(Congluan.vn) – Chiến lược đến năm 2020, nguồn thu từ biển của kinh tế VN sẽ chiếm trên 50% GDP cả nước. Người kinh doanh nào chưa tư duy về tương lai của doanh nghiệp vẫn còn kịp đề tìm hiểu những cơ hội mới.
Năm 2020 VN phải có nền kinh tế biển chiếm hơn 50%GDP cả nước
Làm nông khó giàu Từ rất lâu, chúng ta vẫn quen với định nghĩa Việt Nam là đất nước nông nghiệp và nông nghiệp chiếm 80% sức ảnh hưởng đến nền kinh tế từ nhân lực đến tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Đã đến lúc phải thay đổi suy nghĩ này và nhìn nhận thức những đóng góp từ nền kinh tế biển. Bởi vì, từ năm 2011, trong một Hội nghị về Nông nghiệp – Nông dân – Nông thôn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng đưa ra yêu cầu và mong muốn đến năm 2015, cả nước phấn đấu cho được tỷ trọng nông nghiệp chiếm 18% GDP.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, năm 2013 lĩnh vực nông, lâm, thủy sản đã nhanh chóng đạt được tỉ trọng 18,4% (so với 19,4% năm 2012). Về giá trị, tổng giá trị SX nông, lâm, thủy sản năm 2013 (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 801,2 nghìn tỉ đồng, tăng gần 3% so với năm. Trong đó, nông nghiệp vẫn là lĩnh vực chiếm tỉ trọng giá trị SX áp đảo với 602,3 nghìn tỉ đồng, tuy nhiên mức tăng giá trị SX lại thấp nhất, chỉ đạt 2,5%. Lâm nghiệp mặc dù chỉ chiếm 22,4 nghìn tỉ đồng nhưng lại có giá trị SX tăng nhanh nhất với mức 6%, thủy sản đạt giá trị 176,5 nghìn tỉ đồng và tăng 4,2% về giá trị.
Trước hàng loạt chỉ số tăng trưởng và so sánh giữa các ngành nghề và tình hình thực tế, rõ ràng việc đầu tư vào nông nghiệp về lâu dài không còn ăn chắc mặc bền nữa. Người nông dân vẫn khó khăn chồng chất và khó làm giàu trên mảnh đất con con. Thực tế cho thấy, nông dân luôn phải đối mặt với thất mùa mất mất trắng còn được mùa lại lo rớt giá. Ngay lúc này, vừa sau Tết nguyên đán, các loại . Có lúc người bán chỉ mong có người đến mua mớ bán mão cho rồi.
Tại sao lại là biển? Nếu trước đây chúng ta chú trọng phát triển công nghiệp, năm 2013 vừa qua công nghiệp chiếm 38,3% GDP cả nước đã đạt được kỳ vọng phát triển thì tại sao lại thúc đẩy và chuyển hướng nền kinh tế về biển? Thực chất nhìn nhận quá trình phát triển công nghiệp, Việt Nam chưa thể làm chủ hoàn toàn mà phải đi vay mượn hoặc làm thuê cho các đại công ty nước ngoài. Trong khi đó, với đường biển dài 3.260km, 1 triệu km2 vùng biển kinh tế đặc quyền rộng gấp 3 lần diện tích đất liền, chưa được khai thác triệt để và biển đi qua 28 tỉnh, chiếm gần 45% dân số VN. Với biển, chúng ta không phải vay mượn!
Kinh tế biển từ trẻ em 6 tuổi bán vỏ ốc bên đường
Kinh tế biển nói chung bao gồm rất nhiều ngành nghề và lĩnh vực. Từ thủy sản, du lịch, xây dựng, dịch vụ... đến vận tải, năng lượng và cả quốc phòng. Nói tóm lại, đã là người Việt Nam, ai chưa ra đến biển (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) thì chưa thể lớn được! Nói một cách rộng hơn, trong tình hình nhiều biến động của khu vực, an ninh biển và phát triển kinh tế biển càng bức thiết, ai chưa quan tâm đến biển là thiếu tinh thần yêu nước.
Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành TW Đảng (khóa X) ban hành Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 với mục tiêu Việt Nam trở thành quốc gia mạnh từ biển, giàu lên từ biển theo hướng phát triển bền vững, phấn đấu đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP; 55-60% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Thời gian để tăng tốc còn dài nhưng không có nhiều cơ hội cho người mới bắt đầu.
Làm sao “vắt” biển ra tiền?
Nói đến kinh tế biển, rõ ràng người dân Việt Nam sẽ nghĩ đến việc đánh bắt dưới lòng biển và khai thác ven bờ. Tâm lý “rừng vàng biển bạc”, người Việt vẫn tin rằng tài nguyên biển vô tận. Ngược lại, từ chục năm trước về đây, kết quả nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc, FAO và các tổ chức quốc tế khác đều chỉ ra rằng, hiện khoảng hơn 80% lượng cá toàn cầu đã bị khai thác, trong đó 25% lượng cá toàn cầu bị khai thác quá mức hoặc cạn kiệt, nhiều loài sinh vật biển khác đang đứng trước nguy cơ tuyệt diệt khi sản lượng đánh bắt giảm đến 90% .
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, sản lượng thuỷ sản khai thác cả năm 2013 ước đạt 2.725 ngàn tấn, trong đó khai thác biển ước đạt 2.526 ngàn tấn, tăng 3,8% so với năm 2012. Sau nhiều năm cố gắng phát triển diện tích nuôi trồng thủy hải sản với quá nhiều rủi ro về thời tiết, dịch bệnh và giá cả thức ăn, tổng sản lượng nuôi trồng thủy hải sản cả năm 2013 đạt 3.213 ngàn tấn, tăng 3,3 % so với 2012. Rõ ràng, trong tương lai việc đánh bắt khai thác từ thiên nhiên sẽ giảm bớt ưu thế và phải phát triển nuôi trồng bền vững. Biển sẽ không thể “vắt” mãi ra tiền mà phải bỏ công sức và trí tuệ!
Ghềnh Đá dĩa, một điểm đến du lịch hoang sơ của Phú Yên. Ở đây chỉ đến xem, chụp hình và về. Nền kinh tế biển bền vững của các nước phát triển luôn hướng đến du lịch hướng biển và các dịch vụ. Gần đây, du lịch biển trong nước bắt đầu khởi sắc và có định hướng. Tiếc rằng sức hấp dẫn của du lịch biển lại được các liên doanh nước ngoài hoặc các công ty 100% vốn nước ngoài đầu tư chiếm giữ thị phần và nguồn khách quốc tế quan trọng. Đầu năm 2014, trang web travellandleisure bình chọn trong năm nay là do sự cố gắng của một resort có vốn đầu tư nước ngoài. Du khách biết đến Vịnh Hạ Long, Nha Trang nhờ hữu xạ tự nhiên hương qua nhiều năm. Đến bao giờ du lịch biển Việt Nam mới quảng bá vẻ đẹp của biển một cách có chiến lược rõ ràng với du khách thế giới?
Nói như PGS.TS. Trần Đình Thiên -Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam – kinh tế biển VN không thể phát triển theo kiểu “mò cua bắt ốc” mà phải biết kết hợp khai thác mặt tiền biển và tự do hóa.
Nếu có ai đó phát kiến ra mô hình kinh doanh nào hướng về biển trong thời điểm này đạt được sự độc đáo, mới lạ, chưa nhiều cạnh tranh, sẽ có cơ hội rút ngắn khoảng cách chạy đến biển.
• Bài và ảnh: Thanh Chung
Xem thêm: