Tại sao không công bố danh tính bệnh nhân Covid-19?

Thứ năm, 27/05/2021 06:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đa số những người mắc Covid-19 đều là những người không may mắn, họ không phải “tội đồ” mà là nạn nhân cần được giúp đỡ, sẻ chia. Quyền tôn trọng bí mật riêng tư cá nhân và quyền tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người bị nhiễm Covid-19 luôn được pháp luật bảo vệ.

Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc quán triệt nhân viên y tế của đơn vị mình không được tiết lộ bằng bất cứ hình thức nào thông tin cá nhân của bệnh nhân mắc Covid -19. Ảnh minh họa

Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc quán triệt nhân viên y tế của đơn vị mình không được tiết lộ bằng bất cứ hình thức nào thông tin cá nhân của bệnh nhân mắc Covid -19. Ảnh minh họa

Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không công bố cho báo chí danh tính, chi tiết về lịch trình di chuyển và chi tiết về quá trình tiếp xúc của bệnh nhân Covid-19. Chỉ công bố, khuyến cáo các điểm đến có nguy cơ về dịch tễ (nơi đã từng có người dương tính với Covid -19 đến) để người dân đã từng di chuyển, tiếp xúc tại khu vực đó thực hiện ngay các biện pháp tự bảo vệ mình và những người xung quanh theo hướng dẫn của ngành y tế.

Bộ Y tế cũng chỉ đạo các đơn vị chỉ đạo, quán triệt các nhân viên y tế của đơn vị mình thực hiện nghiêm quy định tại Luật Khám chữa bệnh: không được tiết lộ bằng bất cứ hình thức nào thông tin cá nhân (danh tính, tuổi, địa chỉ...) của bệnh nhân mắc Covid-19.

Nội dung các công văn trên của Bộ Y tế không mới, bởi đó thực chất là cụ thể hóa các quy định được được thể hiện trong Luật Khám, chữa bệnh năm 2009; Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007. Cụ thể: Điều 8, Luật Khám, chữa bệnh năm 2009 quy định quyền được tôn trọng bí mật riêng tư như sau: người bệnh được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án. Thông tin riêng tư của bệnh nhân chỉ được phép công bố khi họ đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định.

Điều 9 của Luật Khám, chữa bệnh cũng quy định quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe trong khám bệnh, chữa bệnh. Theo đó, người bệnh không bị kỳ thị, phân biệt đối xử, được tôn trọng về tuổi tác, giới tính, dân tộc, tín ngưỡng.

Trong khi đó, Khoản 3, Điều 33, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 quy định: thầy thuốc và nhân viên y tế trong phòng chống lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải giữ bí mật thông tin liên quan đến người bệnh. Điều 11 Luật này yêu cầu thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm phải chính xác, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực, kịp thời; phù hợp với đối tượng, truyền thống văn hoá, dân tộc, đạo đức xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng và phong tục tập quán.

Cao hơn hết, quyền được tôn trọng bí mật riêng tư và danh dự, nhân phẩm là một trong những quyền công dân cơ bản, quan trọng được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013. Cụ thể: Khoản 1, Điều 21, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn”.

Bên cạnh đó, Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định: “Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”. Pháp luật hiện hành cũng quy định, người làm lộ bí mật đời tư hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác với tính chất nghiêm trọng đủ yếu tố cấu thành tội phạm sẽ còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bệnh nhân Covid-19 không phải “tội đồ”

Không phủ nhận trong cuộc chiến chống Covid-19 có những bệnh nhân và đối tượng ảnh hưởng bởi dịch bệnh đã không tuân thủ các quy định, khuyến cáo của ngành y tế, trốn cách ly, khai báo không trung thực, làm lây lan dịch bệnh. Những đối tượng này đã bị xử lý về mặt hành chính, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn lại, đa số bệnh nhân Covid-19 ở Việt Nam đều thuộc trường hợp vô tình nhiễm bệnh. Họ là đối tượng dễ bị tổn thương, đối diện với nguy cơ rủi ro về sức khỏe, tính mạng rất cần sự chia sẻ của cộng đồng. Thế nhưng thực tế, không ít người bệnh đã bị truyền thông và mạng xã hội xem như “tội phạm”, bị săn lùng ráo riết, cho dù chính họ đang là nạn nhân.

Những anh T, chị H đã bị bêu tên “cúng cơm” trên môi trường mạng; những nơi họ vô tình đi qua, trở thành “tọa độ chết”. Nhiều người, bệnh tật chưa kịp hành hạ đã bị bạo hành về tinh thần. Sự kỳ thị của xã hội đối với bệnh nhân Covid-19 vì thế càng trầm trọng hơn.

Không ít người đã bị phạt vì loan tin không chính xác, thiếu kiểm chứng trên mạng xã hội về tình hình dịch bệnh. Đặc biệt, họ ngang nhiên vi phạm quyền riêng tư của bệnh nhân Covid-19 và cả người thân của họ. Có những người vô tình vi phạm do thiếu hiểu biết nhưng cũng có những người hiểu biết nhưng tìm cách loan tin kiểu nửa vời, lấp lửng câu chữ, gây hoang mang dư luận. Giật gân, câu like với cả những người đồng bào đang bị dịch bệnh hoành hành không phải là ứng xử văn minh của những người có đạo đức.

Mục tiêu “kép” trong tuyên truyền phòng chống dịch

Mới đây, phỏng vấn một đồng nghiệp được xem như “chiến binh” trong công tác tuyên truyền phòng chống dịch. Chị đưa ra một nhận định khiến tôi phải ngỡ ngàng: đưa tin về Covid-19 cũng phải xác định hướng đến mục tiêu “kép”. Theo chị, mục tiêu “kép” trong mặt trận thông tin tuyên truyền được hiểu là: thông tin vừa nhanh, kịp thời, chính xác nhằm khuyến cáo người dân chấp hành tốt các quy định phòng chống dịch, đặc biệt là khuyến cáo 5K nhưng cũng không nên khai thác sâu vào đời sống cá nhân của người bệnh, liều lượng thông tin vừa phải, tránh gây tâm lý hoang mang trong cộng đồng.

Làm được việc ấy quả không dễ, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh thông tin giữa các báo và đặc biệt là “cuộc đua” với mạng xã hội. Nhưng báo chí với lợi thế thông tin chính thống, có kiểm chứng sẽ thực sự trở thành công cụ hữu hiệu, thậm chí là một “mặt trận” trong cuộc chiến phòng chống dịch bệnh.

Quang Duy

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn