Tăng thuế lên xăng dầu để… tận thu?

Thứ tư, 11/04/2018 07:03 AM - 0 Trả lời

(CLO) Giá dầu thế giới giảm, thuế nhập khẩu giảm theo cam kết quốc tế đã ảnh hưởng đến cân đối nguồn ngân sách, Bộ Tài chính tính toán tăng thuế bảo vệ môi trường (BVMT) với xăng dầu để bù đắp phần hụt thu đó.

Ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho biết mức thuế BVMT cụ thể hiện hành đối với xăng dầu đã bằng mức tối đa trong khung thuế. V

ới điều kiện phải cắt giảm dần thuế nhập khẩu theo các cam kết quốc tế và giá xăng dầu của Việt Nam hiện thấp hơn so với giá xăng dầu của các nước có chung đường biên giới nói riêng và nhiều nước khác trong khu vực ASEAN, Bộ Tài chính đã đề xuất điều chỉnh nâng khung thuế BVMT 1.000-4.000 đồng/lít lên 3.000-8.000 đồng/lít. 

Đối với xăng (trừ xăng ethanol), mức thuế dự kiến sẽ tăng 1.000-4.000 đồng/lít lên 3.000-8.000 đồng/lít. Riêng xăng E5 và E10 cũng được đề xuất áp mức 2.500-7.200 đồng/lít. Đối với dầu diesel, mức thuế dự kiến áp dụng là 3.000-6.000 đồng/lít thay vì 500-2.000 đồng như hiện hành. Dầu mazut 900-4.000 đồng/kg, tăng gấp ba lần hiện nay. 

Đề xuất sửa Luật Thuế BVMT bị phản ứng dữ dội trong suốt 2 năm từ khi dự thảo được đưa ra lấy ý kiến, Bộ Tài chính nhiều lần lặp đi lặp lại quan điểm tăng khung nhưng chưa phải để tăng thuế. 

Tuy nhiên, khi việc sửa luật để tăng khung phải tạm hoãn, Bộ Tài chính lập tức chuyển sang đề xuất tăng thuế BVMT lên kịch khung ngay, dù chỉ năm sau (2019) luật tiếp tục được đưa ra bàn thảo.

 Giải trình về ý kiến cho rằng, cần tăng thuế BVMT có lộ trình tới năm 2020, để phù hợp với từng giai đoạn phát triển, Bộ Tài chính cho rằng, việc tăng kịch khung ngay đã phù hợp với chính sách trong từng thời kỳ, và vì xăng dầu tác động xấu tới môi trường.

Báo Công luận

 Hiện, giá xăng dầu đang tăng ở mức cao, không dễ để kiểm soát lạm phát.

Trong khi đó, Bộ Tư pháp nhận định dự thảo luật này còn sơ sài, có nhiều nội dung trùng lắp giữa tờ trình và báo cáo đánh giá tác động. Bản báo cáo đánh giá tác động không có đánh giá tác động định lượng mà chỉ sử dụng phương pháp định tính trong khi mức thuế môi trường lại tăng 2,5 lần so với quy định hiện hành. 

Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Tài chính đánh giá một cách thận trọng các chính sách đưa ra trong dự thảo. Đặc biệt là việc điều chỉnh khung thuế suất đối với nhóm hàng xăng dầu lên gấp đôi hiện hành, tạo khoảng cách lớn giữa mức thuế tối thiểu và mức tối đa. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và lợi ích của người dân và DN. 

Trước đó, Bộ Ngoại giao đưa ra ý kiến đề nghị Bộ Tài chính nên cân nhắc sự cần thiết và lộ trình thực hiện việc nâng khung thuế với xăng dầu. Đặc biệt trong bối cảnh các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, mặt hàng thiết yếu này đã gánh nhiều loại thuế và phí.

 Bộ này cũng kiến nghị bổ sung đánh giá tác động về kinh tế-xã hội đối với phương án nâng khung thuế của xăng trong dự thảo. Bộ Tư pháp cho rằng Bộ Tài chính cần đánh giá tác động một cách cẩn trọng đối với các chính sách, đặc biệt là việc điều chỉnh khung thuế suất đối với nhóm hàng hóa xăng, dầu,... cao gấp đôi quy định hiện hành, tạo khoảng cách lớn giữa mức thuế tối thiểu và mức thuế tối đa. 

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng lo ngại việc tăng thuế đối với xăng dầu sẽ tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Hiện giá bán lẻ xăng E5 là 18.932 đồng/lít (tăng từ ngày 7/4), mỗi lít xăng phải chịu các loại thuế, phí như: Thuế nhập khẩu (xăng khoáng), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng tại cửa khẩu, thuế bảo vệ môi trường (3.000 đồng/lít); trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu; thuế giá trị gia tăng tính trên tổng giá bán (10%), lợi nhuận định mức... 

Tổng các loại thuế, phí trên chiếm khoảng 8.500 đồng/lít xăng. Với việc tăng thuế BVMT với xăng lên 4.000 đồng/lít (tăng 1.000 đồng), riêng tiền thuế, phí người tiêu dùng phải đóng góp cho ngân sách nhà nước trên 9.000 đồng/lít, tương đương gần một nửa giá bán lẻ xăng. 

Đề xuất tăng thuế BVMT với xăng khoáng như trên, giá xăng E5 chỉ thấp hơn xăng khoáng 200 đồng/lít. Theo đó, mức chênh lệch trên quá thấp, sẽ không khuyến khích sản xuất, sử dụng xăng E5. 

Thay vào đó, có thể ưu đãi thuế BVMT trên xăng E5 thấp hơn xăng khoáng thêm ít nhất 500 đồng/lít (chưa kể phần chênh lệch hiện nay là 150 đồng/lít). Nếu như vậy, giá bán lẻ xăng E5 sẽ thấp hơn giá xăng A95 2.000 - 2.500 đồng/lít.

 Bộ Tài chính lập luận, hiện thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng E5 là 8%, đã thấp hơn với xăng khoáng và thuế BVMT chỉ thu với phần xăng khoáng (xăng khoáng chiếm 95% thành phần xăng E5). 

Do đó, thuế với xăng E5 sẽ thấp hơn xăng khoáng 200 đồng/lít, đã tạo ra chênh lệnh giá hợp lý. “Nên quy định thuế BVMT ưu đãi với xăng E5 là chưa phù hợp”, Bộ Tài chính khẳng định quan điểm. 

Cũng có ý kiến đề nghị điều chỉnh thuế BVMT với dầu mazut tăng từ 900 đồng/lít lên 1.200 - 1.500 đồng/lít (thay vì tăng lên 2.000 đồng/lít), để giảm ảnh hưởng tới giá đầu vào của doanh nghiệp sản xuất sử dụng dầu như doanh nghiệp điện, sản xuất kính, gốm sứ... 

Nhưng Bộ Tài chính không nghĩ vậy. Theo đơn vị soạn thảo, dầu mazut gây ô nhiễm môi trường lớn, độc hại nên cần hạn chế sử dụng, dự thảo đưa ra đã hợp lý. Với ý kiến đề nghị ưu đãi thuế cho xăng, dầu tiêu chuẩn EURO 4 trở lên, để khuyến khích dùng nhiên liệu sạch, Bộ Tài chính cũng bày tỏ ý kiến không đồng tính. 

Theo đó, bộ này cho rằng, xăng dầu tiêu chuẩn cao còn phụ thuộc vào phương tiện sử dụng mới giảm ô nhiễm và cần các chế tài khác ngoài thuế. Đặc biệt, nếu thu thuế theo tiêu chuẩn nhiên liệu sẽ rất phức tạp, khó khả thi, phải điều chỉnh luật. Bộ Tài chính đã chọn giải pháp dễ hơn, là bảo lưu quan điểm giữ khung thuế bất kể loại xăng, dầu theo tiêu chuẩn gì. 

Về vấn đề tăng thuế phí sẽ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng, Bộ Tài chính tính toán, với mức đề xuất tăng thuế BVMT với các loại xăng dầu lên kịch trần từ 1/7/2018, chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 sẽ tăng hơn tháng 6 liền trước (khoảng 0,27-0,29%; tác động đến giá tiêu dùng bình quân năm 2018 khoảng 0,11-0,15%). Đổi lại, cơ quan soạn thảo cho rằng, việc tăng thuế sẽ khuyến khích sử dụng xăng dầu tiết kiệm và sử dụng hàng hóa thân thiện hơn. 

Dự kiến, nếu được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua vào ký họp tháng 5 tới, thuế mới sẽ áp dụng từ 1/7/2018. Chuyên gia về giá - TS Ngô Trí Long cho rằng, các lập luận của Bộ Tài chính đưa ra cho đề xuất tăng thuế của mình chỉ mang tính ngụy biện, lập luận chưa thuyết phục và cố đạt được mục đích tăng thuế. 

Trong khi đó, theo ông Long, việc tăng thuế luôn ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh, kéo giảm tăng trưởng, nên các nước rất ít sử dụng công cụ này, đặc biệt khi chúng ta đang ưu tiên cho tăng trưởng. “Để bù nguồn thu ngân sách thiếu hụt, giải pháp căn cơ là cơ cấu lại phần chi để giảm chi, mở rộng nguồn thu khác, phải nuôi dưỡng nguồn thu, không nhăm nhăm vào thu thuế từ xăng dầu. Các dự báo thời gian tới giá xăng dầu sẽ còn tăng cao, cộng với việc tăng thuế sẽ khiến giá xăng dầu bị đẩy quá mức”. 

Năm nay mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4%, mới hết quý 1 chỉ số giá tiêu dùng đã tăng hơn 2%, nếu tăng thuế xăng dầu chắc chắn lạm phát sẽ khó giữ. Chưa kể, khi nền kinh tế tăng trưởng sẽ kéo theo lạm phát.

 “Khi thuế giảm, sản xuất phát triển, lợi nhuận tăng thu thuế sẽ tăng, không cần phải tăng thuế bảo vệ môi trường để tăng nguồn thu. Giai đoạn này chúng ta đang ưu tiên phục hồi tăng trưởng, giờ tăng thuế môi trường với xăng dầu có thể làm mất đà tăng trưởng đó. Bộ Tài chính cần cân nhắc rõ những điều này”, ông Long góp ý. 

Bộ Tài chính, đơn vị soạn thảo Luật Thuế Bảo vệ môi trường (sửa đổi) cho rằng đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đánh lên xăng dầu là đúng, và không gì lay chuyển nổi. Như vậy, từ tháng 7 tới, mỗi lít xăng có thể sẽ “cõng” thêm 1.000 đồng tiền thuế; mỗi lít dầu là 1.100 đồng./.

Cẩm Tú

 

Tin khác

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

(CLO) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về việc đưa hệ thống KRX vào vận hành ngày 2/5 theo kế hoạch trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm
Digiworld (DGW) chậm mục tiêu Quý 1/2024, vẫn ESOP 2 triệu cổ phiếu cho nhân viên

Digiworld (DGW) chậm mục tiêu Quý 1/2024, vẫn ESOP 2 triệu cổ phiếu cho nhân viên

(CLO) Digiworld (DGW) ghi nhận kết quả lợi nhuận Quý 1/2024 chậm hơn so với mục tiêu đề ra. Ngoài ra công ty cũng dự định phát hành 2 triệu cổ phiếu ESOP cho nhân viên.

Tài chính - Bảo hiểm
Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

(CLO) Agribank triển khai chương trình Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024 với quy mô 20.000 tỷ đồng ưu đãi tín dụng ngắn hạn, lãi suất thấp hơn sàn lãi suất cho vay thông thường đến 2,4%/năm và nhiều ưu đãi về lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ và tỷ giá mua bán ngoại tệ.

Tài chính - Bảo hiểm