
Chính điều trên đã mang lại lợi ích cho những tên tuổi lớn trong ngành buôn bán kim cương, cho phép họ sử dụng lao động để kiếm lợi nhuận.
Kịch bản này ở Congo cũng tương tự ở các quốc gia châu Phi khác có nguồn tài nguyên khoáng sản lớn, ông Ngenge nói, đồng thời nhấn mạnh rằng nhiều quốc gia trong khu vực là "mục tiêu có chủ ý của ngành công nghiệp kim cương vì sự bất ổn chính trị và xã hội của họ".
Điểm chung của Congo, Angola, Mozambique và nhiều quốc gia giàu khoáng sản khác ở châu Phi là có hai thị trường để khai thác tài nguyên khoáng sản: có một ngành công nghiệp khai thác chính thức và khai thác phi chính thức (bí mật).
Để hiểu cách hoạt động của thị trường bí mật của sản xuất và buôn bán kim cương, DW đã đến thăm thị trấn khai thác kim cương Cafunfo ở tỉnh Lunda Norte của Angola, nằm gần biên giới với Congo.
Caiongo Adelino là một thợ mỏ khai thác kim cương “bí mật” trong suốt 10 năm. Người đàn ông 49 tuổi nói rằng, theo nguyên tắc chung, các nhóm thợ này được các nhà tài trợ trả tiền cho các chuyến đi sâu vào rừng để khai thác kim cương bất hợp pháp và sau đó, sẽ thu mua lại kim cương của họ.
Theo lời kể của ông Adelino: “Lần cuối cùng tôi bán một viên kim cương, có giá khoảng 1.250 USD. "Nhưng đây không phải giá trị thực”
Thị trường mua bán đá quý “bí mật” (đặc biệt là kim cương) phần lớn do người nước ngoài thống trị: người Senegal, người Trung Quốc, người Pháp, người Eritrea, người Guinea và người trung gian Congo,..
Thậm chí, một nhà tài trợ phân phát những mặt hàng thiết yếu cho các thợ khai thác “bí ẩn”, để họ sinh sống trong rừng, sau đó chi phí trên sẽ được khấu trừ khi họ quay lại bán kim cương.
Nở rộ nạn buôn lậu kim cương
Dữ liệu từ Hội đồng Kim cương châu Phi chỉ ra rằng trong trường hợp buôn lậu kim cương thô có nguồn gốc từ "lục địa đen", ước tính có khoảng 28% đến 32% doanh thu trên tổng sản lượng kim cương Châu Phi bị thất thoát.
Phần lớn sự thất thoát này đặc biệt liên quan đến kim cương thô và tự nhiên, không có giấy tờ hoặc không được chứng nhận được buôn lậu đến các trung tâm kim cương chính bên ngoài lục địa.
Trong một số trường hợp, kim cương vận chuyển trái phép bị tịch thu và trở thành tài sản của nhà nước của quốc gia đã tịch thu chúng.
Tráo đổi xuất xứ để “thao túng” ngành
Bên cạnh đó, DW cũng đã trích chia sẻ của một chuyên gia về địa chính trị kim cương, người này cho rằng: "Đôi khi kim cương bị đánh cắp từ các mỏ ở Angola và được vận chuyển đến một số nơi ở Conggo (DRC), sau đó xuất khẩu sang Dubai với các tài liệu nói rằng những viên kim cương này đến từ DRC, trong khi ban đầu chúng đến từ Angola," ông nói.
Bằng cách này, các khoản thuế hải quan và các khoản phí khác sẽ được tối giản, nguồn gốc của đá quý bị che giấu, tiêu chuẩn lao động bị phá vỡ và động lực của toàn bộ ngành được xây dựng trên nguyên tắc cung và cầu bị thao túng.
Mặc dù, vấn nạn này không xảy ra trên diện rộng như đã xảy ra từ năm 2000 đến 2015. Tuy nhiên, nạn buôn lậu xuyên biên giới rất khó kiểm soát.
Theo Hội đồng kim cương châu Phi, cách duy nhất để chống lại động thái trên là tích cực chống đói giảm nghèo ở các cộng đồng bị ảnh hưởng và đảm bảo rằng việc khai thác kim cương chỉ có thể đạt được bằng các biện pháp thông thường.
Rafael Marques de Morais, một nhà báo người Angola, đồng thời là tác giả của cuốn "Những viên kim cương máu", chỉ trích những cải cách trong thương mại kim cương ở quốc gia này và quốc tế.
Theo Marques de Morais, giao thức này chẳng khác gì việc “trang trí” nhằm làm giảm tác động của nạn buôn lậu và chuyển giao tài nguyên khoáng sản từ các nước nghèo, trong khi thực tế nó bảo vệ lợi ích của các quốc gia mua những viên đá quý.
(CLO) Tối ngày 3/4, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Lễ khai mạc chương trình “Sắc màu du lịch Đất Tổ” và phát động hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch năm 2025 “Phú Thọ - Đi để yêu”.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 3/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Trưởng Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Armenia - Việt Nam Hasmik Hakobyan.
(CLO) Tối 3/4, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và Phu nhân đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
(CLO) Chiều ngày 03/4/2025, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở và Quyết định tạm giữ hình sự đối với 03 đối tượng để điều tra về hành vi “Gây rối trật tự công cộng.
(CLO) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong khẳng định, quản lý đất đai và trật tự xây dựng luôn là vấn đề “nóng”, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Ông yêu cầu lãnh đạo các quận, huyện, thị xã phải thể hiện trách nhiệm tối đa, không để xảy ra tình trạng “tranh tối tranh sáng” hay khoảng trống trong quản lý.
(CLO) Sau khi gây thương tích nghiêm trọng cho một nam thanh niên tại TP Vinh (Nghệ An), nhóm đối tượng nhanh chóng bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên, bằng biện pháp nghiệp vụ và quyết tâm truy bắt, lực lượng Cảnh sát hình sự Nghệ An đã tóm gọn toàn bộ nhóm đối tượng này.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 4/4, nhiệt độ cao nhất ở khu vực Nam Bộ là 33-36 độ, có nơi trên 36 độ với độ ẩm tương đối thấp. Nắng nóng ở Nam Bộ và TP HCM có khả năng kéo dài trong những ngày tới, nhiệt độ thực tế ngoài trời còn có thể cao hơn dự báo khoảng 2-4 độ.
(CLO) Vì gia đình đi ngoại tỉnh làm ăn nên có gửi cháu A. cho Nay Phir nhờ chăm sóc. Tuy nhiên, người đàn ông hơn 60 tuổi này đã có hành vi đồi bại với cháu A. khi nạn nhân mới 5 tuổi.
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ yêu cầu đối với các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phải đẩy mạnh hơn nữa tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Giải ngân nhanh, nhưng phải bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định, quy trình, không để phát sinh tiêu cực, lãng phí.
(CLO) Giới chức Hàn Quốc vừa lập kỷ lục về vụ bắt giữ ma túy lớn nhất nước này khi thu giữ khoảng 2 tấn cocain trên một tàu hàng nước ngoài neo đậu tại cảng Gangneung.
(CLO) Sáng 3/4 (theo giờ địa phương), tại Tòa nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đã chủ trì Lễ đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Armenia. Ngay sau lễ đón, hai Chủ tịch Quốc hội đã tiến hành hội đàm.
(CLO) Hàng trăm tư liệu, hiện vật đặc biệt trong những năm tháng chiến đấu được các cựu binh sưu tầm, trưng bày nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Hàm Rồng tại Khu tưởng niệm 64 giáo viên, học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã.
(CLO) Việc Nga đình chỉ hai bến xuất khẩu trên Biển Đen khiến Kazakhstan mất 700.000 thùng dầu/ngày, làm dấy lên lo ngại về an ninh năng lượng khu vực.
Toàn bộ gói cước mới của Viettel có tốc độ từ 300Mbps trở lên và được trang bị miễn phí modem WiFi6 sẽ đánh dấu bước tiến trong việc cung cấp dịch vụ Internet tốc độ cao tại Việt Nam.
SHB là đại diện duy nhất của Việt Nam được Global Finance trao tặng giải thưởng "Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất năm 2025”, ghi nhận cho những nỗ lực của Ngân hàng trong việc thúc đẩy các giải pháp tài chính mang lại lợi ích lâu dài cho xã hội và môi trường.
Chủ động thực thi chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường khả năng tiếp cận nhà ở cho người trẻ, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã tiên phong triển khai gói tín dụng đặc biệt với quy mô lên tới 10.000 tỷ đồng. Đây không chỉ là minh chứng rõ nét cho sự vào cuộc khẩn trương, nghiêm túc của Agribank trong việc cụ thể hóa chủ trương lớn của Chính phủ mà còn là hành động thiết thực góp phần hiện thực hóa giấc mơ an cư cho hàng nghìn lao động trẻ trên khắp cả nước.
Đại hội Đảng bộ Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn, lần thứ IV (nhiệm kỳ 2025-2030) diễn ra vào ngày 1/4/2025 tại Hà Nội, với 36 đảng viên được triệu tập. Về tham dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Trần Phú Thái - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch - Hội đồng quản trị Tổng Công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2).
Kết thúc quý 1 năm 2025, các chỉ số kinh doanh của Nam A Bank (HOSE: NAB) tiếp tục ghi nhận nhiều chỉ tiêu tăng trưởng ổn định, thanh khoản dồi dào, danh mục tài sản tiếp tục được cơ cấu theo hướng bền vững và hiệu quả nhất. Đồng thời, Ngân hàng cũng đang triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng nhằm chung tay cùng Chính phủ thúc đẩy kinh tế vĩ mô.
Bước vào năm 2025, Techcombank khởi động chiến lược nâng cấp toàn diện hệ thống chi nhánh, đánh dấu một chương mới trong hành trình chuyển đổi ngành tài chính tại Việt Nam. Với mô hình giao dịch không quầy, tích hợp công nghệ số hóa, thiết kế linh hoạt và trải nghiệm cá nhân hóa, ngân hàng đang tái định hình hình ảnh chi nhánh – không chỉ là nơi thực hiện giao dịch, mà trở thành “điểm chạm chiến lược” đồng hành cùng khách hàng kiến tạo giá trị sống bền vững.