Hà Tĩnh:

Tăng cường cảnh giác với hoàn lưu bão số 13 gây mưa lớn, ngập lụt

Chủ nhật, 15/11/2020 16:22 PM - 0 Trả lời

(CLO) Kiểm tra công tác ứng phó bão số 13 tại Hà Tĩnh, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, sau khi đổ bộ vào đất liền, bão số 13 có xu hướng giảm cấp nhưng tuyệt đối không được chủ quan và phải tăng cường cảnh giác bởi hoàn lưu bão gây mưa lớn, nước sông lên có nguy cơ ngập lụt...

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường kiểm tra tràn sự cố hồ chứa Kẻ Gỗ. Ảnh T.P

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường kiểm tra tràn sự cố hồ chứa Kẻ Gỗ. Ảnh T.P

Ngày 15/11, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đi kiểm tra công tác ứng phó bão số 13 tại Hà Tĩnh. Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Trần Tiến Hưng cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành và địa phương cùng đi với đoàn.

Theo đó, Đoàn công tác đã tới kiểm tra việc vận hành quy trình hồ Kẻ Gỗ. Thời điểm này, mực nước trong hồ là 30,63m, tương đương dung tích 292 triệu m3. Trước dự báo Hà Tĩnh có mưa lớn diện rộng, hồ bắt đầu xả tràn điều tiết từ 14h hôm qua (14/11) và hiện đang xả với lưu lượng 100m3/s. Ngoài hồ Kẻ Gỗ, một số hồ chứa lớn khác như Sông Rác, Bộc Nguyên, Tàu Voi, Thượng Sông Trí... cũng đã chủ động xả tràn từ hôm qua, với lưu lượng 5 - 30m3/s.

Kiểm tra công tác vận hành hồ chứa nước Kẻ Gỗ, ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh thông tin đến Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, đợt mưa lũ hồi giữa tháng 11 vừa qua lần đầu tiên Hà Tĩnh ghi nhận lượng mưa cực đoan lớn đến hơn 1.000mm trong thời gian rất ngắn. Việc tính đến xả qua tràn sự cố, theo thiết kế xác suất 1.000 năm mới xảy ra 1 lần thì lũ vừa qua đã gần rơi vào ngưỡng 1.000 năm 1 lần đó.

“Trước đây Hà Tĩnh xây dựng dự án mới chỉ tính đến hạ du hồ Kẻ Gỗ nhưng bây giờ sẽ đánh giá tổng thể từ đập trở lên. Đó là quan trắc nguồn nước về hồ; tính toán nâng dung tích phòng lũ theo hướng, giảm chức năng tưới, kéo nước Ngàn Trươi về để tưới bù đắp một số diện tích tưới của hồ Kẻ Gỗ; giảm bớt công năng của hồ như giảm phần công nghiệp và nước sạch… Lâu nay vận hành hồ Kẻ Gỗ theo thứ tự đảm bảo an toàn công trình là số 1, tích nước phục vụ sản xuất đứng thứ 2 sau đó mới đến tiêu thoát lũ hạ du nhưng bây giờ sẽ đặt vấn đề an toàn hạ du lên số 1", ông Sơn nói.

Hà Tĩnh cũng cần tính toán lại một cách căn cơ, bài bản về sức chứa, công năng của hồ Kẻ Gỗ. Ảnh T.P

Hà Tĩnh cũng cần tính toán lại một cách căn cơ, bài bản về sức chứa, công năng của hồ Kẻ Gỗ. Ảnh T.P

Thông tin với đoàn công tác, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Hưng cho hay: Để ứng phó với bão số 13, từ 17h ngày 13/11, tỉnh đã ra lệnh cấm biển; 100% tàu thuyền đã vào nơi tránh trú an toàn. Tới 20h tối qua (14/11), Hà Tĩnh đã hoàn thành việc sơ tán hơn 3.600 hộ với hơn 12.000 người dân ở vùng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, vùng ven biển, thấp trũng... tới nơi an toàn.

Tỉnh cương quyết không để cho người dân ở trên tàu trong khu neo đậu, lồng bè nuôi trồng thủy sản, các nhà dân không đảm bảo an toàn. Các địa phương, đơn vị ứng trực 24/24h, chuẩn bị vật tư cần thiết, sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra, đồng thời bố trí lực lượng bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ tài sản của người dân.

Qua kiểm tra thực tế, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường hoan nghênh Hà Tĩnh đã  thực hiện nghiêm, hiệu quả chỉ đạo của Trung ương trong việc phòng chống lũ lụt thời gian qua và cơn bão số 13 mới đây. Đây là cơn bão có cường độ mạnh, hướng đi phức tạp, nguy cơ gây tổn thương rất lớn cho người dân và các địa phương vừa chịu ảnh hưởng nặng nề của các đợt mưa lũ lịch sử vừa qua.

"Sau khi đổ bộ vào đất liền, bão số 13 có xu hướng giảm cấp nhưng Hà Tĩnh tuyệt đối không được chủ quan và phải tăng cường cảnh giác hơn nữa bởi hoàn lưu bão gây mưa lớn, nước sông lên nhanh gây ra các nguy cơ cao như ngập lụt, lũ ống, sạt lở đất", Bộ trưởng Cường nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh T.P

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh T.P

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng,nhiệm vụ cấp bách sắp tới Hà Tĩnh cần thực hiện là rà soát toàn bộ kết cấu dân cư vùng thấp trũng, đặc biệt ở 3 địa phương vừa qua ngập lụt sâu là Thạch Hà, Cẩm Xuyên và TP Hà Tĩnh. Trước kia không có yếu tố biến đổi khí hậu cực đoan như hiện nay, còn bây giờ kết cấu dân cư, quy mô kinh tế lớn hơn, dày dặc hơn nên cần phải tổng đánh giá lại, có khoa học để đưa ra được nhóm giải pháp căn cơ.

Đối với hồ Kẻ Gỗ, Bộ trưởng nhất trí phải tính toán lại. Hà Tĩnh cũng cần tính toán lại một cách căn cơ, bài bản về sức chứa, công năng của hồ Kẻ Gỗ để làm sao tăng hiệu quả trong vận hành, điều tiết, đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du. Bộ sẽ cử đoàn cán bộ vào giúp tỉnh trong việc này. Đồng thời, tỉnh phải rà soát lại tình hình thiệt hại sau các đợt mưa lũ, đặc biệt là nuôi trồng thủy hải sản, để thích ứng với sự biến đổi khí hậu ngày một khó lường.

Báo Công luận
Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh hỗ trợ người dân ứng phó với bão số 13. Ảnh T.P

Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh hỗ trợ người dân ứng phó với bão số 13. Ảnh T.P

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, sáng nay vùng biển Hà Tĩnh có gió mạnh dần lên cấp 7, cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động rất mạnh. Sóng biển cao từ 3 - 6m. Trên đất liền, từ hôm nay có gió cấp 4, cấp 5, có lúc cấp 6;  ven biển gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, riêng khu vực ven biển phía Nam của tỉnh khả năng có gió mạnh cấp 8, giật cấp 9.

Đối với mưa, từ đêm nay đến hết ngày 16/11, toàn tỉnh có mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Tổng lượng mưa các khu vực phổ biến 100 - 200mm. “Hiện các địa phương như thị xã Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, TP Hà Tĩnh, Thạch Hà… đã có mưa vừa, mưa to. Vùng mưa sẽ tiếp tục dịch chuyển ra các huyện phía Bắc, phía Tây do hoàn lưu bão”, lãnh đạo Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh thông tin.

Trần Phong

Tin khác

Ninh Bình bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ công tác dân vận năm 2024

Ninh Bình bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ công tác dân vận năm 2024

(CLO) Công tác dân vận là công tác cơ bản và hết sức quan trọng của Đảng, là nhân tố quan trọng không ngừng củng cố và bồi đắp mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc. Trên cơ sở đó, cán bộ làm công tác dân vận tỉnh Ninh Bình cần bám sát chức năng, nhiệm vụ, nắm chắc tình hình dư luận xã hội để tham mưu cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc tại cơ sở.

Tin tức
Bắc Ninh gặp mặt tọa đàm Chiến sĩ Điện Biên, Thanh niên xung phong, Dân công hỏa tuyến

Bắc Ninh gặp mặt tọa đàm Chiến sĩ Điện Biên, Thanh niên xung phong, Dân công hỏa tuyến

(CLO) Ngày 25/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị gặp mặt tọa đàm Chiến sĩ Điện Biên, Thanh niên xung phong, Dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tin tức
Ninh Bình gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến

Ninh Bình gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), sáng 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình trang trọng tổ chức chương trình gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tin tức
Hiệp định Geneve thể hiện sáng ngời tâm thế, bản lĩnh và bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Hiệp định Geneve thể hiện sáng ngời tâm thế, bản lĩnh và bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nêu rõ: Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đã thể hiện sáng ngời tâm thế, bản lĩnh và bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, khẳng định mạnh mẽ thông điệp về một nước Việt Nam yêu chuộng hòa bình, trọng công lý và lẽ phải; có ý chí quật cường bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; sẵn sàng hợp tác hữu nghị với mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới.

Tin tức
Quỹ phát triển đất là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc UBND cấp tỉnh

Quỹ phát triển đất là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc UBND cấp tỉnh

(CLO) Liên quan đến dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất, Bộ Tài chính đề xuất Quỹ phát triển đất là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, có vốn điều lệ, hoạt động độc lập với ngân sách nhà nước, không vì mục đích lợi nhuận, bảo toàn, phát triển vốn.

Tin tức