Tăng cường các biện pháp giảm thiểu chất thải nhựa

Thứ sáu, 19/07/2019 07:26 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ, các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp ngành Công Thương... hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa”, có hành động thiết thực nhằm hạn chế sử dụng và tiến tới nói không với túi nilon và sản phẩm nhựa sử dụng một lần.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Chỉ thị 08/CT-BCT về việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành Công Thương.

Theo chỉ thị, chất thải nhựa đã và sẽ tiếp tục là vấn đề môi trường nóng, có tính toàn cầu. Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ước tính mỗi người dân Việt Nam tiêu thụ khoảng 30 đến 40kg nhựa mỗi năm, đồng thời là một trong bốn quốc gia tại châu Á (sau Trung Quốc, Indonesia, Philippines) phát sinh chất thải nhựa nhiều nhất…

Đối với ngành Công Thương, lượng nhựa tiêu thụ bình quân toàn ngành có xu hướng ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, trong khi các cơ sở tái chế và xử lý rác thải nhựa còn thiếu, công nghệ lạc hậu, phân loại rác tại nguồn chưa hiệu quả.

Để tránh các tác hại của chất thải nhựa, ngành Công Thương đã thực hiện nhiều biện pháp, thúc đẩy các sáng kiến bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu việc phát thải chất thải nhựa từ khâu sản xuất tới phân phối và tiêu dùng.

Tuy nhiên, chất thải nhựa vẫn đang là thách thức rất lớn, cần tiếp tục có những hành động hết sức tích cực trong mỗi ngành, lĩnh vực, địa phương đặc biệt là trong cộng đồng doanh nghiệp và dân cư.

Ngày 25/4/2019, Thủ tướng Chính phủ đã gửi thư ngỏ tới các cơ quan, đơn vị có liên quan và đồng bào, chiến sĩ cả nước đề nghị thực hiện các biện pháp giải quyết vấn đề chất thải nhựa. Đối với các bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật giải quyết đồng bộ, hiệu quả vấn đề chất thải nhựa.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ, các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp ngành Công Thương vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị tham gia hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa”, có hành động thiết thực nhằm hạn chế sử dụng và tiến tới nói không với túi nilon và sản phẩm nhựa sử dụng một lần.

Sở Công Thương các tỉnh, thành phố tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các giải pháp và hoạt động nhằm thúc đẩy giảm phát thải chất thải nhựa tại địa phương… Nghiên cứu xây dựng, phát động phong trào chống chất thải rắn, chất thải nhựa trong ngành tại địa phương, vận động các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành ký cam kết, tuyên bố hành động chống rác thải nhựa.

Bộ Công Thương yêu cầu Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát quy định về quản lý chất thải rắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Công Thương, thống nhất và tăng cường quản lý nhà nước về xả thải và kiểm soát ô nhiễm môi trường theo cam kết của Việt Nam trong các cơ chế hợp tác khu vực và toàn cầu về giải quyết rác thải nhựa.

Đồng thời hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các sản phẩm tự phân hủy trong tự nhiên, thân thiện với môi trường thay thế túi nilon, đồ nhựa dùng một lần.

Vụ Thị trường trong nước cần đánh giá hiện trạng sử dụng, phát thải túi nilon khó phân hủy, sản phẩm nhựa sử dụng một lần tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu “đến năm 2021 các cửa hàng, chợ, siêu thị ở các đô thị không sử dụng đồ nhựa dùng một lần, đến năm 2025 cả nước không sử dụng đồ nhựa dùng một lần”, trình Bộ trưởng xem xét, ban hành.

Cục Công nghiệp xây dựng báo cáo đánh giá hiện trạng phát triển ngành nhựa (chủng loại sản phẩm, năng lực, công nghệ sản xuất, đặc biệt là các sản phẩm nhựa sử dụng một lần, túi nilon khó phân hủy); đề xuất định hướng, giải pháp phát triển ngành nhựa theo hướng phát triển bền vững.

Đồng thời, Bộ Công Thương cũng yêu cầu Vụ Khoa học và Công nghệ đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các công nghệ sản xuất sản phẩm, vật liệu thân thiện với môi trường, tự phân hủy thay thế các sản phẩm nhựa sử dụng một lần…

Hoàng Thao

Tin khác

Hưng Yên: Phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hưng Yên: Phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(CLO) Liên đoàn Lao động tỉnh Hưng Yên vừa tổ chức lễ phát động Tháng công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024.

Đời sống
Quảng Ninh: Giông lốc đánh chìm tàu, 4 người mất tích

Quảng Ninh: Giông lốc đánh chìm tàu, 4 người mất tích

(CLO) Trong khi đang di chuyển bằng thuyền để đánh bắt thuỷ sản trên luồng sông Chanh (Quảng Ninh), chiếc thuyền nan chở 6 người gặp giông dốc và bị lật khiến 4 người trên thuyền mất tích.

Đời sống
Hưng Yên: Tập trung giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án trọng điểm

Hưng Yên: Tập trung giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án trọng điểm

(CLO) Ngày 24/4, Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021- 2025 (Ban Chỉ đạo tỉnh) họp đánh giá tình hình triển khai thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh, xem xét bổ sung một số dự án vào danh mục dự án trọng điểm của tỉnh. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hữu Nghĩa, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh chủ trì cuộc họp.

Đời sống
Vụ chìm sà lan khiến 5 người chết và mất tích: Tìm thấy thêm 1 thi thể

Vụ chìm sà lan khiến 5 người chết và mất tích: Tìm thấy thêm 1 thi thể

(CLO) Tính đến tối 24/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể của 4 trong số 5 người chết và mất tích trong vụ chìm tàu kéo sà lan gần đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).

Đời sống
Lô Lô Chải - Ngôi làng cổ nơi địa đầu Tổ quốc và cách làm du lịch thông minh

Lô Lô Chải - Ngôi làng cổ nơi địa đầu Tổ quốc và cách làm du lịch thông minh

(CLO) Từ một ngôi làng nhỏ, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc ít người Lô Lô, quanh năm sống nhờ vào nương rẫy, ấy vậy mà chỉ trong vài năm qua, Lô Lô Chải đã khoác lên mình một diện mạo thật khác. Lô Lô Chải phát triển vượt bậc về du lịch, đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho bà con nơi đây.

Đời sống