Tân Tổng Giám đốc WTO: “Người phụ nữ của những điều đầu tiên”

Thứ năm, 01/04/2021 10:56 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Người phụ nữ da màu gốc Phi mang tên Ngozi Okonjo-Iweala- Nhà lãnh đạo mới của WTO, tổ chức một thời được xem là “vị thẩm phán quyền uy nhất” của nền kinh tế toàn cầu được xem là “Người phụ nữ của những điều đầu tiên”.

Khi “cơn bão” phân biệt, tấn công, kỳ thị chủng tộc đang càn quét làm rối lòng cả nước Mỹ thì tại trụ sở của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tại Geneva, Thụy Sĩ vào ngày đầu tiên của tháng 3, tân Tổng Giám đốc của tổ chức này - người phụ nữ da màu gốc Phi mang tên Ngozi Okonjo-Iweala đã có ngày làm việc đầu tiên. Nhà lãnh đạo mới của tổ chức một thời được xem là “vị thẩm phán quyền uy nhất” của nền kinh tế toàn cầu còn được xem là “Người phụ nữ của những điều đầu tiên”.

Từ trọng trách nữ Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của Nigeria

Có nhiều nguyên cớ khiến bà Ngozi Okonjo-Iweala được báo giới đặt cho biệt danh “Người phụ nữ của những điều đầu tiên”.

Sinh năm 1954, khi mới chỉ ở tuổi 22, Ngozi Okonjo-Iweala đã làm được điều mà chẳng mấy nữ sinh Nigeria da màu làm được là tốt nghiệp thủ khoa ngành Kinh tế của Đại học Harvard (Mỹ). Không dừng lại ở đó, 3 năm sau, năm 1981, bà tiếp tục giành học vị Tiến sĩ về kinh tế khu vực và phát triển tại Viện Công nghệ Massachusetts.

Tài năng và ý chí phấn đấu vươn lên phi thường với tâm thế “không gì là không thể” đã giúp Ngozi Okonjo-Iweala nhanh chóng trở thành một nhà kinh tế, rồi một chính trị gia nổi bật tại Nigeria. Năm 2003, bà Ngozi Okonjo-Iweala bắt đầu thiết lập chuỗi “những điều đầu tiên” bằng việc trở thành nữ Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của Nigeria. Không những thế với việc trụ vững trên vị trí “tư lệnh ngành tài chính” Nigeria tới hai nhiệm kỳ (giai đoạn 2003-2006 và 2011-2015), bà Ngozi Okonjo-Iweala cũng thiết lập thêm kỷ lục là “nữ tư lệnh ngành” có thời gian tại chức lâu năm nhất tại Nigeria. Bà Ngozi Okonjo-Iweala cũng là người phụ nữ đầu tiên tại Nigeria vừa đảm nhiệm Bộ trưởng Tài chính vừa giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao, dù chỉ trong khoảng thời gian ngắn hồi năm 2006. Những năm tháng trên cương vị Bộ trưởng Tài chính, bà Ngozi Okonjo-Iweala đã từng khiến báo giới trong và ngoài nước trầm trồ về kỹ năng đàm phán cứng rắn giúp Nigeria chốt thỏa thuận với các nước chủ nợ để xóa hàng tỷ USD nợ vào năm 2005.

Bà Ngozi Okonjo-Iweala trở thành phụ nữ đầu tiên và người châu Phi đầu tiên được bầu chọn làm Tổng Giám đốc WTO. Nguồn: AFP

Bà Ngozi Okonjo-Iweala trở thành phụ nữ đầu tiên và người châu Phi đầu tiên được bầu chọn làm Tổng Giám đốc WTO. Nguồn: AFP

Tới “nữ cường nhân đầu tiên của WTO”

Vốn tri thức kinh tế uyên thâm của một nhà kinh tế học đã giúp bà Ngozi Okonjo-Iweala trở thành Giám đốc điều hành, nắm giữ quyền lực số 2 tại WB, phụ trách các khu vực châu Phi, châu Âu, Nam và Trung Á. Năm 2012, bà tranh cử chức Chủ tịch WB với mục tiêu làm nên kỷ lục người phụ nữ châu Phi đầu tiên nắm giữ trọng trách này. Dù không thành công nhưng thời điểm đó cái tên Ngozi Okonjo-Iweala đã kịp đi vào lịch sử nền tài chính kinh tế thế giới. Phải đến “mùa giải thứ 7” nhiệm kỳ Tổng Giám đốc WTO 2021-2025, với nhiều yếu tố hợp thành, bà Ngozi Okonjo-Iweala mới có cơ hội thiết lập nên cho mình một kỷ lục đầu tiên mới, đáng giá hơn nhiều lần: Nữ Tổng Giám đốc đầu tiên,  người phụ nữ da màu đầu tiên nắm giữ trọng trách cao nhất tại WTO.

Nói là kỷ lục đầu tiên này đáng giá hơn nhiều lần là có căn nguyên của nó. Cho dù vị thế cũng như trọng trách dẫn dắt thương mại thế giới của WTO đang bị lung lay, thậm chí bị nhìn nhận là ngày càng suy yếu trong bối cảnh chủ nghĩa toàn cầu hóa có dấu hiệu thoái trào và sự gia tăng ngày càng lớn về những bất đồng lợi ích giữa các nước thành viên cũng như sự leo thang của chủ nghĩa đơn phương nhưng “sức nóng” của chức Tổng Giám đốc WTO không vì thế mà bớt đi. Nếu không muốn đây vẫn là một “cuộc chiến” sống còn với nhiều quốc gia.

Trên thực tế, không phải quốc gia nào muốn cũng có đủ tiềm lực chen chân vào một cuộc đua tranh mà ở đó, để trở thành người chiến thắng cuối cùng, họ phải vượt qua rất nhiều thử thách cam go. Trong đó cam go nhất là phải nhận được sự ủng hộ đa số của tận… 164 nước thành viên WTO.

Nhìn vào 6 đời Tổng Giám đốc trong hành trình lịch sử tồn tại và phát triển ¼ thế kỷ qua của WTO, thấy rõ có tới phân nửa là do các quan chức châu Âu đảm nhận. Đại diện của châu Đại Dương, châu Á và Nam Mỹ mỗi khu vực nắm giữ trọng trách này một lần. Dù việc lựa chọn lãnh đạo WTO không có quy định về luân phiên giữa các nước phát triển, đang phát triển hoặc khu vực địa lý nhưng rõ ràng việc một châu lục còn yếm thế cả về chính trị lẫn kinh tế như châu Phi cho tới năm tồn tại thứ 25 của WTO vẫn chưa từng có đại diện nắm giữ được trọng trách cao nhất tại tổ chức này là lời “tố cáo” rằng đã thực sự đã có những sự ưu ái, thậm chí thiên vị “không hề nhẹ” dành cho những quốc gia, những châu lục nắm giữ tiếng nói quyền lực hơn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và EU.

Trụ sở WTO tại Geneva, Thụy Sỹ. Nguồn: Reuters

Trụ sở WTO tại Geneva, Thụy Sỹ. Nguồn: Reuters

Theo thông lệ của WTO, việc tìm kiếm nhà lãnh đạo mới được thực hiện qua các vòng tham vấn nhằm loại bỏ dần các ứng cử viên. Trong vòng đầu tiên sẽ có ba người bị loại khỏi cuộc đua, ở vòng bầu chọn thứ hai, loại tiếp 3 người nữa và đại diện các nước thành viên WTO sẽ lựa chọn nhà lãnh đạo mới của cơ quan này trong số hai ứng cử viên cuối cùng còn lại.

“Mùa giải thứ 7” 2021-2025 năm nay được gọi tên là cuộc đua “bát mã” bởi tại vòng 1 - “vòng đề cử”, có 8 ứng cử viên từ Mexico, Nigieria, Ai Cập, Moldova, Hàn Quốc, Kenya, Saudi Arabia và Anh đã được WTO xác nhận tham gia tranh cử vị trí Tổng Giám đốc. 8 ứng cử viên này theo nhìn nhận của giới quan sát, đều là những chính trị gia dày dặn kinh nghiệm cả trên chính trường lẫn về thương mại toàn cầu, trong đó nhiều người từng đóng những vai trò quan trọng trong WTO.

Cũng chính bởi cái sự “kẻ tám lạng người nửa cân” này nên cuộc đua “bát mã” ngay từ phút khởi đầu đã không hề dễ dàng. Từ ngày 15-17/7/2020, trong 3 ngày, 8 ứng cử viên có màn “thử lửa dạo đầu” bằng các bài thuyết trình, tự giới thiệu mình cũng như giới thiệu về “cương lĩnh hoạt động” trong vai trò dẫn dắt tổ chức tài chính toàn cầu này trước đại diện của 164 quốc gia thành viên tại trụ sở của tổ chức này ở Geneva, Thụy Sỹ. Gần 2 tháng sau “vòng thử lửa”, từ ngày 7-16/9, vòng tham vấn số 1 bắt đầu. Bộ ba gồm Chủ tịch Đại hội đồng, Chủ tịch Cơ quan giải quyết tranh chấp và Chủ tịch Cơ quan rà soát chính sách thương mại của WTO đã tiến hành tham vấn tất cả các thành viên của tổ chức về danh sách 8 ứng viên trên. Sau vòng tham vấn 1, danh sách ứng viên thu gọn còn 5 người. 5 thành viên này tiếp tục bước vào vòng tham vấn thứ hai, diễn ra từ ngày 24/9-6/10. Tại vòng này, bộ ba gồm Chủ tịch Đại hội đồng, Chủ tịch Cơ quan giải quyết tranh chấp và Chủ tịch Cơ quan rà soát chính sách thương mại của WTO tiếp tục tham vấn với các nước thành viên và các nước thành viên tiếp tục trả lời câu hỏi như vòng 1 nhưng chỉ được nêu 2 cái tên ưu tiên nhất.

Hai cái tên được các nước thành viên lựa chọn nhiều nhất bước vào vòng tham vấn cuối cùng diễn ra từ ngày 19-27/10. Không nằm ngoài dự đoán, hai cái tên được lựa chọn vào “thi đấu chung kết” cũng chính là hai ứng viên được giới báo chí dự đoán là hai ứng viên nặng ký nhất, nhiều tiềm năng nhất: bà Ngozi Okonjo-Iweala đến từ Nigeria và bà Yoo Myung-hee đến từ Hàn Quốc. Và đây mới là lúc cuộc đua tới hồi gay cấn nhất.

anh5

Tuy nhiên, khi mọi sự vẫn đang “căng như dây đàn” thì phía Hàn Quốc đột ngột ra tuyên bố rút lui khỏi cuộc đua vào vị trí Tổng Giám đốc WHO với lý do để “đẩy nhanh tiến độ gây dựng sự đồng thuận giữa các nước thành viên về việc lựa chọn ra một vị Tổng Giám đốc mới”, “tránh để tương lai của WTO rơi vào sự không chắc chắn”. Chưa hết, chính quyền của tân Tổng thống Biden, trái ngược với người tiền nhiệm Trump,  giờ đây lại công khai bày tỏ “sự ủng hộ mạnh mẽ đối với việc ứng cử” của bà Ngozi Okonjo-Iweala và “tôn trọng” quyết định rút khỏi cuộc đua của Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yoo Myung-hee.

Màn “chốt hạ” rốt cuộc lại trở nên nhẹ nhàng, chóng vánh trong sự ngỡ ngàng của chính người trong cuộc. Ngày 15/2/2021, bà Ngozi Okonjo-Iweala chính thức trở thành Tổng Giám đốc thứ 7 trong lịch sử WTO và là nữ Tổng Giám đốc đầu tiên.

Trở thành nhà lãnh đạo của thứ 7 của WTO đúng vào một năm lịch sử khi WTO tròn tuổi 25.  Hơn ¼ thế kỷ tồn tại, sau những tháng ngày huy hoàng, kiêu hãnh trên vị thế là sân chơi thương mại công bằng hấp dẫn, đáng thèm muốn nhất, giờ đây, WTO trở nên bối rối, lúng túng, bị động, thậm chí thất bại trong việc thực thi nhiều sứ mệnh của mình.  Rõ ràng WTO cần phải được nhanh chóng cải tổ sâu rộng về nhiều phương diện, nhưng cải tổ bằng cách nào trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ và xung khắc thương mại song phương ngày càng phổ biến lại là bài toán không hề dễ giải. Và “người phụ nữ của những điều đầu tiên” sẽ phải lãnh trách nhiệm giải bài toán hóc búa ấy cho WTO.

Hà Anh

Tin khác

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

(CLO) Các quan chức Israel và Mỹ cho biết hầu hết tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái (UAV) mà Iran phóng vào Israel hôm 13/4 đều bị đánh chặn, cho thấy hệ thống phòng thủ tên lửa đa lớp đáng gờm của hai đối tác đồng minh.

Tiêu điểm Quốc tế
Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

(CLO) Ghép tạng có thể cứu được mạng sống, nhưng cũng có thể gây ra những thay đổi sâu sắc về tính cách, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy.

Tiêu điểm Quốc tế
Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

(NB&CL) Thụy Sĩ và Ukraine đang mong đợi 80 - 100 quốc gia sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên dự kiến diễn ra tại thành phố Lucerne, Thụy Sĩ, vào ngày 16 và 17/6 tới. Nhưng giữa mong đợi và hiện thực luôn là khoảng cách, nhất là với một vấn đề nan giải như cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế