Tấm Thẻ Nhà báo và những nỗi niềm tác nghiệp

Thứ tư, 21/06/2017 08:30 AM - 0 Trả lời

LTS: Luật Báo chí 2016 mới được thực thi một thời gian ngắn, song có một số điểm được hiểu chưa chuẩn xác từ cả phía người làm báo, các cơ quan báo chí, cơ quan quản lý báo chí, lẫn chính quyền các địa phương. Đơn cử như việc nhiều địa phương đã “vin” vào khoản 2 điều 25 của Luật Báo chí mới: “Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo”...

(NB&CL) LTS: Luật Báo chí 2016 mới được thực thi một thời gian ngắn, song có một số điểm được hiểu chưa chuẩn xác từ cả phía người làm báo, các cơ quan báo chí, cơ quan quản lý báo chí, lẫn chính quyền các địa phương. Đơn cử như việc nhiều địa phương đã “vin” vào khoản 2 điều 25 của Luật Báo chí mới: “Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo” để yêu cầu nhà báo phải có giấy giới thiệu, còn nếu phóng viên có giấy giới thiệu thì lại yêu cầu phải có thẻ Nhà báo, thậm chí có nơi lại đòi hỏi cả 2. Như vậy có phải là phóng viên, nhà báo đang bị cản trở, gây khó khăn khi tác nghiệp hay không? Báo Nhà báo & Công luận đã ghi lại những ý kiến, nỗi niềm của người làm báo- là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cấp Hội Nhà báo, đặc biệt là những phóng viên trẻ chưa được nhận thẻ Nhà báo xung quanh vấn đề này. Nhà báo Nguyễn Tấn Phong- Tổng Biên tập Báo Sài Gòn Giải phóng: “Cần hiểu đúng để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật ” Báo Công luậnVới quy định chỉ tiếp, làm việc và cung cấp thông tin cho những nhà báo có Thẻ Nhà báo, như vậy các đơn vị, các địa phương đang “làm khó” báo chí, hạn chế quyền hạn hoạt động tác nghiệp của người làm báo, nhất là những phóng viên chưa có Thẻ Nhà báo. Vì hiện nay có một lượng lớn phóng viên đang làm nghề ở các cơ quan báo chí vì chưa đủ thời gian quy định nên họ chưa được cấp Thẻ Nhà báo, và tác nghiệp bằng Giấy giới thiệu của cơ quan báo chí. Như vậy họ cũng đã đủ điều kiện, đủ tư cách để bảo đảm cho hoạt động tác nghiệp. Theo tôi, các địa phương, cơ quan, đơn vị cần hiểu đúng để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật là nên tiếp, làm việc và cung cấp thông tin cho cả những phóng viên chưa được cấp Thẻ nhưng đã được sự giới thiệu của các cơ quan báo chí. Vì vậy, trước những vấn đề mà thực tiễn đang diễn ra như thế này, tôi nghĩ rất cần thiết phải sớm ra Thông tư để quy định chi tiết, cụ thể hơn về việc thực hiện Luật Báo chí 2016 để tạo thuận lợi cho phóng viên, nhà báo tác nghiệp, thực hiện nhiệm vụ, chức trách của mình một cách hiệu quả nhất. Luật Báo chí, Luật Tiếp cận thông tin, Nghị định số 09/2017 ngày 9/2/2017 của Chính phủ quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính Nhà nước… Trước đó là quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí… đều có quy định liên quan đến việc cản trở quyền tiếp cận thông tin. Như vậy, quy định đã có, việc còn lại là có xử lý, có làm quyết liệt không mà thôi. Nhà báo Đỗ Công Định- Phó Tổng Biên tập, Thư ký Chi hội Nhà báo Báo Thanh tra: “Cố tình gây khó dễ, cản trở báo chí, cần có biện pháp xử lý” Báo Công luậnTôi nghĩ rằng, Thẻ Nhà báo là vật chứng minh anh là nhà báo chứ không thể thay thế tất cả. Tuy nhiên, nếu anh hoạt động khách quan, vì nghề nghiệp thì chỉ cần như thế. Còn thì, việc anh có phải được cơ quan cử đi hay không thì chỉ giấy giới thiệu mới chứng minh được. Câu chuyện chính danh là ở đó. Ngay cả khi anh chưa có thẻ hành nghề nhưng nếu có giấy giới thiệu thì cái đó còn có giá trị hơn thẻ nhà báo nhiều, tôi nghĩ vậy. Thực tế, nhiều cơ quan, đơn vị, cá nhân khi tiếp xúc với báo chí vẫn đòi cả Thẻ Nhà báo và Giấy giới thiệu, nếu không thì cũng phải có Giấy giới thiệu. Điều đó được hiểu là cách để tránh tình trạng lạm dụng chiếc thẻ, nhân danh báo chí để làm việc riêng, vụ lợi cho cá nhân. Sự “phòng vệ” này, tôi nghĩ rằng, đáng để cho báo chí phải nhìn lại mình. Có phải vì xã hội không tin báo chí hoạt động khách quan, công tâm không? Có yếu tố đó! Là một người làm báo, tôi không tán thành việc gây khó dễ cho báo chí bằng việc đòi hỏi quá nhiều loại giấy tờ, bởi vì không phải lúc nào, khi cần, phóng viên (dù đã được cấp Thẻ Nhà báo) cũng có thể có ngay Giấy giới thiệu để tác nghiệp, nhất là trong trường hợp khẩn cấp. Việc chưa hiểu đúng quy định của Luật Báo chí hay hiểu rồi nhưng cố tình gây khó khăn, thậm chí cản trở báo chí tác nghiệp đúng pháp luật là 2 chuyện khác nhau. Nếu hiểu chưa đúng về Luật thì Cục Báo chí (Bộ Thông tin & Truyền thông) cần phối hợp với Sở Thông tin & Truyền thông các địa phương; Hội Nhà báo Việt Nam cần chỉ đạo Hội Nhà báo các địa phương, các Chi hội, Liên Chi hội… tập huấn lại. Còn nếu cố tình gây khó dễ, cố tình cản trở báo chí thì cần có biện pháp xử lý. Nhà báo Cấn Cường- Phó Chủ tịch Liên Chi hội Nhà báo, Trưởng Ban Thời sự Báo Dân trí: “Nhiều nơi đang hiểu một cách máy móc hoặc cố tình không hiểu Luật Báo chí” Đầu tháng 5 vừa rồi phóng viên theo dõi địa bàn một tỉnh gần Hà Nội của chúng tôi có “cầu cứu” lên tòa soạn về việc, khi phóng viên đến các cơ quan đều bị yêu cầu trình ra Thẻ Nhà báo mới được tiếp. Phóng viên cho biết, với việc nhiều cơ quan đơn vị cùng có yêu cầu “Thẻ Nhà báo”, phóng viên sắp rơi vào tình cảnh… đói tin. Sau khi tìm hiểu, chúng tôi thấy, yêu cầu nói trên xuất phát từ một văn bản của Sở Thông tin & Truyền thông của tỉnh gửi các cơ quan, đơn vị với nội dung như sau: “Khi nhà báo của các cơ quan báo chí đến liên hệ làm việc, cơ quan, đơn vị có quyền yêu cầu xuất trình Thẻ nhà báo do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp… Nếu không có Thẻ nhà báo thì có quyền từ chối làm việc và cung cấp thông tin”. Ở đây, các địa phương đã hiểu một cách máy móc hoặc cố tình không hiểu Luật Báo chí mới ban hành, làm khó cho các phóng viên tác nghiệp. Ở chiều ngược lại cũng cần thấy rằng, Luật Báo chí hiện hành có quy định về “Nhà báo”, nhưng chưa có quy định về những phóng viên đang tác nghiệp, đưa tin cho các tòa soạn mà chưa có Thẻ Nhà báo. Báo Công luận Hiện nay, bộ phận phóng viên chưa được cấp Thẻ Nhà báo chiếm một tỉ lệ nhất định tùy theo mỗi cơ quan báo chí khác nhau. Những phóng viên này phần lớn là những người còn trẻ, đầy nhiệt huyết và có những đóng góp tin bài hàng ngày cho các tòa soạn. Thực tế, chúng ta sẽ không có thêm các nhà báo hay nói cách khác là những người hoạt động báo chí có Thẻ Nhà báo nếu như không tạo điều kiện cho các phóng viên chưa có thẻ tác nghiệp. Những phóng viên này là “tiền thân” của các nhà báo trong tương lai khi họ đủ 2 năm liên tiếp công tác tại một cơ quan báo chí và được đề nghị cấp thẻ. Thực tế trong một văn bản mới ban hành (Nghị định 09/2017/NĐ-CP về việc phát ngôn cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước) đã có quy định về việc cung cấp thông tin cho các nhà báo, phóng viên. Tuy nhiên, điều cần hơn nữa đối với các tòa soạn, những người hoạt động báo chí là Nghị định của Chính phủ về hướng dẫn thực hiện Luật Báo chí 2016, với những quy định cụ thể về tác nghiệp của các nhà báo cũng như các phóng viên. Có như vậy chúng ta mới có được một môi trường hoạt động báo chí chuẩn mực trên cơ sở khung pháp lý rõ ràng và hạn chế đến mức thấp nhất việc làm khó cho tác nghiệp của người làm báo. Phóng viên Thanh Thắng - Báo Pháp luật Việt Nam: “Nên sớm ban hành Nghị định hướng dẫn triển khai Luật Báo chí 2016” Báo Công luận Trường hợp một số đơn vị “vin” vào khoản 2 điều 25 của