(CLO) Nhiều trang trại chăn nuôi có quy mô lớn được xây dựng trên đất nông nghiệp tại xã Lam Sơn (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) chưa được cơ quan chức năng cấp phép nhưng đã xây dựng và hoạt động dưới danh nghĩa Hợp tác xã chăn nuôi gà trong khoảng thời gian dài, không bị xử lý.
Cụ thể, tại địa chỉ khu 12 và khu 13 xã Lam Sơn, nhiều diện tích đất rừng sản xuất và đất trồng cây hàng năm đã bị san hạ, làm mặt bằng để xây dựng nhiều hạng mục công trình kiên cố phục vụ mục đích làm trang trại chăn nuôi với quy mô “khủng”.
Nhiều trang trại tại xã Lam Sơn được xây dựng trên đất rừng sản xuất và đất trồng cây hàng năm.
Theo ghi nhận của phóng viên báo Nhà báo và Công luận, tại khu 12 xã Lam Sơn, với diện tích gần 2 héc-ta đất rừng sản xuất và đất trồng cây hàng năm, hộ gia đình ông Nông Văn Tuyến đã xây dựng hệ thống 6 chuồng bằng gạch lợp mái tôn, diện tích từ 200m2 đến 500m2 để phục vụ mục đích làm trang trại chăn nuôi.
Hệ thống trang trại của hộ gia đình ông Nông Văn Tuyến tại xã Lam Sơn.
Ông Tuyến cho biết, hộ nhà ông là thành viên của Hợp tác xã chăn nuôi gà Lam Sơn, toàn bộ trang trại được xây dựng trên đất rừng sản xuất và đất trồng cây hàng năm được gia đình ông mua lại của các hộ dân khác, việc xây dựng và hoạt động trang trại đã diễn ra cách đây hơn 3 năm trước.
Cách trang trại của ông Tuyến khoảng vài trăm mét, nằm trong diện tích hơn 1 héc-ta đất rừng sản xuất và đất trồng cây hàng năm được hộ gia đình ông Nông Văn Quyền xây dựng 4 chuồng bằng gạch lợp mái tôn, mỗi chuồng có diện tích khoảng 150m2.
Trang trại của hộ gia đình ông Nông Văn Quyền tại khu 12 xã Lam Sơn.
Theo ông Quyền, chủ trang trại chăn nuôi cho biết, toàn bộ khu trang trại của ông được xây dựng trên đất rừng sản xuất, do trồng cây không đảm bảo về hiệu quả kinh tế, nên gia đình ông đã chuyển sang xây dựng trang trại được hơn 1 năm nay, hoạt động theo mô hình là thành viên của Hợp tác xã chăn nuôi gà Lam Sơn.
Tại khu 13 xã Lam Sơn cũng xuất hiện nhiều trang trại khác được xây dựng trên đất rừng sản xuất và đất trồng cây hàng năm. Đáng chú ý là 3 chuồng xây bằng gạch lợp tôn có diện tích mỗi chuồng khoảng 500m2 của hộ gia đình anh Phan Thanh Tùng.
Trang trại chăn nuôi của hộ gia đình anh Phan Thanh Tùng khu 13 xã Lam Sơn.
Theo tìm hiểu của phóng viên, gia đình anh Tùng cũng là thành viên của Hợp tác xã chăn nuôi gà Lam Sơn, đã xây dựng và hoạt động mô hình trang trại được hơn 3 năm nay trên diện tích khoảng 1 héc-ta đất rừng sản xuất và đất trồng cây hàng năm. Đất của gia đình anh Tùng đang nằm trong diện xin quy hoạch chuyển đổi từ đất trồng rừng sản xuất sang đất nông nghiệp khác.
Ông Phùng Cao Sơn, Giám đốc Hợp tác xã chăn nuôi gà Lam Sơn cho biết, dựa trên hiện trạng có sẵn của các trang trại mà Hợp tác xã xin đưa vào quy hoạch để chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất nông nghiệp khác. Tuy nhiên, mới chỉ dừng lại ở bước quy hoạch, do cuối năm nhiều việc bận nên người dân chưa có thời gian làm thủ tục chuyển đổi.
Trụ sở Hợp tác xã chăn nuôi gà Lam Sơn thuộc xã Lam Sơn, huyện Tam Nông.
Trao đổi với báo Nhà báo và Công luận, ông Đặng Vũ Tuấn, Chủ tịch UBND xã Lam Sơn xác nhận, toàn bộ các trang trại chăn nuôi thuộc khu 12 và 13 đều nằm trên đất rừng sản xuất và đất trồng cây hàng năm. Mới đây xã đã thành lập Hợp tác xã chăn nuôi gà để quy tụ các hộ chăn nuôi thành khu chăn nuôi tập trung. Vừa rồi, Hợp tác xã chăn nuôi gà Lam Sơn cũng đã làm thủ tục xin quy hoạch chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất nông nghiệp khác để phù hợp với hoạt động làm trang trại của các hộ dân.
Trước sự việc trên dư luận đang băn khoăn: Trong một thời gian dài lần lượt xuất hiện rất nhiều những công trình mái tôn được xây dựng làm trang trại chăn nuôi trên đất nông nghiệp. Liệu rằng lãnh đạo UBND xã Lam Sơn, lãnh đạo phòng, ban huyện Tam Nông đã thực hiện đầy đủ vai trò, chức trách, nhiệm vụ trong việc tham mưu, giúp Chủ tịch UBND huyện Tam Nông xử lý quyết liệt những vi phạm về đất đai?
Đặc biệt, thay vì xử lí những công trình vi phạm đã tồn tại, các cấp chính quyền địa phương lại đồng ý đưa vào quy hoạch cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phù hợp với hiện trạng, việc này có đang hợp thức hóa cho các sai phạm?
Để tránh xảy ra tiền lệ xấu ở các địa phương xây dựng sai rồi xin quy hoạch cho đúng, đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ, Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ cần thanh tra, kiểm tra xử lí nghiêm các vi phạm về quản lí đất đai (nếu có). Đồng thời rà soát lại quy trình phân bổ quy hoạch sử dụng đất ở các địa phương tránh việc hợp thức hóa cho các sai phạm (nếu có).
(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.
(NB&CL) Theo nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, doanh nghiệp xây dựng Việt hiện đã làm chủ hoàn toàn công nghệ, biện pháp và thiết bị thi công hạng mục hầm, cầu, điều mong đợi lúc này là Nhà nước sớm ban hành bộ tiêu chuẩn thiết kế, thi công, nghiệm thu cũng như kiểm tra chất lượng vật liệu và hạng mục thi công.
(CLO) Chính phủ Thụy Sĩ hôm thứ Tư đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế cao hơn đối với quốc gia xuất khẩu này so với Liên minh châu Âu (EU).
(CLO) Ngày 3/4, lực lượng chức năng huyện Củ Chi, TP HCM đang phối hợp điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ va chạm giữa container và người phụ nữ đi xe đạp trên đường Phan Văn Khải, huyện Củ Chi.
(CLO) Hôm 3/4, cổ phiếu các công ty công nghệ như Apple đã giảm mạnh sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế mới đối với các nước được ví như "công xưởng thế giới".
(CLO) Một người đàn ông 73 tuổi vừa bị tuyên phạt 9 tháng tù vì liên tiếp sàm sỡ bốn nữ tiếp viên trên chuyến bay SQ33 của Singapore Airlines từ San Francisco về Singapore.
(NB&CL) Công tác bồi dưỡng, rèn giũa nghiệp vụ cho các tay bút, tay máy, các “nhà báo số” đang cần một “tốc lực” mạnh mẽ… Các chương trình kế hoạch tại Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam với rất nhiều lớp học bổ ích, thiết thực, được triển khai đều đặn… với tinh thần “không mang đến những gì mình có mà mang đến những thứ học viên cần”.
(CLO) TP Hà Nội vừa phê duyệt hai dự án quan trọng gồm dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3 đoạn qua địa bàn huyện Đông Anh và dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu.
(NB&CL) Chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính, sáp nhập tỉnh đặt mục tiêu cao nhất là phát triển đất nước, mở rộng không gian cho đơn vị hành chính mới, phát huy vai trò dẫn dắt của các vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng. Đại biểu Quốc hội, PGS. TS Nguyễn Chu Hồi đã có chia sẻ xung quanh nội dung này.
Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao: Ngày 3/4/2025, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Khamtai Siphandone tại Vientiane, Lào.
(CLO) Hàng loạt trụ điện nằm án ngữ trên tuyến đường Dương Quảng Hàm, quận Gò Vấp, TP HCM đang được khẩn trương di dời để đảm bảo đúng tiến độ dự án nhằm chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Được tin đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào từ trần ngày 2/4/2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có Điện chia buồn.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳnh Phụ vừa mở thầu gói thầu số 12, thuộc Dự án "Thảm tăng cường lớp bê tông nhựa các tuyến đường huyện trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ".
Theo thông báo đặc biệt tối 2/4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ nước CHDCND Lào và Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước, đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước CHDCND Lào, nhà cách mạng lão thành của đảng Nhân dân cách mạng Lào, đã từ trần vào lúc 10h30 ngày 2/4/2025, hưởng thọ 102 tuổi.
(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.
(CLO) Dự án “Chỉnh trang đô thị, lắp đặt hệ thống chiếu sáng trang trí trên địa bàn xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” có kỳ vọng mang lại diện mạo mới cho xã. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu bất thường liên quan tới công tác đấu thầu và thi công dự án đang rất được dư luận quan tâm.
(CLO) Mặc dù bị UBND huyện Như Xuân xử phạt hành chính, thế nhưng Công ty Cổ phần chế biến lâm sản Thanh Lâm vẫn tiếp tục xây dựng công trình khi chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền giao đất.
(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.
(CLO) Theo ghi nhận của phóng viên tại một số công trình do Công ty Huy Cường đã và đang thực hiện trên địa bàn huyện Ba Vì (Hà Nội) có dấu hiệu chất lượng không đảm bảo.
(CLO) Trên cơ sở đề nghị của UBND huyện Lương Tài, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản giao các sở, ngành phối hợp xem xét đưa toàn bộ diện tích đã giao cho Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô ra khỏi Cụm công nghiệp Lâm Bình.
(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo và Công luận, Hạt Kiểm lâm Thạch Thành đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, phối hợp với chính quyền địa phương xác minh, xác định đối tượng có hành vi khai thác rừng trái phép.
(CLO) Công ty Cổ phần Vân Đức mặc dù phải khẩn trương thực hiện chuyển đổi sản xuất gạch theo công nghệ tuylen xong trước ngày 31/12/2024. Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn, doanh nghiệp này vẫn ngang nhiên sản xuất gạch theo công nghệ cũ (lò hoffman) trước dấu hiệu buông lỏng quản lý, bao che của chính quyền địa phương.
(CLO) Quá trình tác nghiệp, phóng viên đã trực tiếp có mặt và ghi hình các đối tượng cắt hạ gỗ rừng tự nhiên có dấu hiệu trái phép tại khu vực Nông trường Thạch Quảng, xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
(CLO) Liên quan đến các dự án vi phạm đê điều được nêu ra tại Kết luận số 495/KL-TTCP của Thanh tra Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản gửi UBND TP Hà Nội và tỉnh Thái Bình đề nghị kiểm tra, rà soát, xem xét, xử lý theo quy định pháp luật.