Lộ diện kẻ sát hại 2 mẹ con tại nhà riêng ở Bình Dương
(CLO) Chiều 22/2, Công an tỉnh Bình Dương thông tin, đang phối hợp với Công an TP Bến Cát điều tra vụ án mạng nghiêm trọng khiến hai mẹ con tử vong.
Theo dõi báo trên:
Chung tay tìm giải pháp cho Gaza
Các nhà lãnh đạo Ả Rập đang nhóm họp tại thủ đô Riyadh (Ả Rập Xê Út) để đưa ra phản ứng trước kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc trục xuất người dân Palestine khỏi Gaza và biến nơi này thành một “Riviera” ở Trung Đông.
Ả Rập Xê Út sẽ là chủ nhà của hội nghị các nước Ả Rập chủ chốt về tái thiết Gaza. Ảnh: SUSTG
Cuộc họp - bao gồm Ai Cập, Jordan, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Ả Rập Xê Út, Qatar và các quốc gia Ả Rập vùng Vịnh khác - sẽ diễn ra trước Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Ả Rập vào ngày 4 tháng 3. Theo Bộ Ngoại giao Ai Cập, một cuộc họp của các quốc gia Hồi giáo dự kiến cũng sẽ diễn ra sau đó không lâu.
Đề xuất của Tổng thống Donald Trump vào tháng trước rằng Mỹ có thể kiểm soát Gaza, phát triển nó thành một phiên bản "Riviera của Trung Đông" và di dời cư dân Palestine đến các nước láng giềng như Ai Cập và Jordan đã hứng chịu sự phản đối trên khắp thế giới Ả Rập.
Nhiều người trong thế giới Ả Rập coi bất kỳ hành động cưỡng bức di dời người Palestine nào khỏi Gaza là hồi chuông báo tử cho bất kỳ khả năng xây dựng nhà nước Palestine nào trong tương lai. Một số quốc gia, như Jordan và Ai Cập, thì lo ngại việc phải tiếp nhận một lượng lớn người Palestine có thể gây ra sự gián đoạn về kinh tế và chính trị tại đất nước mình.
Vì thế, các trợ lý của ông Trump sau đó đã định hình lại đề xuất này như một thách thức đối với các nhà lãnh đạo Trung Đông, để thúc đẩy họ đưa ra một giải pháp thay thế tốt hơn.
Phát biểu tại một diễn đàn đầu tư do Ả Rập Xê Út tổ chức tại Miami (Mỹ) hôm 21 tháng 2, Đặc phái viên của ông Trump tại Trung Đông, Steve Witkoff, cho biết kế hoạch của tổng thống đối với Gaza không phải là trục xuất người Palestine, mà là thay đổi tư duy hiện tại và cải thiện triển vọng cho người dân Palestine.
"Ông ấy (Tổng thống Trump) đã tạo ra cuộc thảo luận này trên toàn thế giới Ả Rập", tờ New York Times dẫn lời phát biểu của ông Witkoff. "Bạn có nhiều loại giải pháp khác nhau hơn trước khi ông ấy nói về điều này".
Với những diễn biến như vậy, có thể xem cuộc họp tại Riyadh chính là một bước đi cần thiết của các quốc gia Ả Rập chủ chốt nhằm tháo gỡ nút thắt liên quan đến tương lai của Gaza. Và phía Mỹ cũng hoan nghênh động thái của các nước Ả Rập.
“Tất cả những quốc gia này đều nói rằng họ quan tâm đến người Palestine như thế nào”, Ngoại trưởng Mỹ, ông Marco Rubio phát biểu tuần trước. “Nếu các quốc gia Ả Rập có một kế hoạch tốt hơn (cho Gaza), thì điều đó thật tuyệt”.
Đồng thuận vẫn là điều xa xỉ
Theo tờ New York Times, ý tưởng chủ đạo của cuộc họp là bàn về một giải pháp trong đó các nước Ả Rập sẽ giúp tài trợ và giám sát công cuộc tái thiết Gaza, đồng thời giữ nguyên hai triệu cư dân Palestine và bảo vệ khả năng thành lập một nhà nước Palestine. Nhưng từ ý tưởng đến sự đồng thuận vẫn là một hành trình dài và chưa thấy lối thoát.
Kế hoạch di dời người Palestine khỏi Gaza của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận được sự phản đối của thế giới Ả Rập. Ảnh: Pedestrian
Đã có một số kế hoạch táo bạo được đưa ra, nhưng không có kế hoạch nào thực sự thu hút được sự ủng hộ đủ lớn. Kế hoạch mới nhất đến từ ông trùm bất động sản người UAE, Khalaf al-Habtoor, người đã đưa ra một bản thiết kế đầy tham vọng nhằm mục đích xây dựng lại Gaza trong "vài năm, chứ không phải vài thập kỷ".
Nhưng vấn đề then chốt vẫn là vấn đề quản lý Gaza sau chiến tranh.
Một bài viết trên tờ Al Ahram Weekly của Ai Cập cho biết Cairo đang đề xuất một kế hoạch kéo dài 10 đến 20 năm để tái thiết Gaza bằng nguồn tài trợ của các nước Ả Rập vùng Vịnh, đồng thời loại Hamas khỏi quyền quản lý dải đất này và cho phép 2,1 triệu cư dân Palestine tại Gaza tiếp tục ở lại.
Nhưng các nhà lãnh đạo Israel đã nhiều lần nói rằng họ sẽ phản đối bất kỳ kế hoạch hậu chiến nào mở đường cho chủ quyền của Palestine. Đến lượt mình, quan điểm này đụng độ với việc các nhà lãnh đạo Ả Rập khẳng định họ sẽ chỉ ủng hộ một đề xuất ít nhất là trên danh nghĩa mở đường cho một nhà nước Palestine.
Đối với bất kỳ kế hoạch nào về quản lý Gaza, các nhà lãnh đạo Ả Rập đều muốn có sự chấp thuận của Chính quyền Palestine (PA), cơ quan được quốc tế công nhận đã quản lý Gaza cho đến khi Hamas giành quyền kiểm soát lãnh thổ này gần hai thập kỷ trước.
Nhưng người đứng đầu Chính quyền Palestine, Tổng thống Mahmoud Abbas, tỏ ra cảnh giác với bất kỳ kế hoạch nào không trao cho ông quyền kiểm soát hoàn toàn Gaza. Còn Hamas cho biết họ sẵn sàng nhượng quyền kiểm soát các vấn đề dân sự cho một thế lực khác nhưng vẫn từ chối giải tán lực lượng quân sự của mình, một lập trường không thể chấp nhận được đối với cả Israel và ông Trump.
Cả núi thách thức ở phía trước
Ngân hàng Thế giới (World Bank), Liên minh châu Âu (EU) và Liên Hợp quốc cho biết, bất chấp sự cấp bách từ các nước Ả Rập trong việc đưa ra một đề xuất phản biện thuyết phục đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump, việc tái thiết Gaza vẫn là một hành trình "dài và phức tạp". Có thể cần phải giải quyết vấn đề quản trị và tài chính với sự hỗ trợ của quốc tế - những vấn đề cũng dễ gây tranh cãi và khó giải quyết.
Ba tổ chức quốc tế này ước tính trong một tuyên bố chung hôm thứ Ba rằng, chỉ riêng việc khôi phục các dịch vụ thiết yếu, bao gồm y tế, giáo dục, cũng như dọn dẹp đống đổ nát ở Gaza, sẽ mất ba năm. Việc xây dựng lại toàn bộ khu vực bị tàn phá sẽ cần 10 năm và tốn hơn 50 tỷ USD.
Một nguồn tin của CNN cho biết nguồn tài trợ cho kế hoạch tái thiết Gaza có thể bao gồm các khoản đóng góp công và tư, có thể là từ EU và các nước Ả Rập vùng Vịnh, và có thể sẽ có một hội nghị các nhà tài trợ quốc tế cho Gaza vào tháng 4. Nhưng kế hoạch này cũng có thể thất bại nếu Israel, nước kiểm soát biên giới Gaza từ lâu trước cuộc tấn công của Hamas vào tháng 10 năm 2023, từ chối hợp tác.
Cho đến nay, Israel vẫn ủng hộ kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm giảm dân số ở Gaza, và Bộ quốc phòng Israel mới công bố kế hoạch thành lập "Ban quản lý di cư tự nguyện của cư dân Gaza" để tạo điều kiện thuận lợi cho những người dân Gaza muốn di cư.
World Bank, EU và Liên Hợp quốc ước tính cần 50 tỷ USD để tái thiết Gaza sau khi dải đất này bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng. Ảnh: UNRWA
Vai trò của Israel đối với kế hoạch mà các nước Ả Rập đang ấp ủ là rất quan trọng. Bởi mọi nỗ lực tái thiết đều sẽ vô ích nếu lệnh ngừng bắn mong manh ở Gaza thất bại, đẩy vùng lãnh thổ này trở lại chiến tranh. Mà viễn cảnh Gaza im tiếng súng, đến nay cũng chưa có gì đảm bảo vững chắc.
Tương lai của Gaza cũng như hơn 2 triệu người Palestine trên dải đất hẹp này, vì thế vẫn còn rất mông lung. Các nhà phân tích đều cho rằng, rất khó có giải pháp nào được thông qua tại hội nghị của các nước Ả Rập chủ chốt ở Riyadh, và càng khó khăn hơn để giải pháp (nếu có) được thực thi nhanh chóng, hiệu quả.
Nguyễn Khánh
(CLO) Chiều 22/2, Công an tỉnh Bình Dương thông tin, đang phối hợp với Công an TP Bến Cát điều tra vụ án mạng nghiêm trọng khiến hai mẹ con tử vong.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 23/2, không khí lạnh tăng cường sẽ ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ, trời rét đậm, rét hại, vùng núi có nơi dưới 7 độ.
(CLO) Người dân vừa phát hiện có một nam thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ tại khu vực đồi thông xã Ia Kênh, TP Pleiku (Gia Lai). Hiện Công an đang điều tra, xác minh nhân thân lai lịch của người tử vong.
(CLO) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa có Quyết định xử phạt Công ty cổ phần Hoà Bình Takara vì nhiều vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán.
(CLO) Bộ Nội vụ vừa ký Quyết định số 73/QĐ-BNV về việc ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ Nội vụ năm 2025, với 10 nhiệm vụ trọng tâm.
(CLO) Mới đây, Bộ Công thương ban hành Quyết định số 460 về việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.
(CLO) Một đối tượng chạy xe máy đến cửa hàng FPT Shop, tay cầm dao đe dọa nhân viên cửa hàng để cướp tài sản rồi nhanh chóng lên xe tẩu thoát.
(CLO) Nhiều bệnh nhân nặng đã được chuyển đến cấp cứu điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, trong đó có bệnh nhân 9 tuổi.
(CLO) Tuyến Quốc lộ 19 được Bộ Giao thông vận tải đầu tư xây dựng qua địa bàn tỉnh Gia Lai với chiều dài 126,6Km, đã hoàn thành vào cuối năm 2024 tuy nhiên vẫn chưa được bàn giao. Dù mới hoàn thành song trên tuyến liên tục xuất hiện các điểm hư hỏng, bất cập… khiến việc bàn giao bị gián đoạn.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bác bỏ thông tin cho rằng ông sẽ đến Moscow vào ngày 9/5 để tham dự cuộc diễu hành kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại trước Đức Quốc xã.
(CLO) Chị Lê Thị Th. được phát hiện tử vong trên giường trong tình trạng không mặc quần áo, nghi bị sát hại. Bé Ph. nằm tử vong dưới sàn nhà.
