(CLO) Sau hậu quả của nạn diệt chủng Holocaust trong Thế chiến II, thế giới đã thống nhất một Công ước Diệt chủng năm 1948 để đảm bảo những tội ác này không bao giờ xảy ra nữa.
Công ước được soạn thảo vào năm 1948, năm Israel được thành lập với tư cách là một quốc gia Do Thái. Giờ đây, Israel lại đang bị cáo buộc tại tòa án cao nhất của Liên hợp quốc về chính tội ác mà quốc gia này đã phải hứng chịu vào cuối những năm 1930 trong Thế Chiến II.
Bà Mary Ellen O'Connell, giáo sư luật và nghiên cứu hòa bình quốc tế tại Viện Kroc của Đại học Notre Dame, cho biết Công ước Diệt chủng 1948 được thành lập dựa trên tội ác của Đức Quốc xã nhằm loại bỏ sáu triệu người Do Thái trên khắp châu Âu
Giờ đây, trước cuộc xung đột quân sự tàn khốc giữa ở Gaza, Nam Phi đã ra Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) và cáo buộc Israel phạm tội diệt chủng. Israel bác bỏ cáo buộc này.
Vào thứ Sáu (26/1), tòa án đã ra lệnh cho Israel kiềm chế mọi hành động có thể vi phạm Công ước Diệt chủng và đảm bảo quân đội của họ không thực hiện hành vi diệt chủng ở Gaza. Israel cũng phải thực hiện các biện pháp nhân đạo cho thường dân Palestine tại khu vực này.
Dưới đây là thông tin thêm về tội ác diệt chủng và các trường hợp phạm tội diệt chủng khác trong quá khứ.
Diệt chủng là gì?
Công ước ngăn ngừa và trừng phạt tội ác diệt chủng là thỏa thuận quốc tế được thông qua tại Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 9/12/1948. Trong đó định nghĩa tội diệt chủng là những hành vi "được thực hiện với mục đích tiêu diệt, toàn bộ hoặc một phần, một nhóm quốc gia, sắc tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo".
Những hành vi diệt chủng bao gồm giết hại; gây tổn hại nghiêm trọng về thể chất hoặc tinh thần của các thành viên trong tập thể; cố ý bắt các tập thể phải sống trong những điều kiện dẫn đến việc biến mất cả cộng đồng; áp đặt các biện pháp nhằm ngăn chặn việc sinh sản của cộng đồng; cưỡng bức chuyển trẻ em từ cộng đồng này sang cộng đồng khác.
Văn bản này được lặp lại trong Quy chế Rome, hiệp ước thành lập Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC). Diệt chủng là một trong những tội ác thuộc thẩm quyền của Tòa án này, cùng với tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người và tội ác xâm lược. ICC truy tố các cá nhân và tách biệt với Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), nơi phán quyết các tranh chấp giữa các quốc gia.
Trong hồ sơ bằng văn bản và tại phiên điều trần công khai hồi đầu tháng 1, Nam Phi đã cáo buộc lực lượng Israel có các hành động diệt chủng, bao gồm giết người Palestine ở Gaza, gây tổn hại nghiêm trọng về tinh thần và thể chất, đồng thời cố tình gây ra các điều kiện nhằm "hủy diệt về thể chất của họ với tư cách một cộng đồng".
Israel đã kịch liệt phản đối cáo buộc của Nam Phi, cho rằng nước này đang hành động để tự vệ trước "mối đe dọa diệt chủng" do Hamas gây ra.
Làm thế nào để chứng minh tội diệt chủng?
Theo AP, khó có thể xác định quốc gia nào đang thực hiện tội ác diệt chủng, bởi bên cạnh nhiều yếu tố cơ bản được liệt kê trong công ước, thì yếu tố chính để xác định tội diệt chủng nằm ở ý định - ý định tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần một nhóm quốc gia, sắc tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo.
Tại các phiên điều trần công khai hồi đầu tháng này và trong văn bản đệ trình chi tiết lên ICJ, Nam Phi đã trích dẫn các bình luận của các quan chức Israel rằng nước này tuyên bố thực hiện ý định.
Tuy nhiên, chuyên gia luật quốc tế Malcolm Shaw thuộc nhóm pháp lý của Israel, gọi những bình luận mà Nam Phi nêu bật là "những trích dẫn ngẫu nhiên không phù hợp với chính sách của chính phủ".
Những vụ kiện diệt chủng trong quá khứ
Lần gần nhất ICJ đưa ra phán quyết diệt chủng là vào năm 2007. Khi đó, tòa án này ra phán quyết rằng Serbia "vi phạm nghĩa vụ ngăn chặn nạn diệt chủng" trong vụ thảm sát ở vùng đất Srebrenica của Bosnia vào tháng 7/1995. Thời điểm đó, lực lượng người Serb ở Bosnia đã vây bắt và sát hại hơn 8.000 đàn ông và bé trai chủ yếu là người Hồi giáo.
