Tầm nhìn chiến lược của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phát triển kinh tế tư nhân

Thứ sáu, 26/07/2024 11:06 AM - 0 Trả lời

(CLO) Những quan điểm chỉ đạo trong Nghị quyết số 10-NQ/TW thể hiện tầm nhìn chiến lược, dấu ấn quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong phát triển kinh tế tư nhân.

Trong giai đoạn bao cấp, Việt Nam thực hiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, kinh tế tư nhân không được công nhận và bị kìm hãm phát triển.

Tuy nhiên, kể từ khi bước vào giai đoạn Đổi mới, cho tới nay, “góc nhìn” về kinh tế tư nhân của Việt Nam đã có sự thay đổi, các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân ngày càng hoàn thiện.

tam nhin chien luoc cua tong bi thu nguyen phu trong ve phat trien kinh te tu nhan hinh 1

Nghị quyết 10 khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững. (Ảnh: ST)

Trong giai đoạn từ 2011-2014, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế tư nhân từng bước được hoàn thiện. Đây cũng là nhiệm kỳ đầu tiên Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ cương vị là người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, Luật sư Bùi Văn Thành, Trưởng Văn phòng Luật sư Mặt Trời Mới, Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng: Giai đoạn 2011 - 2014, các nội dung chiến lược, trọng yếu để phát triển kinh tế tư nhân như: tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, minh bạch, bình đẳng, an toàn và thân thiện, tư nhân được kinh doanh bình đẳng, chế định về quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh đã được thể chế hóa và được pháp luật bảo vệ.

Đặc biệt, vào ngày 3/6/2017, tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị đã ký ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Luật sư Bùi Văn Thành nhấn mạnh: Những quan điểm chỉ đạo trong Nghị quyết thể hiện tầm nhìn chiến lược, dấu ấn quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong phát triển kinh tế tư nhân.

Theo Luật sư Thành, phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh là một yêu cầu khách quan, vừa cấp thiết, vừa lâu dài trong phát triển nền kinh tế ở nước ta; là một phương sách quan trọng để giải phóng sức sản xuất; huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển; là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế. 

“Do đó, Nghị quyết 10 khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỷ trọng đóng góp trong GDP; Kinh tế tư nhân được phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm”, ông Thành nói.

Nghị quyết số 10-NQ/TW còn thể hiện tầm nhìn chiến lược và dấu ấn quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng và phát triển văn hóa kinh tế tư nhân, văn hóa doanh nghiệp, chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức doanh nhân. Kinh tế tư nhân cần được phát triển lành mạnh. 

Thực hiện công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động kinh tế tư nhân, Nghị quyết đã đặt ra các giải pháp phòng chống mọi biểu hiện của “chủ nghĩa tư bản thân hữu”, quan hệ “lợi ích nhóm”, thao túng chính sách, cạnh tranh không lành mạnh để trục lợi bất chính. 

Nghị quyết cũng đặt mục tiêu chăm lo bồi dưỡng, giáo dục, nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần tự lực, tự cường, lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, gắn bó với lợi ích của đất nước và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của các chủ doanh nghiệp. Đội ngũ doanh nhân Việt Nam phát triển ngày càng vững mạnh, có ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm với xã hội và kỹ năng lãnh đạo, quản trị cao.

tam nhin chien luoc cua tong bi thu nguyen phu trong ve phat trien kinh te tu nhan hinh 2

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: "Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển một nền kinh tế độc lập tự chủ”. (Ảnh: ST)

Bên cạnh khuyến khích và thúc đẩy kinh tế tư nhân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng quan tâm tới việc thúc đẩy vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đặc biệt là dòng vốn FDI chất lượng cao. FDI được xác định là một bộ phận của kinh tế tư nhân. 

Luật sư Bùi Văn Thành cho hay, ngay từ khi mới bước vào thời kỳ Đổi mới, để mở rộng kinh tế với nước ngoài, phát triển kinh tế tư nhân, đẩy mạnh xuất khẩu trên cơ sở khai thác có hiệu quả tài nguyên, lao động và các tiềm năng khác của đất nước, Việt Nam đã ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987.

