Tại sao sự kiện 6/1 lại là một thách thức với các nhà làm phim tài liệu?

Thứ bảy, 07/01/2023 10:27 AM - 0 Trả lời

(CLO) Là một nhà làm phim tài liệu người Anh, Nick Quested đã dành vài tháng theo dõi Proud Boys, bộ phim giúp ông có cái nhìn sâu sắc về các hành động của nhóm cực đoan trong cuộc bao vây Điện Capitol hai năm trước.

Bộ phim chưa phát hành của ông là một trong số hơn chục dự án gần đây đã và đang được thực hiện liên quan đến cuộc bạo loạn ở Điện Capitol, một loại sự kiện chấn động thế giới, chứa đầy những câu hỏi chưa có lời giải đáp, những hình ảnh gây sửng sốt và sẽ là tư liệu cho các thế hệ sau này.

tai sao su kien 6 1 lai la mot thach thuc voi cac nha lam phim tai lieu hinh 1

Một phiên điều trần của Ủy ban đặc biệt của Hạ viện Mỹ nhằm điều tra vụ tấn công ngày 6/1/2021 vào Điện Capitol. Ảnh: Poynter

Bài liên quan

Nhưng việc tung ra một bộ phim tài liệu về sự kiện này đang gây ra nhiều trở ngại đối với nhiều nhà làm phim và nhà sản xuất. Một số đối tượng vẫn còn quá đau thương để nói về nó một cách dễ dàng. Một số nền tảng và nhà phân phối có thể ngần ngại thực hiện một dự án như vậy, lo ngại rằng chủ đề đã trở nên quá phân cực hoặc đã có quá nhiều phim khai thác đề tài tương tự.

Bản thân những người tham dự phiên điều trần ngày 6/1 cũng cảm thấy rằng họ đang được xem một bộ phim tài liệu với nhiều thông tin mới và được dựng một cách tỉ mỉ.

Rủi ro khi làm phim tài liệu

Trong khi đó, anh em người Mỹ gốc Pháp Jules và Gédéon Naudet đã sớm quyết định thực hiện một cách tiếp cận khác biệt cho bộ phim tài liệu “Ngày 6 tháng 1” của họ. Phải mất nhiều tháng đối thoại trước khi Cảnh sát D.C. cho phép họ tiếp cận tự do với các sĩ quan phỏng vấn, những người đã đấu tranh để bảo vệ khu phức hợp quốc hội ngày hôm đó.

“Chúng tôi không phải là nhà báo. Chúng tôi không làm phóng sự điều tra. Đối với chúng tôi, điều lôi cuốn chúng tôi là quan điểm của con người. Khi bạn đang làm việc như mọi ngày, và đột nhiên cuộc sống thay đổi trong tích tắc, điều gì xuất hiện trong suy nghĩ của bạn?", ông Jules nói.

Nhưng để thu hút được câu chuyện đó từ những người đã trực tiếp trải qua ngày 6/1 không phải là điều dễ dàng.

Nick Quested cũng gọi các cuộc điều trần là “con dao hai lưỡi” đối với nhiều nhà làm phim độc lập.

“Nhưng mục tiêu của bạn với tư cách là một nhà báo là làm chứng và kể cho mọi người những gì bạn đã thấy. Thật tự hào khi những thước phim của chúng tôi đã được phát sóng lại cho mọi người xem trong phiên điều trần”, ông nói. 

Ông Christoffer Guldbrandsen, một nhà làm phim người Đan Mạch, người đã quay phim cố vấn Roger Stone trong nhiều năm trước ngày 6/1, từng từ chối việc xuất hiện tại phiên điều trần. Nhưng sau nhiều lần thuyết phục, cuối cùng ông đã đồng ý chia sẻ đoạn phim của mình, để tôn trọng mức độ nghiêm trọng của cuộc điều tra.

"Con dao hai lưỡi"

Nhưng trát hầu tòa đã mang lại lợi ích bất ngờ cho một nhà làm phim khác. Nhà làm phim tài liệu người Anh Alex Holder đã thực hiện bộ phim “Unprecedented”, loạt phim gồm ba phần của ông về gia đình cựu Tổng thống Donald Trump khi phiên điều trần bắt đầu.

Tuy nhiên, công chúng không biết về điều đó cho đến khi ông làm chứng sau cánh cửa đóng kín và chia sẻ những thước phim về các cuộc phỏng vấn dài hàng giờ đồng hồ với cựu Tổng thống Trump trong khoảng thời gian gần ngày 6/1.

“Về bộ phim, việc điều trần đã mang lại những tiếng vang bất ngờ”, ông Holder nói. Discovery Plus đã đẩy ngày phát hành của bộ phim lên chỉ hai tuần sau khi ông làm chứng và lượng người xem đã vượt xa mong đợi. 

Nhưng ông cũng đã nhận được những lời đe doạ giết và phải thuê vệ sĩ. "Có lẽ đó là mặt trái của việc điều trần", ông nói.

Đối với ông Quested, việc làm chứng đồng nghĩa với việc ông mất đi sự ẩn danh mà bản thân đã dựa vào từ lâu để làm phim. Và bất chấp hàng triệu người đã xem, bộ phim tài liệu dài 17 phút của ông vẫn bị hàng chục liên hoan phim từ chối.

"Tôi đã thất vọng... Tôi nghĩ rằng mọi người nên có cơ hội xem bộ phim này tại rạp, bởi vì điện ảnh là một nghệ thuật, nhưng nó cũng là một cộng đồng, một trải nghiệm chung", Quested, người cũng là nhà sản xuất điều hành của “Restrepo”, bộ phim tài liệu về chiến tranh Afghanistan được đề cử giải Oscar vào năm 2010, cho hay.

Hiện bộ phim đã được mở rộng thành cuộc điều tra nguyên nhân dẫn tới vụ việc ngày 6/1, nhưng lại chưa thể phát hành.

Phim tài liệu về ngày 6/1 có thể sẽ tiếp tục ra mắt trong nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ tới. Đối với một nhà làm phim được hỏi, anh thấy vẫn còn nhiều điều cần được hé lộ.

Hoàng Việt (theo WP)

Bình Luận

Tin khác

Lượng khí thải của Google tăng gần 50% do sử dụng AI tăng đột biến

Lượng khí thải của Google tăng gần 50% do sử dụng AI tăng đột biến

(CLO) Lượng khí thải nhà kính của Google đã tăng vọt 48% trong năm qua do mở rộng các trung tâm dữ liệu hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (AI), đe dọa mục tiêu "phát thải ròng bằng 0" vào năm 2030 của gã khổng lồ công nghệ này.

Báo chí - Công nghệ
New Zealand thúc đẩy luật buộc các Big Tech phải trả tiền cho báo chí

New Zealand thúc đẩy luật buộc các Big Tech phải trả tiền cho báo chí

(CLO) New Zealand sắp tiến hành một dự luật buộc các nền tảng của những công ty công nghệ lớn (Big Tech) phải trả tiền cho các tổ chức truyền thông để có được tin tức báo chí.

Báo chí - Công nghệ
Úc ra 'tối hậu thư' bảo vệ trẻ em đối với các nền tảng trực tuyến

Úc ra 'tối hậu thư' bảo vệ trẻ em đối với các nền tảng trực tuyến

(CLO) Úc đã cho ngành công nghiệp internet nước này 6 tháng để đề ra một bộ quy tắc chi tiết cách ngăn trẻ em xem nội dung khiêu dâm và không phù hợp trực tuyến khác.

Báo chí - Công nghệ
Meta bị cáo buộc vi phạm luật pháp châu Âu với dịch vụ 'không quảng cáo'

Meta bị cáo buộc vi phạm luật pháp châu Âu với dịch vụ 'không quảng cáo'

(CLO) Công ty mẹ của Facebook là Meta đã bị cáo buộc vi phạm các quy tắc cạnh tranh kỹ thuật số mới của châu Âu về mô hình quảng cáo "trả tiền hoặc đồng ý".

Báo chí - Công nghệ
Nghị quyết do Trung Quốc dẫn đầu về AI được thông qua tại Liên hợp quốc

Nghị quyết do Trung Quốc dẫn đầu về AI được thông qua tại Liên hợp quốc

(CLO) Đại hội đồng Liên hợp quốc đã nhất trí thông qua nghị quyết do Trung Quốc dẫn đầu kêu gọi cộng đồng quốc tế tạo ra một môi trường kinh doanh "tự do, cởi mở, bao trùm và không phân biệt đối xử" giữa các quốc gia cho sự phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).

Báo chí - Công nghệ