Tại sao VN-Index không tăng vọt như đợt 'lockdown' hồi năm ngoái?

Thứ hai, 12/07/2021 08:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo chuyên gia kinh tế Phan Dũng Khánh, những yếu tố hỗ trợ thị trường vào năm trước nay không còn nữa. Thậm chí, các thông tin tốt cũng không thể giúp thị trường tăng điểm.

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua một tuần tồi tệ khi VN-Index mất 5,15%, xuống 1.347,14 điểm.

Áp lực bán mạnh của nhà đầu tư (NĐT) trong nước khiến VN-Index vận động ngược với hầu hết dự đoán của các nhóm phân tích vào đầu tuần rồi. Điều này trái với kỳ vọng của NĐT rằng thị trường sẽ tăng vọt như đợt “lockdown” hồi tháng 4 năm ngoái.

Phân tích nguyên nhân, chuyên gia kinh tế Phan Dũng Khánh chỉ ra bối cảnh của đợt giãn cách xã hội lần này.

Theo đó, Châu Á được cho là đã kiểm soát dịch tốt vào đợt bùng phát dịch hồi năm ngoái. Song, ở đợt dịch lần này, ưu thế lại nghiêng về Mỹ và Châu Âu khi họ đã triển khai được việc tiêm vaccine cho người dân trên diện rộng.

Bên cạnh đó, vấn đề lạm phát trước đây không được nhắc tới, thì thời điểm này lại là nỗi lo. Và nếu năm trước dòng tiền được bơm “lia lịa” vào thị trường, thì nay một số quốc gia đã và đang có ý định thắt chặt tiền tệ ở mức độ nhẹ.

“Điều này không giúp cho nền kinh tế đang cần nguồn nhiên liệu để phát triển khi chịu tác động của đại dịch Covid-19”, ông Khánh nhận định.

Sơ đồ kỹ thuật VN-Index tính đến ngày 9/7 - Nguồn: FireAnt

Sơ đồ kỹ thuật VN-Index tính đến ngày 9/7 - Nguồn: FireAnt

Theo Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), trong 6 tháng đầu năm 2021, số tài khoản cá nhân mở mới tăng như vũ bão, đạt gần 620.000 tài khoản, hơn gấp rưỡi số tài khoản cá nhân mở mới trong cả năm 2020.

Riêng tháng 6, số tài khoản mở mới của NĐT cá nhân đạt hơn 140.000, NĐT tổ chức trong nước 139 tài khoản và 277 tài khoản của NĐT nước ngoài, cũng chủ yếu là cá nhân.

Thực trạng này khiến nhiều người cho rằng, dòng tiền sẽ chảy vào thị trường mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Song, theo chuyên gia Phan Dũng Khánh “mua dễ dàng, dòng tiền vô thoải mái thì bán cũng dễ dàng, tiền cũng thoải mái chảy ra”.

Bên cạnh đó, lo lắng về sự phân cực của các cổ phiếu trong năm nay cũng xuất hiện khi VN-Index vào năm trước ở mức 650 điểm, nay đã 1.400 điểm.

Đồng thời, trái với việc NĐT nước ngoài bán ròng, NĐT nhỏ, NĐT F0 và NĐT tổ chức trong nước mua vào hồi năm ngoái, một vài tuần gần đây NĐT nước ngoài và NĐT tổ chức trong ngước (tự doanh) đã mua ròng.

Ông Khánh còn chỉ ra, giá trị VN-Index tăng nhưng thanh khoản thị trường từ tháng 4 đến nay lại liên tục suy giảm. Từ đó, cho thấy thị trường đã có những dấu hiệu xấu.

Chuyên gia kinh tế Phan Dũng Khánh

Chuyên gia kinh tế Phan Dũng Khánh

Một trong những hiện tượng đe doạ thị trường nữa chính là đình lạm - đình đốn trong bối cảnh lạm phát cao. Ông Khánh cho rằng, những yếu tố hỗ trợ thị trường vào năm trước nay không còn nữa. Thậm chí, các thông tin tốt cũng không thể giúp cho thị trường tăng điểm.

“Năm trước khi thị trường lên chúng ta nhắm mắt mua cũng thắng, nhưng năm nay thị trường lên chúng ta mở mắt mua vẫn có thể lỗ”, ông Khánh nêu.

Trước bối cảnh này, chuyên gia Phan Dũng Khánh cho rằng, NĐT nên cơ cấu lại danh mục, cắt giảm tỉ lệ nợ vay, tăng tỉ trọng tiền mặt. Nếu thị trường bật lên sẽ là cơ hội để bán.

Trường hợp vẫn muốn kiếm tiền trong lúc thị trường đang giảm, NĐT cần quan sát dòng tiền chảy vào nhóm nào, tìm mua được những mã đi ngược thị trường. Bên cạnh đó là chứng khoán phái sinh; kênh đầu tư khác như vàng, ngoại hối, bất động sản, trái phiếu…

“Chúng ta không thể bắt thị trường lên xuống theo ý mình mà phải theo thị trường. Vì thế, NĐT cần có chiến lược để có thể kiếm được tiền dù ở bất cứ hoàn cảnh nào”, ông Khánh nhấn mạnh.

Ông Khánh dự đoán, nếu tuần này VN-Index quay về được và đứng vững ở mốc 1.380 điểm, thị trường sẽ có cơ hội tăng trở lại. Ngược lại, nếu VN-Index giảm tiếp sẽ rơi xuống ngưỡng hỗ trợ gần nhất là 1.300-1.350, kế đó là 1.250-1.280 điểm.

Kỳ Hoa

Bình Luận

Tin khác

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

(CLO) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về việc đưa hệ thống KRX vào vận hành ngày 2/5 theo kế hoạch trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm
Digiworld (DGW) chậm mục tiêu Quý 1/2024, vẫn ESOP 2 triệu cổ phiếu cho nhân viên

Digiworld (DGW) chậm mục tiêu Quý 1/2024, vẫn ESOP 2 triệu cổ phiếu cho nhân viên

(CLO) Digiworld (DGW) ghi nhận kết quả lợi nhuận Quý 1/2024 chậm hơn so với mục tiêu đề ra. Ngoài ra công ty cũng dự định phát hành 2 triệu cổ phiếu ESOP cho nhân viên.

Tài chính - Bảo hiểm
Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

(CLO) Agribank triển khai chương trình Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024 với quy mô 20.000 tỷ đồng ưu đãi tín dụng ngắn hạn, lãi suất thấp hơn sàn lãi suất cho vay thông thường đến 2,4%/năm và nhiều ưu đãi về lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ và tỷ giá mua bán ngoại tệ.

Tài chính - Bảo hiểm