Đây là cơ sở pháp lý quan trọng khởi đầu trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Với định hướng phát triển kinh tế tư nhân, trong thời kỳ 2011 - 2024 là giai đoạn đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của khu vực FDI tại Việt Nam, bao gồm cả lượng và chất. 

Riêng thời kỳ 2011 - 2020, Việt Nam đã thu hút được 25.000 dự án FDI, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 292 tỷ USD, tăng 2,5 lần về số dự án và tăng 73% về vốn đầu tư so với 10 năm trước đó (2001-2010). FDI đã trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của kinh tế tư nhân và của cả nền kinh tế Việt Nam. 

“Khu vực FDI là điểm sáng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, là đầu tàu dẫn dắt xuất khẩu, cải tiến công nghệ, gia tăng năng xuất và tạo ra nhiều công ăn việc làm, nâng tầm vị thế kinh tế của Việt Nam với kinh thế toàn cầu”, ông Thành nói.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế tư nhân là nhân tố không chỉ bảo đảm cho việc duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước mà còn tham gia vào giải quyết hàng loạt những vấn đề xã hội như: tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực,…

Tính tới giữa năm 2023, cả nước có hơn 800 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, với khoảng 7 triệu doanh nhân, khu vực kinh tế tư nhân đang đóng góp gần 45% vào GDP cả nước, 1/3 thu ngân sách nhà nước, hơn 40% vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội, tạo ra công ăn việc làm cho 85% số lao động cả nước.

Bên cạnh đó, kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế, chiếm tới 35% tổng kim ngạch nhập khẩu và 25% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các địa phương diễn ra vào cuối tháng 12/2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận của nền kinh tế, được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển. Doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò vị trí then chốt và là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước. Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển một nền kinh tế độc lập tự chủ”.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số cụm công nghiệp

Thái Bình lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số cụm công nghiệp

(CLO) UBND tỉnh Thái Bình vừa tổ chức họp Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Nguyên Xá thuộc huyện Vũ Thư; cụm công nghiệp Đô Lương (phần mở rộng) thuộc huyện Đông Hưng.

Kinh tế vĩ mô
Dân số triệu phú của Trung Quốc tăng trưởng 'kịch tính' trong 10 năm qua, vượt xa Hoa Kỳ

Dân số triệu phú của Trung Quốc tăng trưởng 'kịch tính' trong 10 năm qua, vượt xa Hoa Kỳ

(CLO) Theo báo cáo mới nhất từ công ty tư vấn đầu tư và di cư New World Wealth Henley & Partners, số lượng người siêu giàu trên thế giới đã mở rộng đáng kể trong 10 năm qua, dẫn đầu là Trung Quốc.

Kinh tế vĩ mô
Italy vẫn là thiên đường dành cho người giàu châu Âu

Italy vẫn là thiên đường dành cho người giàu châu Âu

(CLO) Những người nộp thuế giàu có ở Anh và Pháp vẫn muốn chuyển đến Italy mặc dù quốc gia này gần đây đã quyết định tăng gấp đôi mức thuế suất cố định đối với thu nhập của những người nước ngoài giàu có lên 200.000 euro/năm.

Kinh tế vĩ mô
Các quốc gia EU chỉ trích IMF vì tiếp tục làm việc tại Nga

Các quốc gia EU chỉ trích IMF vì tiếp tục làm việc tại Nga

(CLO) Một số quốc gia EU đã phản đối Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về quyết định nối lại các chuyến đi tới Nga, Politico đưa tin, trích dẫn một lá thư mà các quốc gia này được cho là đã viết cho giám đốc quỹ Kristalina Georgieva.

Kinh tế vĩ mô
Ước tính thiệt hại về tài sản do bão số 3 gây ra khoảng 40.000 tỷ đồng

Ước tính thiệt hại về tài sản do bão số 3 gây ra khoảng 40.000 tỷ đồng

(CLO) Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 diễn ra vào sáng 15/9, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo về tình hình thiệt hại và đưa ra các giải pháp khắc phục hậu quả mưa bão, phục hồi sản xuất kinh doanh.

Kinh tế vĩ mô