Tăng cường quản lý nhà nước để bảo vệ người tiêu dùng, doanh nghiệp và uy tín của đất nước 

Thứ tư, 10/07/2019 07:13 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh yêu cầu các đơn vị cần chủ động thực thi Đề án "Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ". Đây là yêu cầu cấp thiết để phát triển bền vững sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu hiện nay.

Hội nghị triển khai về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ (Ảnh Minh Đạt)

Hội nghị triển khai về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ (Ảnh Minh Đạt)

Gian lận xuất xứ tác động xấu đối với xuất, nhập khẩu

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, đằng sau tốc độ tăng trưởng thương mại vào các thị trường, những mặt hàng tăng trưởng nóng trong năm 2019 là những vấn đề cần lưu ý liên quan đến hành vi gian lận xuất xứ sản phẩm.

"Ở góc độ tích cực, tăng trưởng xuất khẩu làm tăng quy mô xuất khẩu, giúp đạt mục tiêu xuất khẩu. Trong thời gian qua, hàng loạt các nhóm ngành hàng xuất khẩu sang EU, Mỹ... tăng đã trưởng mạnh, có ngành hàng tăng 2 con số trong nhiều năm liền như dệt may, da giày, đồ gỗ, điện tử... Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn tồn tại hiện tượng lẩn tránh phòng vệ thương mại, thậm chí gian lận xuất xứ", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh lưu ý.

Trong thời gian qua nổi lên nhiều vụ việc về xuất xứ hàng hóa và gian lận thương mại, điều đó cho thấy Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng gian lận xuất xứ hàng hóa ngày càng gia tăng. Tình trạng này ảnh hưởng lớn đến sức cạnh tranh của nền kinh tế và uy tín của Việt Nam trên trường thế giới.

Tiêu cực của việc gian lận xuất xứ đã tác động trực tiếp đến chính các doanh nghiệp, ngành hàng cụ thể. Vì vậy, việc tăng cường các biện pháp quản lý nhằm dự báo, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ để phát triển bền vững sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu là yêu cầu cấp thiết.

Theo ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết, các đơn vị của Bộ đã nỗ lực trong quản lý, giám sát, kiểm tra, xử lý song nguy cơ lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ có xu hướng gia tăng. Ông Dũng cũng cho rằng cần phải xử lý nghiêm các hành vi không thực hiện sản xuất để hưởng lợi thuế quan, lẩn tránh thuế. Thậm chí là hành vi lợi dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ để thực hiện hành vi gian lận thương mại.

“Với các hành vi bất hợp pháp, thủ đoạn của nhiều doanh nghiệp rất tinh vi, trong nhiều trường hợp chỉ thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian ngắn rồi giải thế công ty, thậm chí làm giả C/O (giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa).

Còn theo ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, thời gian qua lực lượng này đã phát hiện nhiều hàng lưu thông trên thị trường nhưng không rõ nguồn gốc xuất xứ, thậm chí có chứa độc tố vượt cho phép đặc biệt là tình trạng hàng hóa dán nhãn “Made in Vietnam” để trục lợi...

“Phương thức hiện rất tinh vi, đặt hàng từ Trung Quốc sản xuất hoặc nhập linh kiện về lắp ráp và dán nhãn để làm ăn gian dối,” ông Linh nói.

Ở một góc độ khác, ông Nguyễn Hồng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ châu Âu, châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho rằng, cần sàng lọc những nhóm hàng và mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đột biến, cũng như phân tích và làm rõ để từ đó ngăn chặn tối đa các hành vi gian dối.

“Sắp tới Vụ châu Âu và Cục phòng vệ thương mại cần làm việc để rà soát những mặt hàng nào có mức tăng trưởng nóng qua đó đề xuất cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra,” ông Dương thông tin thêm. 

Bảo vệ người tiêu dùng, doanh nghiệp và uy tín của đất nước 

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, trong tiến trình hội nhập, những vấn đề gian lận thương mại và gian lận xuất xứ, lẩn tránh phòng vệ thương mại sẽ liên quan trực tiếp đến việc thực thi các FTA và phát triển thương mại bền vững. Do vậy thời gian tới đây, Bộ sẽ yêu cầu các đơn vị cần chủ động thực thi Đề án "Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ".

Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng đề nghị sớm ban hành kế hoạch hành động của Bộ Công Thương nhằm thực hiện đề án trên, trong đó chú trọng đến việc phối hợp với các bộ, ngành khác như Bộ Tài chính, Công an, Khoa học và Công nghệ, VCCI, Tổng cục Hải quan, Tổng cục thuế… trong việc đấu tranh với hành vi gian lận thương mại.

Cũng theo Bộ Công Thương, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ trước hết là bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bản thân người tiêu dùng cần "sáng suốt" để tự bảo vệ mình, thì các doanh nghiệp cũng cần xây dựng những quy trình, ứng dụng khoa học và công nghệ để bảo vệ chính mình trước việc gian lận xuất xứ.

Tại hội nghị cũng đã lắng nghe nhiều ý kiến của các lãnh đạo trong Bộ Công Thương để đưa ra các giải pháp lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ.

Theo ông Trần Hữu Linh, Tổng Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cần ứng dụng công nghệ thông tin để truy xuất nguồn gốc đối với hàng nông sản, thực phẩm. Bên cạnh đó, ông cũng kiến nghị các bộ ngành cần hoàn thiện chính sách, pháp luật, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật.

Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cũng khuyến nghị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhất là các hiệp định thương mại tự do để từ đó giúp bảo vệ thị trường nội địa và phát triển hoạt động thương mại. Trong đề án mới do Vụ này xây dựng sẽ có giải pháp để hình thành nhà phân phối lớn, đồng thời hướng dẫn các doanh nghiệp trong nước nắm rõ quy trình đưa hàng vào hệ thống đó, nhằm hạn chế gian lận thương mại.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu đề xuất, bên cạnh việc hỗ trợ xuất khẩu cho doanh nghiệp cũng cần có giải pháp phòng chống gian lận thương mại. Trong đó, việc thành lập tổ giám sát xuất nhập khẩu để giám sát việc xuất khẩu và tổ giám sát cấp C/O, thông qua đó có thể chia sẻ các vấn đề gian lận cũng như cần có tổ giám sát đầu tư. Lưu ý đến việc ứng dụng công nghệ thông tin để chia sẻ dữ liệu và hoàn thiện cơ chế giám sát về xuất xứ.

Việc Bộ Công Thương triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ" và tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp luật nhằm tạo điều kiện cho cộng đồng doanh nghiệp phát triển, người dân được sử dụng và biết rõ về nguồn gốc xuất xứ và đúng với giá trị của sản phẩm là việc làm mang nhiều ý nghĩa.

Lê Minh

Tin khác

Vào hè, thợ sửa điều hoà đắt “sô”, bỏ túi bạc triệu mỗi ngày

Vào hè, thợ sửa điều hoà đắt “sô”, bỏ túi bạc triệu mỗi ngày

(CLO) Dù làm việc dưới thời tiết nắng nóng cùng cường độ công việc cao nhưng thợ lắp điều hòa phấn khởi bởi có thể “cá kiếm” hàng triệu đồng mỗi ngày.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đồng euro chạm mức thấp lịch sử trong giao dịch SWIFT

Đồng euro chạm mức thấp lịch sử trong giao dịch SWIFT

(CLO) Dữ liệu giao dịch do dịch vụ tài chính toàn cầu tổng hợp cho thấy tỷ trọng của đồng euro trong các hoạt động thanh toán xuyên biên giới toàn cầu thông qua hệ thống SWIFT vào tháng trước đã giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngày 22/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

Ngày 22/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

(CLO) Chiều 19/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có thông báo về việc đấu thầu vàng miếng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mỹ tái áp đặt trừng phạt năng lượng Venezuela

Mỹ tái áp đặt trừng phạt năng lượng Venezuela

(CLO) Nhà Trắng đã khôi phục các lệnh trừng phạt đối với ngành năng lượng của Venezuela. Động thái này diễn ra khi Venezuela đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá gạo Ấn Độ giảm xuống mức thấp gần 3 tháng

Giá gạo Ấn Độ giảm xuống mức thấp gần 3 tháng

(CLO) Tuần này, giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 tháng, do nhu cầu yếu, trong khi kỳ nghỉ cuối tuần kéo dài khiến hoạt động ở Thái Lan bị đình trệ.

Thị trường - Doanh nghiệp