Hai vụ án về tội diệt chủng khác hiện vẫn đang được ICJ xét xử. Một là trường hợp Ukraine đệ đơn kiện ngay sau khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự vào nước này hai năm trước, cáo buộc Moscow đang lên kế hoạch cho các hành động diệt chủng ở Ukraine. Khi đó, ICJ đã ra lệnh cho Nga ngừng xung đột, tuy nhiên bị Moscow bác bỏ.
Một trường hợp vào ngày 11/11/2019, Gambia gửi đơn kiện lên ICJ cáo buộc Myanmar đã có hành vi diệt chủng chống lại người thiểu số Hồi giáo Rohingya. Gambia đã đệ đơn kiện thay mặt cho Tổ chức Hợp tác Hồi giáo.
Một điểm tương đồng giữa Gambia và Nam Phi là cả hai quốc gia đều đệ trình đơn kiện lên ICJ trong các cuộc xung đột mà họ không trực tiếp tham gia. Đó là vì công ước diệt chủng bao gồm một điều khoản cho phép các quốc gia riêng lẻ, ngay cả những quốc gia không liên quan, kêu gọi Liên hợp quốc hành động để ngăn chặn hoặc trấn áp các hành vi bạo lực của diệt chủng.
Có tòa án quốc tế nào khác xử lý tội diệt chủng không?
Tòa án Hình sự Quốc tế về Nam Tư cũ đã kết án các bị cáo bao gồm cựu lãnh đạo người Serb Bosnia Radovan Karadzic và chỉ huy quân sự của ông, Tướng Ratko Mladic về tội diệt chủng vì liên quan đến vụ thảm sát Srebrenica.
Tòa án Hình sự Quốc tế Rwanda, có trụ sở chính tại Arusha (Tanzania), là tòa án quốc tế đầu tiên đưa ra bản án diệt chủng khi kết luận Jean Paul Akayesu phạm tội diệt chủng cùng các tội danh khác. Năm 1998, tòa án Rwanda kết án Jean Paul Akayesu tù chung thân.
Ông ta bị kết án vì đóng vai trò trong vụ diệt chủng năm 1994 ở Rwanda, khi các chiến binh người Hutu tàn sát khoảng 800.000 người, chủ yếu là người Tutsi thiểu số. Tòa án đã kết án 62 bị cáo vì liên quan đến nạn diệt chủng.
Tòa án Hình sự Quốc tế đã buộc tội Cựu Tổng thống Sudan Omar al-Bashir về tội diệt chủng ở vùng Darfur. Chiến sự vùng Darfur bùng phát khi các phiến quân nổi dậy chống lại chính phủ ở Khartoum, cáo buộc họ phân biệt đối xử với cộng đồng không phải người Ả Rập ở đây.
Khartoum đáp trả bằng cách triển khai Janjaweed, lực lượng dân binh vũ trang Arab đã tấn công các ngôi làng ở Darfur bên cạnh quân đội chính quy. Theo Liên hợp quốc, cuộc xung đột đã cướp đi sinh mạng của 300.000 người do giao tranh trực tiếp cũng như bệnh tật và suy dinh dưỡng. Khoảng 2,7 triệu người đã phải di tản.
Một tòa án hỗn hợp trong nước và quốc tế ở Campuchia đã kết án ba trong số các lãnh đạo Khmer Đỏ - chế độ mà sự cai trị tàn bạo vào những năm 1970 đã gây ra cái chết của khoảng 1,7 triệu người. Hai người trong số họ bị kết tội diệt chủng.
Từ ngày 15/11 - 31/12/2024, THACO AUTO triển khai chương trình “Cùng Kia đón Tết tại Hàn Quốc”. Theo đó, khi mua xe Kia K5 hoặc Kia Sorento, khách hàng sẽ có cơ hội tham gia rút thăm trúng thưởng với tổng giá trị giải thưởng lên đến 490 triệu đồng.
(CLO) Hội chợ được kỳ vọng góp phần hình thành chuỗi giá trị liên kết giữa người nông dân nuôi trồng dược liệu, các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đồng thời, giới thiệu dược liệu, sản phẩm dược liệu đặc hữu, đặc thù của Việt Nam với quốc tế.
(CLO) Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2024 đang trải qua những khó khăn nhất định, tuy nhiên đây cũng là khoảng thời gian tuyệt vời để nắm bắt các cơ hội, được ủng hộ bởi các điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi và môi trường lãi suất thấp.
(CLO) Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn (Bình Định) có niên đại cuối thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 12 làm bằng đá sa thạch, vừa được công nhận là bảo vật quốc gia.
(CLO) Ngày 21/11, UBND xã Krông Năng, huyện Krông Pa (Gia Lai) cho biết, đã có báo cáo về việc bé gái 4 tuổi bị xâm hại tình dục tại buôn Ia Sóa, xã Krông Năng.
(CLO) Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai đề nghị UBND tỉnh nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh. Qua đó có thể tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho lực lượng kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách.
(CLO) Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai vừa có quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với bà Đặng Nguyễn Thị Hồng Hoa (kế toán Sở Nội vụ) và bà Trần Thị Minh Hà (chuyên viên Ban Tôn giáo).
(NB&CL) Dự án trường THPT chuyên Phan Bội Châu ở Nghệ An với tổng mức đầu tư là 95 tỷ đồng, xây dựng gần xong thì bất ngờ dừng thi công rồi bỏ hoang suốt hai năm qua, vì thiếu vốn. Nhiều hạng mục đã xuống cấp, hư hỏng, gây lãng phí, khiến người dân địa phương bức xúc.
(NB&CL) “Chúng tôi đi sâu tìm hiểu câu chuyện cơ chế đặt hàng đào tạo giáo viên giữa trường sư phạm và địa phương. Vì sao các trường đào tạo sư phạm sẵn sàng đáp ứng “cung”, nhưng các địa phương chưa mặn mà đặt hàng?... Trước những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn triển khai, việc sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh Nghị định 116 là yêu cầu, đòi hỏi hết sức cấp thiết” - nhà báo Lê Thu đại diện nhóm tác giả vừa đoạt giải đặc biệt Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam với tác phẩm “Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên “Cung” hào hứng - “Cầu” thờ ơ” (do nhóm tác giả Lê Thị Thu, Lê Thị Hằng, Trần Hữu Hưng, Nguyễn Văn Cường thực hiện) đã chia sẻ như vậy trong cuộc trò chuyện với Báo Nhà báo & Công luận về loạt bài.
(CLO) Vụ tai nạn giữa xe khách giường nằm và xe đầu kéo chở xăng dầu trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây khiến phụ xe tử vong, 10 người trên xe khách bị thương được đưa đi cấp cứu.
(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn (Bộ Ngoại giao) tổ chức họp báo thông tin về Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024. Dự kiến, sự kiện sẽ chính thức diễn ra từ 7 đến ngày 8/12/2024 tại Khu Ngoại giao Đoàn (Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội).
(CLO) Đang lưu thông trên cầu Bình Thành (Huế), xe chở rác bất ngờ va vào lan can rồi lao xuống sông ở độ cao hàng chục mét khiến 2 người trên xe mất tích.
(CLO) Trung Quốc đã phô trương công nghệ quân sự tiên tiến bằng cách trình làng một loạt thiết bị quân sự hiện đại tại triển lãm hàng không lớn nhất đất nước.
(CLO) Một ngày sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép, Ukraine đã bắn tên lửa tầm xa ATACMS vào khu vực Bryansk, nằm cách 379 km về phía tây nam Moscow.
(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil đã ra tuyên bố của các nhà lãnh đạo vào thứ Hai (18/11), kêu gọi "hành động" giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng mà toàn cầu đang phải đối mặt, như xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu và các vấn đề lớn khác.
(CLO) Theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Indonesia, gần 10 triệu người đã rời khỏi tầng lớp trung lưu của nước này kể từ năm 2019 cho đến nay.
(CLO) Trong nhiều năm, con người đã suy ngẫm về viễn cảnh tận thế của thế giới, gồm cả các nhà tiên tri, nhà khoa học vĩ đại cho đến các tổ chức nghiên cứu vũ trụ như NASA. Và không thể không lo lắng khi những nguy cơ mà họ đưa ra đều đang dần hiện hữu.
(CLO) Phó Tổng thống đắc cử JD Vance được coi là ứng cử viên sáng giá nhất để kế nhiệm ông Donald Trump với tư cách là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa vào năm 2028.
(CLO) Trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều lần cam kết sẵn sàng đàm phán với Nga nhằm hạ nhiệt những căng thẳng giữa hai quốc gia. Vậy quan hệ Nga - Mỹ sẽ có những thay đổi đáng kể dưới thời ông Trump tới đây?
(CLO) Có thể khẳng định rằng chưa bao giờ mối quan hệ Việt Nam - Mỹ tốt đẹp như hiện tại. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Vì thế, ngay cả với sự trở lại Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump cùng khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết”, thì bên cạnh những thách thức, một thời cơ lớn cho Việt Nam cũng sẽ được gợi mở.
(CLO) Từ chỗ thất bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 và hứng chịu vô số hậu quả, ông Donald Trump đã trở lại đỉnh cao quyền lực một cách ngoạn mục khi đánh bại bà Kamala Harris trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay.
(CLO) Quyết định của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khi sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Galant và bổ nhiệm cựu Ngoại trưởng Israel Katz thay thế ông đã đánh dấu một bước ngoặt bất ngờ trong nền chính trị nước này.