(CLO) Thường trực Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong Quý II/2025, nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền về việc giao nhiệm vụ, đặt hàng các doanh nghiệp để triển khai các dự án lớn (như làm đường ray, sản xuất toa tàu trong xây dựng đường sắt tốc độ cao; đào hầm, làm đường; phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; phát triển năng lượng tái tạo, khí hydrogen, …).
(CLO) TP Hà Nội yêu cầu các cấp, ngành, địa phương tổ chức thực hiện khẩn trương, quyết liệt, bảo đảm tiến độ các công việc liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy, nhưng không để ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân.
(CLO) UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành Quyết định số 127/QĐ-UBND về nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Trường Đại học Ngoại Thương.
(CLO) Sáng 22/2/2025 (tức 25 tháng Giêng âm lịch), Lễ hội truyền thống chùa Thánh Chúa (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã chính thức diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá đặc biệt thu hút hàng trăm người dân Thủ đô tham gia.
(CLO) Tổng thống Donald Trump đã đảo ngược quan điểm vào thứ Sáu khi nói rằng Nga thực sự đã tấn công Ukraine, đồng thời tiết lộ Kiev sắp ký một thỏa thuận khoáng sản với Mỹ.
(NB&CL) Từ ngày 25 - 26/2/2025 tại Hà Nội sẽ diễn ra Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 - một trong những sự kiện đa phương lớn nhất do Việt Nam chủ trì tổ chức trong năm 2025. Diễn đàn được tổ chức vào thời điểm đặc biệt: Kỷ niệm 80 năm thành lập nước Việt Nam hiện đại, 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, 10 năm hình thành Cộng đồng ASEAN…
(CLO) Diễn ra từ ngày 14 đến 16/2/2025, Hội nghị an ninh Munich đã chứng kiến những sự kiện gây sốc trong mối quan hệ giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), tới mức đài truyền hình nước chủ nhà Đức phải đặt câu hỏi liệu Mỹ và EU có còn “nói chung một ngôn ngữ” hay không?
(CLO) Việc áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây ra phán ứng gay gắt ngay cả từ các đồng minh phương Tây. Hàn Quốc, Pháp và Đức hiện đang đưa ra các biện pháp đối phó và sự không hài lòng thể hiện rõ ở Úc.
(NB&CL) Thảo luận về thách thức và tương lai của quản trị toàn cầu, tăng cường hợp tác quốc tế về các giải pháp sáng tạo trong tương lai để qua đó thúc đẩy và nâng cao sức mạnh cho các thế hệ Chính phủ tương lai… là mục tiêu chính của Hội nghị Thượng đỉnh Chính phủ Thế giới lần thứ 12.
(CLO) Tuần trước, Iran vừa giới thiệu chiếc tàu sân bay trực thăng đầu tiên do nước này tự chế tạo. Việc con tàu ra mắt vào thời điểm căng thẳng giữa Iran và Mỹ gia tăng có thể xem như một cách để Tehran gửi đi thông điệp cứng rắn của mình.
(CLO) Nhiều ý kiến cho rằng chính quyền mới tại Syria sẽ không từ chối cơ hội hợp tác với các bên khác nhau vì lợi ích của dân tộc mình. Trong đó, Nga là một đối tác khó có thể bỏ qua.
(CLO) CECOT, nhà tù lớn nhất El Salvador, có thể trở thành nơi giam giữ những tên tội phạm cộm cán của nước Mỹ. Dù mới khai trương được gần 2 năm nhưng danh tiếng của siêu nhà tù này đã nổi khắp khu vực Mỹ Latinh.
(CLO) Tổng thống Donald Trump đã ám chỉ rằng ông muốn đưa Bắc Cực trở lại vị trí hàng đầu trong danh sách ưu tiên của Mỹ. Nhưng kế hoạch này đang gặp một trở ngại không nhỏ mang tên tàu phá băng.
(CLO) Việc phân phối thực phẩm, các dịch vụ y tế và nhiều hoạt động nhân đạo khác đã bị đình chệ sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump đóng băng viện trợ nước ngoài và cắt giảm ngân sách của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID).