Tân Á Đại Thành và "tham vọng đa ngành"

Thứ hai, 12/07/2021 06:55 AM - 0 Trả lời

(CLO)Tân Á Đại Thành hiện là một trong những cái tên hàng đầu về sản xuất và cung cấp giải pháp về nguồn nước. Dù vậy, thành công này có vẻ không đủ để thỏa mãn những lãnh đạo của DN này. Tham vọng đa ngành được đẩy nhanh hơn trong 3 năm gần đây với lĩnh vực kinh doanh mới là bất động sản.

Thành lập từ năm 1993, Tân Á Đại Thành là điển hình của một doanh nghiệp gia đình Việt, với truyền thống cha truyền con nối. Đến nay, lãnh đạo Tân Á Đại Thành là đời thứ ba trong gia đình.

Xuyên suốt gần ba thập kỷ, doanh nghiệp này trở thành một trong những cái tên hàng đầu về sản xuất và cung cấp giải pháp về nguồn nước, với hệ thống 19 công ty thành viên; 15 nhà máy tại Việt Nam và Lào; 300 chi nhánh trực thuộc; hơn 30.000 điểm bán hàng trên toàn quốc cùng hệ sinh thái 9 dòng sản phẩm. Trong đó, bồn inox - bồn nhựa, bình nước nóng và máy nước nóng năng lượng mặt trời đang trong top đầu thị trường.

Theo lời chia sẻ của bà Nguyễn Thị Mai Hương, Chủ tịch Tân Á Đại Thành trên website công ty này thì: “Tân Á Đại Thành là điển hình của doanh nghiệp Việt, thương hiệu Việt, đủ năng lực, đủ tài chính để đầu tư lớn và bài bản”.

Doanh nhân Nguyễn Thị Mai Phương - Chủ tịch HĐQT Tân Á Đại Thành. Nguồn: Tân Á Đại Thành Group.

Doanh nhân Nguyễn Thị Mai Phương - Chủ tịch HĐQT Tân Á Đại Thành. Nguồn: Tân Á Đại Thành Group.

Dù vậy, thành công trong lĩnh vực sản xuất có vẻ không đủ để thỏa mãn những lãnh đạo của doanh nghiệp này. Tham vọng đa ngành được đẩy nhanh hơn trong ba năm gần đây, với lĩnh vực kinh doanh mới là bất động sản.

Bài học từ thất bại của nhiều doanh nghiệp sản xuất rẽ hướng sang mảng này dường như không phải là rào cản với những người thuộc thế hệ thứ ba trong “gia đình” Tân Á Đại Thành.

Tuy nhiên, bước chân vào ngành nghề được xem là "tay trái", giới địa ốc không khỏi hoài nghi về năng lực phát triển các dự án.

MeyLand – thương hiệu được Tân Á Đại Thành chọn để đại diện cho lĩnh vực bất động sản, xuất hiện ở hai dự án đình đám tại Nghệ An và Phú Quốc. Nhưng điểm chung là cả hai dự án này đều dính lùm xùm về vấn đề huy động vốn.

Phối cảnh dự án Meyland Phú Quốc. Nguồn: Internet.

Phối cảnh dự án Meyland Phú Quốc. Nguồn: Internet.

Thực tế, khi đi sâu vào cấu trúc dòng tiền của tập đoàn này, sự nghi ngại của giới đầu tư không phải không có cơ sở.

Hiện tại, các công ty bất động sản của Tân Á Đại Thành, như Công ty Đầu tư Kinh doanh Bãi Lữ, Công ty Hưng Phát Phú Quốc, Công ty Bất động sản Tân Á Đại Thành đều mới thành lập nên chưa phát sinh doanh thu. Mỗi công ty này hàng năm lỗ từ vài trăm cho tới vài tỷ đồng, tài sản không đáng kể.

Theo đó, dòng tiền chính cho tập đoàn này vẫn chủ yếu đến từ các doanh nghiệp sản xuất. Trong đó, một số công ty thành viên chủ chốt trong "hệ sinh thái" của Tân Á Đại Thành có thể kể đến như: Công ty TNHH Sản Xuất và Thương mại Tân Á Hưng Yên (Tân Á Hưng Yên), CTCP Nhựa Stroman (Nhựa Stroman)…

Trong 4 năm gần đây, Tân Á Hưng Yên đều có doanh thu đạt hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm nhưng đang có chiều hướng đi xuống. Như năm 2016 và 2017, doanh thu thuần của Tân Á Hưng Yên lần lượt đạt 1.604 tỷ đồng và 2.184 tỷ đồng. Năm 2019, doanh thu thuần của Tân Á Hưng Yên đạt gần 3.000 tỷ đồng, nhưng đến năm 2020, doanh thu công ty này giảm hơn 25%.

Mặc dù thu hàng nghìn tỷ đồng, doanh nghiệp cốt lõi trong hệ sinh thái Tân Á Đại Thành không mang lại lợi nhuận tương xứng, hầu hết những năm gần đây chỉ mang tính tượng trưng.

Trong khi đó, kể từ khi thành lập vào tháng 7/2017 đến nay, Công ty CP Nhựa Stroman mới chỉ báo lãi vào năm 2019. Cụ thể, năm 2019, doanh thu thuần của Nhựa Stroman đạt 101,38 tỷ đồng, tăng 38% so với năm trước; lãi thuần ở mức 0,2 tỷ đồng, trong khi năm 2018 lỗ thuần 0,58 tỷ đồng.

Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của Nhựa Stroman đạt 379 tỷ đồng, giảm 5,6% so với thời điểm đầu năm; vốn chủ sở hữu tăng nhẹ lên mức 197,2 tỷ đồng. 

Ngoài ra, đầu năm 2019, Tân Á Đại Thành đã thành lập CTCP Đầu tư Tập đoàn Tân Á Đại Thành, đều thuộc sở hữu của các cổ đông cá nhân. Vốn điều lệ công ty này là 510 tỷ đồng, trong đó chủ tịch Tân Á Đại Thành bà Nguyễn Thị Mai Phương nắm giữ nhiều nhất 50%, tiếp đến là ông Nguyễn Minh Ngọc sở hữu 30% và ông Nguyễn Anh Tuấn sở hữu 20%.

Doanh nghiệp này cho tới cuối năm 2020 có tổng tài sản xấp xỉ 3.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu hơn 1.600 tỷ nhưng không phát sinh hoạt động kinh doanh.

Gia Nguyên

Bình Luận

Tin khác

Khánh Hòa xin thu hồi gần 3.000ha đất để xây 2 khu đô thị cao cấp

Khánh Hòa xin thu hồi gần 3.000ha đất để xây 2 khu đô thị cao cấp

(CLO) Ngày 28/3, HĐND tỉnh Khánh Hòa đã thông qua 2 nghị quyết về danh mục các dự án cần thu hồi đất và danh mục dự án thu hồi đất để chấp thuận chủ trương đầu tư. Trong đó có việc thu hồi đất cho 2 dự án khu đô thị cao cấp Tu Bông và Đầm Môn.

Bất động sản
Kỳ vọng vào sự trở lại dòng khách quốc tế để đánh thức thị trường bất động sản nghỉ dưỡng

Kỳ vọng vào sự trở lại dòng khách quốc tế để đánh thức thị trường bất động sản nghỉ dưỡng

(CLO) Trong năm 2023, hoạt động kinh doanh nghỉ dưỡng tại phần lớn các quốc gia trên thế giới gần như đã khôi phục về mức trước đại dịch. Riêng tại Việt Nam, thị trường vẫn đang chờ đợi sự trở lại của dòng khách quốc tế, hứa hẹn có sự tăng trưởng trong năm 2024.

Bất động sản
Đà Nẵng Times Square: Chủ đầu tư nợ như “chúa Chổm”, dự án bị cầm cố ở ngân hàng

Đà Nẵng Times Square: Chủ đầu tư nợ như “chúa Chổm”, dự án bị cầm cố ở ngân hàng

(CLO) Trước khi được chuyển đổi từ condotel thành chung cư, trước khi được phép huy động vốn, Đà Nẵng Times Square của chủ đầu tư ngập nợ Kim Long Nam bị Đầu tư Phương Trang cầm cố ở ngân hàng.

Bất động sản
Thị trường đất nền bắt đầu đi vào guồng quay của chu kỳ phát triển mới

Thị trường đất nền bắt đầu đi vào guồng quay của chu kỳ phát triển mới

(CLO) Nhiều số liệu nghiên cứu thị trường cho thấy, nhu cầu tìm kiếm các sản phẩm đất nền đang giữ nhịp tăng khá tốt, đặc biệt là sau giai đoạn Tết Nguyên đán. Đó là những dấu hiệu tích cực báo hiệu thị trường đất nền đang bắt đầu bắt nhịp với sự phát triển trong chu kỳ mới.

Bất động sản
Long An sử dụng 1.000ha đất để phát triển nhà ở xã hội

Long An sử dụng 1.000ha đất để phát triển nhà ở xã hội

(CLO) Theo mục tiêu phát triển đến năm 2030, tỉnh Long An dự kiến sẽ sử dụng 127 khu đất với tổng diện tích hơn 1.000ha để xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH).

Bất động sản