“Sẽ cố gắng hết sức, phấn đấu rèn luyện để làm tròn trách nhiệm của người đại biểu Quốc hội (ĐBQH)”- đó là những chia sẻ của Ủy viên Bộ Chính trị Vương Đình Huệ trong ngày ông nhận thêm trọng trách Trưởng đoàn đại biểu QH TP Hà Nội, tháng 2/2020. Nhưng, nhìn lại hành trình mà người con ưu tú của xứ Nghệ đã trải qua, sẽ đấy, đó là những chia sẻ thực quá đỗi khiêm nhường.

Cách đây hơn 2,3 thập kỷ, chàng trai quê Nghi Lộc Vương Đình Huệ, như chia sẻ của thầy giáo Hoàng Văn Thái- người bạn đồng môn những năm cấp 3 đã “học giỏi không những nổi tiếng ở Nghi Lộc mà cả tỉnh Nghệ An”, rồi ở tuổi 22, đã là giảng viên Đại học, ở tuổi 29, đã lên đường sang châu Âu làm nghiên cứu sinh, trở thành Tiến sĩ khoa học, được phong hàm Giáo sư thuộc loại trẻ nhất nước…

Sau này, trên hàng loạt trọng trách được Đảng, Nhà nước giao phó, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài Chính, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ, và gần nhất là Bí thư Thành ủy Hà Nội, “dấu ấn Vương Đình Huệ” có lẽ là cụm từ được nhận diện nhiều nhất trên các trang tìm kiếm cũng như trong rất nhiều bài viết nhận định của báo giới cũng như các chuyên gia, đại biểu Quốc hội (ĐBQH).

“Có gian nan mới tỏ mặt anh hùng”. Người xưa hẳn đã không sai. Dường như càng trong khó khăn càng vững vàng, trong thử thách càng bản lĩnh. Đảm nhiệm cương vị Bộ trưởng Bộ Tài chính những năm 2011- 2012- giai đoạn nền kinh tế đất nước phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách- cùng với tập thể lãnh đạo Bộ, GS.TS Vương Đình Huệ đã tạo nên những thành quả quan trọng. Trong đó, được nhắc đến nhiều nhất là việc Bộ đã triển khai quyết liệt, thành công, trong thời gian ngắn với chất lượng cao nhiều chương trình, đề án lớn như Đề án “Tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là tập đoàn, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015”; đề xuất Chính phủ và Quốc hội ban hành nhiều Nghị quyết gỡ khó cho doanh nghiệp, đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, từng bước thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế. Giờ đây khi nhìn nhận lại, nhiều chuyên gia đánh giá cao những quyết định đầy bản lĩnh của người đứng đầu ngành tài chính trong những ngày thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam phải đối mặt với những biến động chưa từng có, giữ cho TTCK vận hành an toàn, liên tục, không bị gián đoạn.

Đặc biệt, thời kỳ ấy, “Tư lệnh ngành Tài chính” được nhắc đến nhiều với những phát ngôn hết sức thẳng thắn, trách nhiệm xung quanh câu chuyện quản lý, điều hành giá cả, đặc biệt là giá xăng dầu, như “Chúng tôi điều hành giá xăng dầu vì trách nhiệm với hơn 80 triệu người dân chứ không vì lợi ích của một bộ phận hay một doanh nghiệp nào cả... Nhà nước không dọa ai và cũng không ai dọa được Nhà nước...” hay “Bộ Tài chính không bỏ qua doanh nghiệp nào cả. Nếu cách điều hành của chúng tôi gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì chúng tôi chịu trách nhiệm và bồi thường. Nếu doanh nghiệp nào không làm được thì rút lui. Kể cả Petrolimex, nếu không làm được chúng tôi sẵn sàng cho giải tán để lập tổng công ty khác”…

GS.TS Vương Đình Huệ cũng được nhắc đến nhiều trên cương vị Trưởng Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DN, đặc biệt là việc ông chỉ đạo xây dựng và ban hành Sách trắng DN Việt Nam năm 2019 giúp Đảng, Chính phủ và các địa phương nhìn nhận rõ thực trạng DN Việt Nam để thống nhất các giải pháp phát triển DN tư nhân- trụ cột của nền kinh tế.

Tháng 4/2016, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, Ủy viên Bộ Chính trị Vương Đình Huệ đã được Quốc hội tín nhiệm bầu, Chủ tịch nước bổ nhiệm giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ. 4 năm ở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao nhiệm vụ “gác” mảng kinh tế - tài chính, trong bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt với không ít thách thức. Trong đó, quan ngại nhất là nợ công của quốc gia liên tục “phình to”, sát trần Quốc hội cho phép khi ở mức 64,73% GDP, nợ Chính phủ vượt trần, ở mức 53,62% GDP, nợ xấu được xem là điểm nghẽn, “cục máu đông” trong nền kinh tế…

Trong tình thế ấy, trong nhìn nhận của các chuyên gia và báo giới, tài điều hành của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã được thể hiện rõ nét qua nỗ lực kiểm soát lạm phát, tìm ra giải pháp cơ cấu lại nợ công, kéo giảm tỷ lệ nợ công và áp lực trả nợ; tham mưu cho Chính phủ và Quốc hội ban hành Nghị quyết 42/2017/QH14 về xử lý nợ xấu, sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất đến mức Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM Vương Đình Huệ được gọi bằng cái tên rất trìu mến là “Ông Nông thôn mới”.

“Dấu ấn Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ” còn thể hiện rõ nét trong công tác giảm nghèo bền vững và việc xây dựng nên 3 đề án quan trọng: Cải cách tiền lương, Cải cách BHXH, đổi mới hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập.

ĐBQH Vũ Trọng Kim đã không ngần ngại khẳng định, nếu nói kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam giai đoạn 2015-2020 đã được những kết quả tích cực, thì để có được “bức tranh kinh tế nhiều gam màu sáng” ấy, hẳn không thể thiếu một Chính phủ “quyết liệt và hành động” với sự chỉ đạo năng động, quyết liệt của Thủ tướng và các Phó thủ tướng trong đó có sự đóng góp của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ với vai trò là một nhà kinh tế chiến lược. ĐBQH Vũ Trọng Kim không quên nhấn mạnh: “Chúng ta cần có nhiều nhà chiến lược kinh tế như ông Vương Đình Huệ”. Còn đại biểu Quốc hội kì cựu Dương Trung Quốc thì không giấu nổi sự phấn chấn: “Có lẽ lâu lắm rồi chúng ta mới có được một vị Phó Thủ tướng là một nhà khoa học, nhà kinh tế và am hiểu sâu sắc thực tiễn”.

“Niềm tin là điều quan trọng hơn cả”- dường như đó là điều người đảng viên Vương Đình Huệ luôn nhắc nhớ chính mình trên hành trình của một “công bộc của nhân dân”. Và “người công bộc của nhân dân” cũng hiểu rất rõ rằng để có được niềm tin ấy đã khó và gìn giữ được niềm tin mà nhân dân, cử tri đã gửi trọn còn khó khăn hơn gấp bội. Được Đảng, Nhà nước và nhân dân tín nhiệm, trọng trách nối tiếp trọng trách, vinh dự đó nhưng trách nhiệm đi liền cũng rất đỗi lớn lao, nói như ĐBQH Nguyễn Văn Chiến trong dịp Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ được phân công trên trọng trách Bí thư Thành ủy Hà Nội: “Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành uỷ Hà Nội. Đây vừa là một danh dự, đồng thời cũng là một trách nhiệm rất lớn lao đối với đồng chí Vương Đình Huệ khi ở cương vị mới. Nhưng tôi tin rằng ông Huệ sẽ kế thừa những thành quả của thế hệ đi trước, cùng tập thể lãnh đạo thành phố đoàn kết xây dựng Hà Nội năng động, đổi mới, sáng tạo”.

Chỉ trong quãng thời gian không dài trên cương vị người đứng đầu Đảng bộ Thủ đô (kể từ thời điểm được Bộ Chính trị phân công tháng 2/2020 đến nay là hơn một năm), “nhà kinh tế chiến lược” Vương Đình Huệ đã cho thấy niềm tin của vị ĐBQH là có cơ sở.

Rất mực quyết liệt, cụ thể, bám sát thực tế trong chỉ đạo, nhanh, hiệu quả trong hành động là những tiêu chí “kim chỉ nam” trong những quyết sách của người đứng đầu Đảng bộ TP Hà Nội. “Chúng ta phải xác định là bảo vệ được cho Hà Nội trước dịch bệnh là bảo vệ cho cả nước, trách nhiệm rất nặng nề”, “Hà Nội phải làm công tác phòng chống dịch Covid-19 tốt nhất, gương mẫu nhất”- Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho thấy ông đã nói là làm. Những cuộc họp khẩn, thậm chí xuyên đêm của lãnh đạo TP và lực lượng phòng chống dịch, những biện pháp khoanh vùng, cách ly, truy vết thần tốc, quyết liệt, đã giúp Hà Nội sau ca mắc Covid-19 đầu tiên trong nội đô ngày 6/3/2020 gần 2 tháng, đã có những thành công bước đầu trong chống dịch, từng bước kiểm soát được 2 ổ dịch lớn Bệnh viện Bạch Mai và thôn Hạ Lôi.

Nhưng, Hà Nội nói chung, người đứng đầu Đảng bộ TP nói riêng đã “không ngủ quên trong chiến thắng”. Xuất phát điểm của một người từng làm khoa học, “tư lệnh ngành kinh tế” đã giúp Bí thư Vương Đình Huệ hiểu rằng cái đích lớn nhất của quyết tâm dập dịch sớm nhất là để khôi phục phát triển kinh tế. Bí thư Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố sớm nắm bắt, dự báo diễn biến tình hình dịch để xây dựng các kịch bản tăng trưởng phù hợp. Hà Nội đã là địa phương đầu tiên đã đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, tổ chức thành công Hội nghị “Hà Nội 2020 - hợp tác và phát triển” thu hút 229 dự án với số vốn trên 400 nghìn tỷ đồng. Ban Thường vụ, Thường trực Thành ủy, Bí thư Thành ủy đã làm việc, chỉ đạo nhiều vấn đề quan trọng, cấp bách như: Tăng cường sản xuất nông nghiệp, dự án Đường sắt Cát Linh - Hà Đông, vụ việc nhà 8B Lê Trực, dự án Khu Liên hiệp Xử lý chất thải Sóc Sơn... Từ những quyết liệt sát sao ấy, năm 2020, Hà Nội đã là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng cao 3,98%.

Không chỉ là câu chuyện của niềm tin. “Phải đắm mình vào thực tiễn, gần dân, thành tâm đến với nhân dân để hiểu dân, nắm chắc tình hình, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Nhất là tham gia giải quyết vụ việc “nóng”, có tác động, ảnh hưởng lớn đến tâm tư, dư luận xã hội gắn với việc xây dựng kế hoạch, đề án giải quyết cụ thể từng vụ việc, vấn đề”- Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc với Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội ngày 28/4/2020, hai tháng sau khi ông được Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội bầu làm Trưởng đoàn với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt.

Và gần một năm sau đó, tại hội nghị tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội tổ chức khóa XIV, ông Vương Đình Huệ một lần nữa nhấn mạnh: “Chúng ta cần nghiên cứu để tiếp xúc được số lượng cử tri đông hơn, thành phần đa dạng hơn. Có nghiên cứu và trả lời trực tiếp, kịp thời những vấn đề dư luận, nhân dân bức xúc. Thường những vấn đề dân sinh bức xúc phát sinh ngay tại thời điểm đó cần phải có những ý kiến giải đáp, đòi hỏi phải có đại diện các sở, ngành trả lời”.

Gần dân, thành tâm đến với nhân dân để hiểu dân, nắm chắc tình hình, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; trả lời trực tiếp, kịp thời những vấn đề dư luận, nhân dân bức xúc- những nhấn mạnh của người vừa được tín nhiệm bầu chọn đứng đầu cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân khiến cử tri hoàn toàn có thể thêm niềm tin, thêm kỳ vọng rằng Quốc hội đã có thành công, đã có những thành tựu và dấu ấn nổi bật sẽ tiếp tục thành công, đã đổi mới về mọi mặt sẽ tiếp tục đổi mới hơn nữa, làm tròn bổ phận trước nhân dân.

Tin khác

Từ ngày 1/12, Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá sẽ đi vào vận hành thử nghiệm

Từ ngày 1/12, Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá sẽ đi vào vận hành thử nghiệm

(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.

Nguyên Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Nguyên Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

(CLO) Chiều 22/11, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Lễ trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Đinh Thế Huynh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư khóa XII.

Vụ rơi máy bay Yak-130: Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho hai phi công

Vụ rơi máy bay Yak-130: Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho hai phi công

(CLO) Quyết định nêu rõ hai phi công được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì "đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bay chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc."

Thúc đẩy thiết lập quan hệ chính thức giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với Đảng Cách mạng hiện đại Cộng hòa Dominica

Thúc đẩy thiết lập quan hệ chính thức giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với Đảng Cách mạng hiện đại Cộng hòa Dominica

(CLO) Đánh giá cao vai trò và tầm ảnh hưởng chính trị ngày càng quan trọng của Đảng Cách mạng hiện đại cầm quyền (PRM) tại Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam mong muốn thúc đẩy, tiến tới thiết lập quan hệ chính thức giữa hai Đảng trong thời gian tới.

Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa Dominica

Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa Dominica

(CLO) Từ ngày 19-21/11/2024, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Dominica đã đón Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.

Sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

(CLO) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.