Tại sao Guinea Xích Đạo đang là tâm điểm cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ tại châu Phi?

Thứ bảy, 11/12/2021 16:49 PM - 0 Trả lời

(CLO) Guinea Xích Đạo có thể trở thành nơi đặt căn cứ quân sự mới của Trung Quốc. Sự việc này đang gây bất an cho Mỹ. Bởi vậy, quốc gia nhỏ bé này có thể trở thành trung tâm của cuộc cạnh tranh địa chính trị mới tại châu Phi giữa 2 cường quốc nói trên.

Cuộc cạnh tranh quyền lực

Guinea Xích Đạo nằm trên bờ biển phía tây của Trung Phi và là nơi sinh sống của chỉ 1,4 triệu người. Nhưng quốc gia nhỏ bé này lại có trữ lượng dầu mỏ lớn và đặc biệt đang trở thành trung tâm của cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới - Trung Quốc và Mỹ.

Cụ thể, Guinea Xích Đạo được cho rằng có thể trở thành nơi đặt căn cứ quân sự mới của Trung Quốc, một động thái có thể gây nguy hiểm cho tham vọng quân sự của Mỹ trên Đại Tây Dương.

tai sao guinea xich dao dang la tam diem canh tranh giua trung quoc va my tai chau phi hinh 1

Trung Quốc đang tái thiết và mở rộng một cảng thương mại nước sâu ở Bata, Guinea Xích Đạo. Ảnh: Weibo

Tờ The Wall Street Journal vào ngày 5 tháng 12 cho rằng Trung Quốc có khả năng sẽ xây dựng một căn cứ hải quân quân sự để “tái trang bị và sửa chữa các tàu hải quân” ở Bata, thành phố lớn nhất của Guinea Xích Đạo, nơi Trung Quốc đã xây dựng một hải cảng nước sâu rộng lớn.

Quân đội Mỹ có tầm ảnh hưởng đáng kể trong khu vực này và hiển nhiên không chào đón đối thủ cạnh tranh lớn nhất đến vùng biển của họ. Thư ký báo chí Lầu Năm Góc John Kirby cho biết Mỹ lo ngại về các tác động an ninh sau vụ việc này.

“Chúng tôi đã nói rõ… với các nhà lãnh đạo Guinea Xích Đạo rằng hoạt động của CHND Trung Hoa ở đó sẽ gây lo ngại về an ninh quốc gia cho chúng tôi,” Kirby tuyên bố, nhưng không chỉ ra chi tiết.

Trung Quốc đã không phản hồi tuyên bố trên, song tờ Thời báo Toàn cầu của nước này nói trong một bài xã luận rằng: “Không có lý do gì để Trung Quốc triển khai quân sự trên Đại Tây Dương… chỉ cho một trò chơi cường quốc”.

Theo họ, Trung Quốc đã đầu tư rất lớn vào châu Phi và nhằm mục đích chống lại nạn cướp biển. “Và nếu Trung Quốc thiết lập một trạm cung cấp hải quân cho mục đích này, thì nó cũng sẽ khác với những gì Mỹ đang tưởng tượng. Nó sẽ mang lại lợi ích cho khu vực mà không gây hại gì”, bài báo viết thêm.

Một nguồn tin thân cận với quân đội Trung Quốc cũng cho biết, việc thiết lập căn cứ quân sự hải quân của Trung Quốc tại Guinea Xích Đạo khó có thể xảy ra, vì vị trí của quốc gia này không phù hợp với lợi ích chiến lược của Bắc Kinh.

Nguồn tin chỉ ra rằng: “Nó quá xa với Trung Quốc, không nằm dọc theo các tuyến hàng hải chính của Trung Quốc. Ngay cả dầu của nước này sau khi được khai thác, thì để tối đa hóa lợi nhuận sẽ thích hợp hơn nếu bán cho châu Âu, hơn là quay trở lại Trung Quốc”.

Ngoài ra, Phó Tổng thống Guinea Xích đạo Teodoro Nguema Obiang Mangue, con trai của tổng thống, phủ nhận có thỏa thuận về một căn cứ quân sự của Trung Quốc. Ông nói: “Trung Quốc là hình mẫu của một quốc gia thân thiện và đối tác chiến lược, nhưng hiện tại, không có thỏa thuận nào như vậy”.

Dù thế nào, thì Guinea Xích Đạo thực sự đã thu hút được sự chú ý của Mỹ và Trung Quốc trong những tháng gần đây. Khi phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jon Finer đến thăm châu Phi vào tháng 10 vừa qua, Guinea Xích Đạo đã có trong lịch trình.

Cùng tháng đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gọi điện cho người đồng cấp tại quốc gia Trung Phi này, nói rằng Trung Quốc sẽ “mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường”.

Chiến lược “chuỗi ngọc trai”

Theo các chuyên gia, Mỹ và Trung Quốc đang rơi vào một cuộc cạnh tranh quyền lực lớn, bao gồm cả những thách thức địa chính trị mới trên khắp thế giới. Washington lo ngại rằng Bắc Kinh có thể giành được một căn cứ quân sự chiến lược lâu dài trên Đại Tây Dương, đe dọa thế trận quân sự của Mỹ ở khu vực này.

Cụ thể, quân đội Trung Quốc đang thiết lập một mạng lưới các căn cứ quân sự tại các điểm quan trọng trên khắp Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và châu Phi, giống như cách Mỹ đã làm sau Thế chiến thứ hai. Những căn cứ này sẽ là nơi neo đậu của các tàu quân sự Trung Quốc và giúp phục vụ hạm đội của họ ở xa bờ biển của Trung Quốc.

tai sao guinea xich dao dang la tam diem canh tranh giua trung quoc va my tai chau phi hinh 2

Quân đội Trung Quốc tham dự lễ khai trương căn cứ quân sự của nước này ở Cộng hòa Djibouti vào ngày 1 tháng 8/2017. Ảnh: AFP

Các quan chức Mỹ cũng đã đề cập nhiều đến Kenya và Tanzania trên bờ biển phía đông của châu Phi, Namibia dọc theo Đại Tây Dương và Sao Tome và Principe ở Trung Phi là những địa điểm tiềm năng mà Trung Quốc đang để mắt tới cho mục đích thiết lập các căn cứ quân sự.

Trung Quốc đã thiết lập căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên ở Djibouti vào năm 2017 gần lối vào Biển Đỏ, một bước đi đã gây bất an cho Mỹ. Căn cứ hải quân này chỉ cách khoảng 12 km so với Trại Lemonnier, nơi có 3400 nhân viên, tương đương khoảng một nửa số quân nhân Mỹ trong Bộ Tư lệnh Châu Phi của Mỹ, đang làm việc. Theo nhiều báo cáo khác nhau, Trung Quốc có từ 1000 đến 2000 nhân viên hải quân tại căn cứ của mình.

John Calabrese, Giám đốc Dự án Trung Đông-Á tại Đại học Mỹ ở Washington, cho biết các cơ quan tình báo Mỹ và Lầu Năm Góc đánh giá rằng hải quân Trung Quốc đang đặt nền móng cho nhiều loại cơ sở quân sự khác nhau. Theo ông, trong khoảng 15 năm qua, Trung Quốc đang thực hiện chiến lược “chuỗi ngọc trai” để rải rác căn cứ quân sự trên khắp vùng biển Ấn Độ Dương.

Như vậy, Mỹ và Trung Quốc thực sự đang trong một cuộc cạnh tranh quyền lực toàn diện, từ thương mại, khoa học, quân sự, kinh tế cho đến tầm ảnh hưởng địa chính trị trên khắp thế giới.

Hoàng Hải

Bình Luận

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế