Đề xuất Sở Giao thông vận tải điều chỉnh tuyến vận tải cố định liên tỉnh:

Tăng phân cấp, phân quyền nhưng có “phá vỡ” mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định hiện có?

Thứ tư, 01/11/2023 07:49 AM - 0 Trả lời

(CLO) Việc sửa đổi điểm a khoản 3 Điều 4 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô làm tăng tính phân cấp, phân quyền cho Sở Giao thông vận tải các địa phương. Tuy nhiên, dư luận băn khoăn liệu có “phá vỡ” luồng tuyến hiện có?

Dư luận “băn khoăn”

Vừa qua, Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) đang lấy ý kiến xung quanh Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô, dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe ô tô (Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe và dịch vụ sát hạch lái xe và Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/1/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô).

Đáng chú ý, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/1/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đang được dư luận hết sức quan tâm, đặc biệt là các doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô. Cùng với đó là các bến xe – đơn vị chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc sửa đổi, bổ sung này.

tang phan cap phan quyen nhung co pha vo mang luoi tuyen van tai hanh khach co dinh hien co hinh 1

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô, dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe ô tô đang được lấy ý kiến.

Điều mà dư luận quan tâm hơn cả việc sửa đổi điểm a khoản 3 Điều 4 về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP như sau:

“4. Xây dựng và công bố: Danh mục mạng lưới tuyến xe buýt nội tỉnh và liền kề; các điểm dừng đỗ phục vụ cho phương tiện kinh doanh vận tải đón, trả khách trên địa bàn. Chỉ đạo Sở GTVT: xây dựng, điều chỉnh, bổ sung danh mục mạng lưới tuyến cố định nội tỉnh; thống nhất với Sở GTVT đầu tuyến bên kia để xây dựng, điều chỉnh, bổ sung danh mục mạng lưới tuyến cố định liên tỉnh; cập nhật danh mục mạng lưới tuyến phần mềm quản lý tuyến vận tải khách cố định của Bộ GTVT”.

So với quy định đang có hiệu lực, việc sửa đổi, bổ sung nêu trên được xem là tăng tính phân cấp, phân quyền cho các Sở GTVT các địa phương (Điểm a khoản 3 Điều 4 kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP hiện hành như sau: Nội dung quản lý tuyến: Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung và công bố danh mục mạng lưới tuyến).

tang phan cap phan quyen nhung co pha vo mang luoi tuyen van tai hanh khach co dinh hien co hinh 2

Dư luận quan tâm việc sửa đổi điểm a khoản 3 Điều 4 - kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.

Trước thông tin này, một số doanh nghiệp, nhà xe chạy tuyến liên tỉnh; lãnh đạo các bến xe trên địa bàn thành phố Hà Nội bày tỏ băn khoăn việc sửa đổi điểm a khoản 3 Điều 4 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP nêu trên liệu rằng có “phá vỡ” mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định hiện có (tại Quyết định số 927/QĐ-BGTVT ngày 15/7/2022 công bố Danh mục chi tiết mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ toàn quốc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030)?

Trong khi đó, nhiều nhà xe, lãnh đạo bến xe cho rằng nội dung này cần được quy định chi tiết, rõ ràng để có thể dễ dàng trong việc thực thi sau này.

Cũng có ý kiến cho rằng việc giao cho các Sở GTVT các địa phương nếu không có sự phối hợp với Sở GTVT các địa phương khác (chỉ thống nhất với Sở GTVT đầu tuyến bên kia - PV) sẽ dẫn đến việc cấp tuyến tràn lan, khó kiểm soát phương tiện, gây khó khăn cho các địa phương nhất là duy trì đảm bảo trật tự an toàn giao thông, kiểm soát ùn tắc giao thông.

tang phan cap phan quyen nhung co pha vo mang luoi tuyen van tai hanh khach co dinh hien co hinh 3

Hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh đang dần hồi phục sau dịch COVID-19.

“Phiên bản nâng cấp” của Quyết định 927/QĐ-BGTVT?

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, ông Vũ Đức Hạnh – Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Hải Dương cho rằng, việc Dự thảo phân cấp về cho địa phương, Sở GTVT các tỉnh là hợp lý và đây sẽ là “phiên bản” nâng cấp của Quyết định 927/QĐ-BGTVT. “Ở đây, Quyết định 927 công bố Danh mục chi tiết mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ toàn quốc vẫn giữ nguyên. Nhưng quyền điều chỉnh giao về cho các Sở GTVT, phân cấp về cho các địa phương chủ động hơn”, ông Hạnh nhấn mạnh.

Bày tỏ cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các Sở GTVT, ông Vũ Đức Hạnh cho rằng, cần có ý kiến của các Sở GTVT mà xe vận tải hành khách chạy qua. “Hiện nay theo Dự thảo mới, cần điều chỉnh một tuyến thì cần xin ý kiến một Sở là điểm cuối như tuyến Hải Dương đi Hà Giang chẳng hạn; nhưng từ Hải Dương đi đến Hà Giang phải đi qua rất nhiều tỉnh chứ không phải mỗi điểm đầu - điểm cuối. Theo tôi cần có tham khảo ý kiến của các Sở GTVT các tuyến mà xe khách đi qua để thống nhất luồng tuyến cho đảm bảo giao thông. Đặc biệt là xem hạ tầng đấy có vấn đề gì không? điểm dừng đỗ thế nào cũng phải thống nhất bởi hạ tầng giao thông đang được nâng cấp từng ngày”, ông Hạnh nói.

Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Hải Dương cũng nhấn mạnh vai trò của các Sở GTVT, trong đó có những vai trò hết sức quan trọng và không thể tách rời. “Thứ nhất khi anh tổ chức lại luồng tuyến thì một là điều chỉnh để phục vụ cho người dân đi xe được thuận lợi hơn không phải đi xe trung chuyển, taxi nữa. Hai là trên cơ sở kết cấu hạ tầng của đường xá rộng dài bao nhiêu thì mới cho người ta vào hoặc là không cho. Thứ ba khi đã cho rồi thì phải đưa vào phần mềm quản lý công khai. Làm được 3 mục tiêu như thế thì hoạt động vận tải hành khách sẽ phát triển”, ông Hạnh nhấn mạnh.

tang phan cap phan quyen nhung co pha vo mang luoi tuyen van tai hanh khach co dinh hien co hinh 4

Việc sửa đổi điểm a khoản 3 Điều 4 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP liệu có là phiên bản nâng cấp của Quyết định số /QĐ-BGTVT?

Đồng quan điểm nêu trên với lãnh đạo Sở GTVT tỉnh Hải Dương, ông Nguyễn Tuyển - Trưởng phòng Quản lý Vận tải - Sở GTVT Hà Nội cho biết, so giữa Nghị định 10 và Dự thảo Nghị định mới là đang “mở quyền” cho các địa phương. Trước đây, khi Sở GTVT 2 địa phương thống nhất thì báo cáo Cục Đường bộ, Cục báo cáo Bộ GTVT, sau đó sẽ xem xét thấy hợp lý đưa lên danh mục hành trình. Tuy nhiên, sang Dự thảo mới bỏ giai đoạn “báo cáo”.

“Việc này thể hiện phân cấp mạnh hơn, khi đã phân cấp rồi các Sở GTVT phải có trách nhiệm nhiều hơn”, ông Nguyễn Tuyển nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Tuyển, việc điều chỉnh các tuyến ở Hà Nội vẫn phải tuân thủ theo tổ chức giao thông của Thành phố. Khi phát triển hạ tầng giao thông, việc bố trí luồng tuyến cũng phải linh hoạt với hạ tầng chứ không phải cứng nhắc. “Ví dụ như thêm đường cao tốc mới thì phải bố trí người ta đi đường cao tốc này, vào bến này có phù hợp hay không hay bến khác? Cái đấy phải linh hoạt phụ thuộc vào hạ tầng giao thông, phát triển làm sao tổ chức vận tải phải hợp lý nhất, phù hợp với kết cấu hạ tầng giao thông và tổ chức giao thông. Hai cái đấy là hàng đầu”, ông Tuyển nói.

tang phan cap phan quyen nhung co pha vo mang luoi tuyen van tai hanh khach co dinh hien co hinh 5

Ông Nguyễn Tuyển - Trưởng phòng Quản lý vận tải, Sở GTVT Hà Nội. Ảnh: Anh Tú

Cho rằng việc sửa đổi điểm a khoản 3 Điều 4 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP sẽ không ảnh hưởng đến việc thực hiện theo đúng Quyết định 927/QĐ-BGTVT, Trưởng phòng Quản lý Vận tải - Sở GTVT Hà Nội nhấn mạnh: “Quyết định 927 thực tế vẫn đang ổn định, mình đang thực hiện để hạn chế xe khách chạy xuyên tâm Thành phố, gây mất trật tự và ùn tắc giao thông và không phải thay đổi được ngay. Nhưng nếu hạ tầng giao thông phát triển nhanh chóng thì sẽ điều chỉnh theo hạ tầng giao thông đảm bảo thuận tiện nhất cho người dân, bổ sung linh hoạt”.

Cũng theo ông Nguyễn Tuyển, về bản chất vẫn là Dự thảo, phải phân tích hết việc, nếu ủy quyền hết cho địa phương thì có gì bất cập không? Thực tế, vẫn có bất cập. “Ví dụ tuyến đến Hà Nội, Hà Nội theo những nguyên tắc tổ chức giao thông của Hà Nội nhưng nếu các tuyến các địa phương đi qua Hà Nội người ta chỉ đi qua thôi, Hà Nội không nắm được hết. Nếu trước kia Hà Nội có văn bản gửi Bộ với các tuyến đi qua Hà Nội, với các tuyến đi hướng Nam thì nên đi hướng này bởi vì tình trạng ùn tắc ở Hà Nội nó thế. Như cũ nó cũng có cái hay của nó, mà cái tuyến đi qua Hà Nội là rất nhiều”, ông Tuyển lấy ví dụ và cho rằng cần có sự phối hợp giữa các Sở GTVT khi phê duyệt tuyến cho các đơn vị vận tải hành khách. Trong đó, nếu cần thiết thì Cục Đường bộ có thể là “trọng tài”.

Ông Nguyễn Tuyển cũng cho biết, Sở GTVT Hà Nội cũng đã có ý kiến trao đổi về băn khoăn việc các địa phương khác khi cấp phép (sau phân cấp - PV) các luồng tuyến qua địa bàn Hà Nội. “Thực ra về Luật hạn chế đường này, đường khác phải thể hiện ở biển báo, nhưng hệ thống biển báo chưa xử lý hết các tình huống. Khi biển báo được làm hết, hoàn thiện thì sẽ giải quyết được rất nhiều; tất cả thể hiện ở biển báo, khắc phục được nhiều vấn đề qua xử lý vi phạm”, ông Tuyển nhấn mạnh.

tang phan cap phan quyen nhung co pha vo mang luoi tuyen van tai hanh khach co dinh hien co hinh 6

Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô cũng đang hướng đến kiểm soát chặt chẽ hơn loại hình vận tải hành khách bằng xe ô tô.

Ông Nguyễn Đức Đoàn – Trưởng Phòng Quản lý vận tải và phương tiện thuộc Sở GTVT tỉnh Hưng Yên cho rằng, việc Dự thảo giao cho cho hai Sở GTVT quản lý (Đầu tuyến – Cuối tuyến) sẽ có tính cạnh tranh rất cao giữa các đơn vị vận tải nhưng quan trọng nhất là người dân được hưởng lợi dịch vụ cao cấp và công tác thanh tra kiểm tra phải nghiêm.

Theo ông Đoàn, để thực hiện được như Dự thảo thì trách nhiệm của Sở GTVT các địa phương là rất lớn, trong đó, các Sở GTVT phải công bố rõ tuyến nào xe khách được đi, tuyến nào không được đi, phải cắm biển trên các tuyến phố tại địa bàn. Cùng với đó phải công bố rõ thời điểm hạn chế xe khách ra – vào.

“Chúng ta có lực lượng thanh tra, kiểm tra công bố luồng tuyến công khai trên website. Nếu sai thì các nhà xe họ tố nhau, lực lượng thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông xử phạt”, ông Đoàn nói.

Báo Nhà báo và Công luận sẽ tiếp tục thông tin.

Thành Vinh - Quốc Trần - Hà Đương

Bình Luận

Tin khác

Ưu tiên của Chính phủ là đàm phán, thiết lập các hiệp định thương mại tự do mới

Ưu tiên của Chính phủ là đàm phán, thiết lập các hiệp định thương mại tự do mới

(CLO) Đánh giá cao vai trò của Bộ Công Thương trong duy trì, thúc đẩy và phát triển tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu thời gian qua, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị tiếp tục tận dụng, khai thác tốt các hiệp định thương mại tự do (FTA). Đặc biệt, ưu tiên của Chính phủ là đàm phán, thiết lập các FTA mới.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần bứt phá, tăng tốc để xây dựng được 3.000 km cao tốc vào năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần bứt phá, tăng tốc để xây dựng được 3.000 km cao tốc vào năm 2025

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, trong bối cảnh hiện nay cần bứt phá, tăng tốc để thực hiện các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra, trong đó có mục tiêu xây dựng 3.000 km cao tốc tới năm 2025 và 5.000 km cao tốc tới năm 2025; đồng thời ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, khắc phục hậu quả, thiệt hại rất nặng nề do bão lũ, thiên tai gây ra.

Tin tức
Công tác chăm lo người có công với cách mạng là nhiệm vụ chính trị quan trọng

Công tác chăm lo người có công với cách mạng là nhiệm vụ chính trị quan trọng

(CLO) Chiều 17/9, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt Đoàn đại biểu người có công tiêu biểu tỉnh An Giang nhân chuyến thăm Thủ đô Hà Nội và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tin tức
Siêu bão số 3 gây thiệt hại về hạ tầng giao thông khoảng 40 nghìn tỷ đồng

Siêu bão số 3 gây thiệt hại về hạ tầng giao thông khoảng 40 nghìn tỷ đồng

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, thống kê sơ bộ cho thấy siêu bão số 3 đã gây thiệt hại về hạ tầng giao thông khoảng 40 nghìn tỷ đồng, phải có giải pháp bù đắp lại những thiệt hại này, trong đó có nhiệm vụ đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, thúc đẩy 3 đột phá chiến lược, trong đó có đột phá chiến lược về hạ tầng giao thông vận tải.

Tin tức
Nghiêm cấm bao che, giấu giếm khuyết điểm cho cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn

Nghiêm cấm bao che, giấu giếm khuyết điểm cho cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn

(CLO) Thủ tướng Chính phủ nghiêm cấm các cơ quan, đơn vị, địa phương bao che, giấu giếm khuyết điểm cho cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn, không hợp tác với lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm và định kỳ hàng năm (trước ngày 15 tháng 10) trao đổi kết quả xử lý kỷ luật với cơ quan gửi thông báo vi phạm để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Tin tức