Luật Báo chí 2016 và yêu cầu phóng viên phải có Thẻ Nhà báo mới làm việc, tôi thấy đây có thể là do người đọc điều Luật này nhận thức về ngôn từ kém hay là một sự cố ý không hiểu để cản trở việc tác nghiệp của phóng viên. Vụ việc Sở TT&TT tỉnh Ninh Bình ra văn bản “làm khó” phóng viên là một ví dụ điển hình, sau khi ban hành văn bản có tính chất cản trở tác nghiệp cũng đã phải nhận sai và ban hành văn bản mới. “Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình Thẻ Nhà báo” đây là một điều khoản giúp cho các nhà báo đã có thẻ được quyền tác nghiệp rộng rãi hơn chứ không phải hạn chế quyền tác nghiệp của người làm báo chưa được nhận thẻ. Với cá nhân tôi không có bất kỳ băn khoăn gì về điều khoản trên, vì tôi thấy nội dung đã quá rõ ràng. Nhưng để tránh những trường hợp cố tình gây khó dễ, cản trở tác nghiệp của người làm báo chưa có thẻ, tôi nghĩ Bộ TT&TT nên sớm tham mưu để Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn triển khai Luật Báo chí 2016 và có hướng dẫn cụ thể, chi tiết đối với trường hợp những người làm báo chưa được nhận thẻ. Phóng viên Nguyễn Hưởng - Báo Người Lao Động: “Phóng viên trẻ đang bị “làm khó” Sau 3 năm làm trong môi trường báo chuyên nghiệp, tôi may mắn chưa gặp trường hợp các cơ quan chức năng đòi hỏi về thẻ nhà báo lần nào. Những lần đi liên hệ để làm việc lấy thông tin viết bài tôi mang theo CMTND và Giấy giới thiệu của cơ quan chủ quản. Nhưng gần đây tôi lại bị người dân cản trở trong tác nghiệp với lý do không có Thẻ nhà báo. Báo Công luận Vừa qua, báo giới lại bàn tán xôn xao sự việc Sở TT- TT Ninh Bình ra văn bản hướng dẫn gây khó cho phóng viên (tuy rằng sau đó Sở này đã thu hồi lại văn bản). Nhưng tôi thiết nghĩ, nếu còn những tư tưởng, cách làm như vậy là cứng nhắc, không rõ ràng, gây khó khăn cho việc tác nghiệp, thu thập thông tin của phóng viên. Tôi là phóng viên đã được ký hợp đồng làm việc với tòa soạn theo đúng quy định của Luật Lao động. Tuy nhiên, do chưa đủ điều kiện để được cấp Thẻ Nhà báo theo quy định nên chưa có Thẻ nhà báo. Lâu nay, tôi vẫn sử dụng giấy giới thiệu do tòa soạn cấp để liên hệ làm việc với các đơn vị, nhưng nếu cơ quan chức năng chỉ “vin” vào khoản 2 điều 25 của Luật Báo chí để chỉ làm việc với người có Thẻ Nhà báo sẽ gây cản trở, khó khăn trong vấn đề tác nghiệp. Theo tôi, ngoài việc ban hành Luật, chúng ta cần tích cực tuyên truyền, phổ biến để không chỉ các cơ quan nhà nước mà cả người dân cũng được hiểu và thực hiện đúng pháp luật. Phóng viên Nguyễn Huệ - Tạp chí điện tử Doanh nghiệp Việt Nam: “Tôi đã không ít lần bị từ chối cung cấp thông tin vì chưa có Thẻ Nhà báo” Việc các phóng viên có Thẻ Nhà báo tiếp cận, khai thác thông tin từ các cơ quan chức năng vốn đã khó khăn. Nhưng đối với các phóng viên chưa có Thẻ Nhà báo làm việc tại các cơ quan Tạp chí còn khó khăn gấp nhiều lần. Bản thân tôi đã không ít lần bị các cơ quan chức năng từ chối cung cấp thông tin vì chưa có Thẻ Nhà báo. Đa phần những trường hợp đó là sự gây khó khăn từ lực lượng bảo vệ, văn phòng. Thậm chí, tại đơn vị cấp Sở của một tỉnh phía Bắc, người ta còn in sẵn Điều 25- Luật Báo chí 2016 ra giấy và đặt tại phòng bảo vệ. Khi phóng viên chưa có Thẻ đến liên hệ làm việc, bảo vệ cơ quan này lập tức lôi văn bản trên ra để “làm khó” phóng viên. Báo Công luận Để Luật Báo chí 2016 thực sự đi vào thực tiễn đời sống và để người làm báo, các cơ quan báo chí, cơ quan quản lý báo chí, lẫn cơ quan chức năng hiểu đúng, áp dụng đúng Luật Báo chí 2016, Bộ TT&TT cần sớm soạn thảo, lấy ý kiến để Chính phủ ban hành nghị định hướng dẫn chi tiết về vấn đề trên.

Ngọc Lành- Nguyễn Mạnh (Thực hiện)

Tin khác

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo