Robot như người thật, công nghệ của Trung Quốc đang vượt ra ngoài không gian
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
Theo dõi báo trên:
Cái chết và sự tàn phá không phải là điều duy nhất mà Covid-19 gây ra. Đại dịch cũng đã làm gia tăng đáng kể sự bất bình đẳng trên toàn cầu trong 3 năm qua.
Theo Chỉ số tỷ phú Bloomberg, 131 tỷ phú đã tăng hơn gấp đôi giá trị tài sản ròng của họ trong đại dịch. Người giàu nhất thế giới, giám đốc Louis Vuitton, Bernard Arnault, sở hữu khối tài sản trị giá 159 tỷ USD vào ngày 27/12/2022, gia tăng khoảng 60 tỷ USD so với đầu năm 2020.
Elon Musk, người giàu thứ hai hành tinh, khoe khối tài sản trị giá 139 tỷ USD - ít hơn 50 tỷ USD so với trước đại dịch. Và tỷ phú Gautam Adani của Ấn Độ, người giàu thứ 3 thế giới, đã chứng kiến sự giàu có của mình tăng hơn 10 lần trong giai đoạn này, từ khoảng 10 tỷ USD vào đầu năm 2020 lên 110 tỷ USD vào cuối năm 2022.
Đồng thời, gần 97 triệu người - nhiều hơn dân số của bất kỳ quốc gia châu Âu nào - chỉ trong năm 2020 đã bị đẩy vào tình trạng nghèo cùng cực, với thu nhập dưới 1,9 USD/ngày (chuẩn nghèo do Ngân hàng Thế giới xác định). Tỷ lệ nghèo đói toàn cầu được ước tính sẽ tăng từ 7,8% lên 9,1% vào cuối năm 2021. Hiện nay, lạm phát tăng vọt đang ảnh hưởng đến tăng trưởng tiền lương thực tế, ăn vào thu nhập khả dụng của người dân trên khắp thế giới.
Để kiềm chế giá cả tăng cao, các ngân hàng trung ương khắp thế giới đang giảm dòng tiền chảy vào nền kinh tế bằng cách tăng lãi suất và rút thanh khoản dư thừa. Nhưng điều đó một lần nữa ảnh hưởng đến người lao động, với các công ty - từ các hãng công nghệ như Amazon, Twitter và Meta cho đến các ngân hàng như Goldman Sachs - thông báo sa thải nhân viên vào cuối năm 2022 vốn đã đầy biến động.
Tờ Al Jazeera đã phỏng vấn các nhà kinh tế để tìm hiểu lý do tại sao người giàu tiếp tục giàu hơn ngay cả trong khủng hoảng và liệu điều đó có phải là không thể tránh khỏi mỗi khi nền kinh tế suy thoái hay không.
Và câu trả lời là, nhiều quốc gia áp dụng các chính sách như giảm thuế và khuyến khích tài chính cho các doanh nghiệp để thúc đẩy nền kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng như đại dịch. Các ngân hàng trung ương bơm tiền vào nền kinh tế để cho vay và chi tiêu dễ dàng hơn. Điều này giúp những người giàu có tăng thêm tiền của thông qua các khoản đầu tư vào thị trường tài chính. Nhưng sự gia tăng bất bình đẳng là không thể tránh khỏi.
Thị trường chứng khoán bùng nổ
Khi đại dịch bắt đầu, các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đã hành động để bảo vệ các thị trường tài chính bị ảnh hưởng nặng nề khi các Chính phủ bắt đầu áp đặt các lệnh phong tỏa.
Để cứu nền kinh tế khỏi sụp đổ, các ngân hàng trung ương đã cắt giảm lãi suất, do đó làm giảm chi phí đi vay và tăng nguồn cung tiền. Họ cũng bơm hàng nghìn tỷ USD vào thị trường tài chính với mục đích khuyến khích các công ty đầu tư vào nền kinh tế. Các ngân hàng trung ương lớn đã bơm hơn 11 nghìn tỷ USD vào nền kinh tế toàn cầu kể từ năm 2020.
Những can thiệp này đã gây ra sự bùng nổ về giá trị của cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ tài chính khác - nhưng sự gia tăng giá tài sản không đi kèm với sự gia tăng sản xuất kinh tế.
Ông Francisco Ferreira, Giám đốc Viện Nghiên cứu Bất bình đẳng Quốc tế, trường Kinh tế Luân Đôn (LSE), cho biết: “Thay vì dẫn đến tăng sản lượng kinh tế, một lượng lớn tiền đột ngột đổ vào hệ thống tài chính đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể về giá tài sản, bao gồm cả cổ phiếu, mang lại lợi ích cho người giàu”.
Một năm sau đại dịch, thị trường vốn đã tăng 14 nghìn tỷ USD, với 25 công ty - chủ yếu thuộc phân khúc công nghệ, xe điện và chất bán dẫn - chiếm 40% tổng mức tăng, theo phân tích của công ty tư vấn Mackinsey về hiệu suất cổ phiếu thuộc 5.000 công ty.
“Kết quả là thời kỳ đại dịch đã chứng kiến sự gia tăng lớn nhất về tài sản của tỷ phú kể từ khi bắt đầu thống kê số liệu. Và chúng tôi vẫn đang xem xét mức độ gia tăng phi thường đó”, Giám đốc Tư pháp Kinh tế của Oxfam America, ông Nabil Ahmed nói.
Theo báo cáo “Lợi nhuận từ Nỗi đau” của Oxfam được công bố vào tháng 5 năm nay, các tỷ phú đã thấy tài sản của họ tăng thêm trong 24 tháng bằng với mức tăng trong 23 năm qua. Cứ sau 30 giờ, trong khi Covid-19 và giá lương thực tăng cao đang đẩy thêm gần một triệu người vào cảnh nghèo đói cùng cực, thì nền kinh tế toàn cầu cũng sản sinh ra một tỷ phú mới.
Yếu tố trước đại dịch
Chắc chắn là sự bất bình đẳng về thu nhập và của cải đã gia tăng kể từ những năm 1980 khi các Chính phủ trên khắp thế giới bắt đầu bãi bỏ quy định và tự do hóa nền kinh tế để cho phép khu vực tư nhân tham gia nhiều hơn. Bất bình đẳng thu nhập đề cập đến khoảng cách trong thu nhập khả dụng của người giàu và người nghèo trong khi bất bình đẳng giàu có liên quan đến việc phân phối tài sản tài chính và tài sản thực, chẳng hạn như cổ phiếu hoặc nhà ở.
Trong số những thứ khác, thời kỳ hậu tự do hóa cũng làm giảm khả năng thương lượng của người lao động. Đồng thời, các công ty ngày càng bắt đầu chuyển sang thị trường tài chính để vay tiền cho các khoản đầu tư của họ, ông Yannis Dafermos, giảng viên cao cấp về kinh tế tại Đại học SOAS ở London cho biết.
Ông Dafermos nói: “Chính việc tài chính hóa nền kinh tế nói riêng đã tạo ra nhiều thu nhập cho người giàu, những người đầu tư vào tài sản tài chính. Và bất cứ khi nào một cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra, phản ứng của các ngân hàng trung ương là cứu thị trường tài chính khỏi sự sụp đổ vì nó có mối liên hệ mật thiết với nền kinh tế thực. Điều này giúp thị trường chứng khoán và trái phiếu phát triển mạnh, tạo ra nhiều của cải và giảm bất bình đẳng hơn”.
Đó là những gì các ngân hàng trung ương lớn đã làm trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 - 2009, chính là bơm thanh khoản vào thị trường thông qua nhiều công cụ khác nhau và hạ lãi suất để khuyến khích các công ty vay và đầu tư.
Bà Jayati Ghosh, Giáo sư Kinh tế tại Đại học Massachusetts Amherst nhận định rằng: “Chính sách nới lỏng tiền tệ bắt đầu sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã dẫn đến lãi suất thực sự thấp đến mức âm và thanh khoản lớn trong hệ thống tài chính. Vì vậy, trong 15 năm qua, các tập đoàn đã chọn tái đầu tư tiền vào việc mua nhiều tài sản tài chính hơn để theo đuổi lợi nhuận cao hơn là tăng sản lượng của họ”.
Đại dịch đã đẩy nhanh các cấu trúc bất bình đẳng đó - có thể là tự do hóa thị trường lao động, gia tăng quyền lực độc quyền hoặc xói mòn thuế công - ông Ahmed của Oxfam cho biết. Một ví dụ là 143 trong số 161 quốc gia được Oxfam phân tích đã đóng băng thuế suất đối với người giàu trong thời kỳ đại dịch và 11 quốc gia đã giảm thuế.
Lạm phát tấn công mạnh nhất các quốc gia có thu nhập thấp
Khi các quốc gia bắt đầu nới lỏng các hạn chế do Covid-19, nhu cầu của người tiêu dùng tăng mạnh cùng với những cú sốc về nguồn cung đã góp phần khiến lạm phát toàn cầu chạm mức kỷ lục.
Điều đó đã buộc các ngân hàng trung ương phải kết thúc chính sách cho phép tiếp cận tiền dễ dàng. Họ cũng đã thông báo tăng mạnh lãi suất. Mục đích của họ bây giờ là giảm nhu cầu để giá cả giảm xuống và, ở các nền kinh tế tiên tiến như Hoa Kỳ, cũng để hạ nhiệt thị trường việc làm.
Để bảo toàn thu nhập của các doanh nghiệp sau sự thay đổi chính sách này, các công ty lớn hiện đã bắt đầu tuyên bố cắt giảm việc làm, ngay cả khi lạm phát khiến người nghèo có mức tiết kiệm thấp.
Ông Dafermos đến từ Đại học SOAS cho biết: “Ngay cả khi lạm phát gia tăng, tỷ suất lợi nhuận của các công ty vẫn không giảm. Ông nói, các công ty lớn đang giữ lại lợi nhuận để chia cổ tức cho các cổ đông của họ thay vì tăng thu nhập từ tiền lương, ngay cả khi các công ty nhỏ hơn bị ảnh hưởng do thiếu đầu tư của các công ty lớn hơn.
Lãi suất tăng đã làm tăng chi phí đi vay, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu nhiều hơn của các nước đang phát triển và thu nhập thấp cho các chương trình phúc lợi vì họ có mức nợ công và nợ tư nhân cao.
“Do cách thức hoạt động của hệ thống tài chính toàn cầu, sẽ có rất nhiều áp lực buộc các nước đang phát triển phải thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng. Điều đó có thể tạo ra nhiều bất bình đẳng hơn và đối với tôi, điều này có lẽ quan trọng hơn vì nó hạn chế khả năng cung cấp bảo trợ xã hội cho người nghèo”, ông Dafermos nói.
Theo Oxfam, các quốc gia có thu nhập thấp đã chi khoảng 27% ngân sách của họ để trả nợ - gấp đôi số tiền chi cho giáo dục và gấp 4 lần cho y tế.
Bất bình đẳng là một lựa chọn
Sau Thế chiến II, các quốc gia bắt đầu áp dụng các chính sách thuế lũy tiến và thực hiện các bước để giải quyết quyền lực độc quyền, ông Ahmed nói. Và trong khi nhiều quốc gia đảo ngược cách tiếp cận đó trong đại dịch, thì một số quốc gia lại đi ngược xu hướng. Costa Rica đã tăng mức thuế cao nhất lên 10% và New Zealand tăng thuế lên 6% để phân phối lại của cải.
“Có những ví dụ về các quốc gia đang làm điều đúng đắn. Và nó nhắc nhở chúng ta rằng bất bình đẳng là không thể tránh khỏi. Đó là một chính sách và một sự lựa chọn chính trị”, ông Ahmed nói.
Mặt khác, nếu không được giải quyết, bất bình đẳng giàu nghèo trao quyền cho người giàu ảnh hưởng đến các chính sách có lợi cho họ, điều này có thể làm sâu sắc thêm sự phân chia thu nhập, không phụ thuộc vào bản chất bùng nổ và suy thoái của các chu kỳ kinh tế.
Ông Ferreira tại Trường Kinh tế London cho biết: “Sự giàu có hơn có xu hướng gắn liền với việc giới thượng lưu nắm quyền kiểm soát Chính phủ và các tổ chức nhà nước.
Ông nói, điều này có thể có các hình thức khác nhau trong các bối cảnh dân chủ khác nhau, nhưng kết quả là như nhau.
Ông Ferreira cho rằng: “Khả năng thương lượng của người giàu tăng lên nhờ nhiều công cụ khác nhau mà họ sử dụng, chẳng hạn như vận động hành lang. Các chính sách cuối cùng mang lại lợi ích cho những người giàu có và điều đó lại tạo ra một chu kỳ. Nhưng, lần này, đó là một chu kỳ chính trị”.
Hồng Vân (Theo Al Jazeera)
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Thủ tướng Đức Olaf Scholz ứng cử nhiệm kỳ thứ hai bất chấp sự ủng hộ kém mạnh mẽ trong đảng của ông.
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, lễ trao giải thưởng “Vô lăng vàng” năm 2024 sẽ được tổ chức vào cuối tháng 12/2024.
(CLO) Để dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra trước ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành giải póng mặt bằng, cũng như nốt các phần còn tồn tại trong thời gian sớm nhất.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Nhận định Southampton vs Liverpool, 21h ngày 24/11 tại Ngoại hạng Anh; dự đoán tỉ số Southampton vs Liverpool cùng các chuyên gia phân tích.
(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Lễ hội trầm hương lần đầu tiên được tổ chức tại Festival Biển Nha Trang 2025 được kỳ vọng mang đến những trải nghiệm, hiểu biết về nghề trầm.
(CLO) Hệ thống tên lửa Oreshnik có khả năng tấn công các mục tiêu trên toàn châu Âu, Sergey Karakayev, theo Chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga nói với Tổng thống Vladimir Putin.
(CLO) Đội bóng của huấn luyện viên Luis Enrique có chiến thắng đậm 3-0 trước Toulouse tại vòng 12 Ligue 1 2024/25. Với kết quả này, PSG tiếp tục giành vị trí đứng đầu bảng xếp hạng giải đấu.
(CLO) Giải thưởng quốc tế danh giá Kotler Awards 2024 tôn vinh các Nhà tiếp thị kinh doanh, Chuyên gia Marketing, Nhà quản trị chiến lược và Doanh nghiệp xuất sắc với những thành tựu vượt trội, đóng góp cho sự phát triển bền vững và nâng tầm thương hiệu quốc gia Việt Nam.
(CLO) Dịp cuối năm nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín dụng hấp dẫn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
(CLO) Trong những thời điểm tình hình địa chính trị thế giới có những diễn biến phức tạp, khó lường và kinh tế trong nước đối diện nhiều khó khăn, thách thức như hiện nay, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) càng khẳng định vai trò là công cụ hữu hiệu giữ ổn định kinh tế vĩ mô, điều tiết, dẫn dắt, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, khắc phục các khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường.
(CLO) Từ 01/01/2025, theo Thông tư 17/2024/TT-NHNN và Thông tư 18/2024/TT-NHNN, khách hàng chưa cài đặt sinh trắc học qua CCCD gắn chip sẽ không thực hiện được giao dịch trực tuyến trên tài khoản cũng như rút tiền, thanh toán online từ thẻ. Nhằm hỗ trợ khách hàng chủ động hoàn thành thủ tục này, Agribank mang đến chương trình ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng hoàn thành cài đặt sinh trắc học.
(CLO) Theo báo cáo từ Cơ quan Thuế Liên bang Nga (FTS), doanh thu thuế của ngân sách Nga trong 10 tháng đầu năm nay đã đạt gần 46 nghìn tỷ rúp (tương đương 457 tỷ USD), tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
(CLO) Một mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở miền nam Trung Quốc, hãng thông tấn Xinhua đưa tin, trích dẫn nguồn tin từ cục địa chất tỉnh Hồ Nam.
(CLO) Chính phủ Nga có kế hoạch dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu xăng trước thời hạn và các văn bản liên quan sẽ được chuẩn bị trong những ngày tới, Phó Thủ tướng Alexander Novak nói với các phóng viên.
(CLO) Bất chấp những thách thức từ cuộc chiến tranh xâm lược của Nga, kinh tế Ukraine đã tăng trưởng 4.2% trong 10 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái, theo thông báo của Bộ Kinh tế Ukraine vào ngày 18 tháng 11.
(CLO) Triều Tiên và Nga vừa ký kết một thỏa thuận mới nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế sau các cuộc hội đàm tại Bình Nhưỡng trong tuần này, theo Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA).
(CLO) Bộ Công Thương trình Chính phủ 2 cách tính giá xăng dầu: Một là do doanh nghiệp tự quyết; hai là doanh nghiệp công bố theo chi phí được nhà nước quy định.