(NB&CL) Tròn 70 năm kể từ ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Hà Nội đã không ngừng vươn lên mạnh mẽ, khẳng định vị thế của mình qua những bước tiến vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực. Hà Nội luôn giữ vững bản lĩnh, nuôi dưỡng khát vọng và không ngừng đổi mới, sáng tạo. Những thành tựu lớn lao ấy không chỉ là niềm tự hào của người dân Thủ đô mà còn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, xứng đáng với truyền thống lịch sử vẻ vang.
Xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội luôn là một trong những việc có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình lãnh đạo của Đảng. GS.TS. Phùng Hữu Phú - nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương cho rằng: “70 năm qua, trải qua các giai đoạn cách mạng nhiều khó khăn, thử thách, Đảng đã căn cứ vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của đất nước, của Hà Nội, kế thừa, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, tham khảo những kinh nghiệm quốc tế phù hợp với thực tiễn Việt Nam, ban hành, lãnh đạo thực hiện nhiều quyết sách quan trọng về xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội. Những quyết sách quan trọng của Đảng về Thủ đô là một quá trình liên tục, vừa kế thừa vừa hoàn thiện, gắn liền với 3 giai đoạn của cách mạng nước ta”.
Theo định hướng mục tiêu phát triển của Thủ đô đến năm 2030, Hà Nội trở thành Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; đóng vai trò trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực. Phát huy vai trò đi đầu, dẫn dắt của Thủ đô trong tiến trình phấn đấu đưa nước ta trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, Đảng ta đã đưa ra tầm nhìn: Đến năm 2045, Hà Nội trở thành thành phố kết nối toàn cầu; có mức sống và chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc, hài hòa, tiêu biểu cho cả nước; đạt trình độ phát triển ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới…
GS.TS. Hoàng Văn Cường - Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội nhận định, Luật Thủ đô (sửa đổi) 2024 mới được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7, có cơ chế, chính sách đặc thù sẽ khơi dậy và khai thác được các nguồn lực, đồng thời tạo ra động lực cho Hà Nội phát triển. Hà Nội sẽ có không gian mới để mở rộng ra phía Bắc sông Hồng, đây là cơ hội để Hà Nội phát triển thành phố hai bên sông, giãn số dân trong nội đô, đẩy mạnh không gian phát triển về phía Bắc. Cùng với đó, Hà Nội sẽ có điều kiện phát triển trung tâm mới là những thành phố khoa học công nghệ ở phía Tây, đưa các trường đại học, khu nghiên cứu lên khu vực Hoà Lạc, đưa khu vực này trở thành cực phát triển về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, thu hút các nhà khoa học, các ngành công nghệ mới cho Thủ đô… Điều đó sẽ tạo đà cho Thủ đô phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế và không gian phát triển mới của Hà Nội
Bàn về vấn đề phát triển Hà Nội trong giai đoạn mới, TS. Nguyễn Bá Ân - chuyên gia cao cấp, nguyên Tổng thư ký Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh cho rằng: Việc khai thác và sử dụng hiệu quả không gian phát triển, nhất là các không gian phát triển mới thông qua việc hình thành và phát triển các hành lang và vành đai kinh tế của Hà Nội là một trong những nhiệm vụ quan trọng, đột phá của Hà Nội.
“Trong những năm vừa qua, với chức năng là Thủ đô, có vai trò rất quan trọng đối với cả nước và vùng, Hà Nội đã quyết liệt, nỗ lực với cách làm sáng tạo và đạt được nhiều kết quả tích cực, để lại nhiều dấu ấn nổi bật, nhất là vai trò trung tâm, kết nối giao thông và là động lực phát triển của vùng và cả nước”, TS. Nguyễn Bá Ân nêu rõ.
Theo TS. Nguyễn Bá Ân, để Hà Nội phát triển và phát triển chuỗi liên kết kinh tế, biến các hành lang giao thông thành các hành lang kinh tế để khai thác được tiềm năng, lợi thế so sánh và không gian phát triển mới của Hà Nội cần tăng quyền hạn cho Thủ đô được áp dụng cơ chế đặc thù về huy động nguồn lực để thực hiện các dự án hành lang và vành đai kinh tế.
Đồng tình quan điểm trên, PGS.TS. Bùi Tất Thắng, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng: Hà Nội đang đứng trước thời kỳ đòi hỏi nhiều hơn tính năng động, sáng tạo và khai khá trong việc thể nghiệm các thể chế kinh tế mới, cùng với một số địa phương đang được áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù với mong muốn sẽ tổng kết để nhân rộng những cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển tốt ra cả nước.
“Một trong những điểm mới, đột phá mà Hà Nội cần tiên phong trong việc thực hiện là “phân cấp, phân quyền với phương châm địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, PGS.TS. Bùi Tất Thắng nhấn mạnh.
“Kinh nghiệm phát triển của các thành phố lớn trên thế giới cho thấy, họ không chỉ tập trung khai thác các nguồn lực và nhân tố phát triển từ bên trong, mà còn tìm kiếm các cơ hội hợp tác, các nhân tố từ bên ngoài. Để phát triển bền vững thì cần có cơ chế hợp tác để cùng phát triển, cùng nương tựa và hỗ trợ lẫn nhau để gia tăng quy mô thị trường và duy trì, nuôi dưỡng các nhân tố phát triển. Trên thực tế, Hà Nội đang triển khai mạnh mẽ một số công trình hạ tầng, trước hết là hệ thống giao thông kết nối ở tầm vùng rất có kết quả”, PGS.TS. Bùi Tất Thắng nhận định.
Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, Thủ đô Hà Nội hội tụ nhiều tiềm năng to lớn cho phát triển, là một cực tăng trưởng kinh tế lớn của vùng Đồng bằng sông Hồng và của cả nước. Thời kỳ tới đây, Hà Nội chắc chắn vẫn sẽ tiếp tục giữ vị thế là cực tăng trưởng kinh tế lớn nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng và của cả miền Bắc. Trách nhiệm cao hơn - thực sự đóng vai trò là động lực, khởi tạo và dẫn dắt sự phát triển của vùng và cả nước đang đặt ra trước Thủ đô Hà Nội không ít thách thức mới, nhưng cũng rất nhiều cơ hội rộng mở.
Theo các chuyên gia, với tầm nhìn và tư duy mới, Hà Nội đang đứng trước những vận hội lớn để phát triển mạnh mẽ thành một Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hoà; tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, trở thành thành phố toàn cầu trong tương lai.
Từ ngày 15/11 - 31/12/2024, THACO AUTO triển khai chương trình “Cùng Kia đón Tết tại Hàn Quốc”. Theo đó, khi mua xe Kia K5 hoặc Kia Sorento, khách hàng sẽ có cơ hội tham gia rút thăm trúng thưởng với tổng giá trị giải thưởng lên đến 490 triệu đồng.
(CLO) Hội chợ được kỳ vọng góp phần hình thành chuỗi giá trị liên kết giữa người nông dân nuôi trồng dược liệu, các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đồng thời, giới thiệu dược liệu, sản phẩm dược liệu đặc hữu, đặc thù của Việt Nam với quốc tế.
(CLO) Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2024 đang trải qua những khó khăn nhất định, tuy nhiên đây cũng là khoảng thời gian tuyệt vời để nắm bắt các cơ hội, được ủng hộ bởi các điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi và môi trường lãi suất thấp.
(CLO) Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn (Bình Định) có niên đại cuối thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 12 làm bằng đá sa thạch, vừa được công nhận là bảo vật quốc gia.
(CLO) Ngày 21/11, UBND xã Krông Năng, huyện Krông Pa (Gia Lai) cho biết, đã có báo cáo về việc bé gái 4 tuổi bị xâm hại tình dục tại buôn Ia Sóa, xã Krông Năng.
(CLO) Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai đề nghị UBND tỉnh nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh. Qua đó có thể tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho lực lượng kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách.
(CLO) Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai vừa có quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với bà Đặng Nguyễn Thị Hồng Hoa (kế toán Sở Nội vụ) và bà Trần Thị Minh Hà (chuyên viên Ban Tôn giáo).
(NB&CL) Dự án trường THPT chuyên Phan Bội Châu ở Nghệ An với tổng mức đầu tư là 95 tỷ đồng, xây dựng gần xong thì bất ngờ dừng thi công rồi bỏ hoang suốt hai năm qua, vì thiếu vốn. Nhiều hạng mục đã xuống cấp, hư hỏng, gây lãng phí, khiến người dân địa phương bức xúc.
(NB&CL) “Chúng tôi đi sâu tìm hiểu câu chuyện cơ chế đặt hàng đào tạo giáo viên giữa trường sư phạm và địa phương. Vì sao các trường đào tạo sư phạm sẵn sàng đáp ứng “cung”, nhưng các địa phương chưa mặn mà đặt hàng?... Trước những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn triển khai, việc sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh Nghị định 116 là yêu cầu, đòi hỏi hết sức cấp thiết” - nhà báo Lê Thu đại diện nhóm tác giả vừa đoạt giải đặc biệt Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam với tác phẩm “Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên “Cung” hào hứng - “Cầu” thờ ơ” (do nhóm tác giả Lê Thị Thu, Lê Thị Hằng, Trần Hữu Hưng, Nguyễn Văn Cường thực hiện) đã chia sẻ như vậy trong cuộc trò chuyện với Báo Nhà báo & Công luận về loạt bài.
(CLO) Vụ tai nạn giữa xe khách giường nằm và xe đầu kéo chở xăng dầu trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây khiến phụ xe tử vong, 10 người trên xe khách bị thương được đưa đi cấp cứu.
(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn (Bộ Ngoại giao) tổ chức họp báo thông tin về Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024. Dự kiến, sự kiện sẽ chính thức diễn ra từ 7 đến ngày 8/12/2024 tại Khu Ngoại giao Đoàn (Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội).
(CLO) Đang lưu thông trên cầu Bình Thành (Huế), xe chở rác bất ngờ va vào lan can rồi lao xuống sông ở độ cao hàng chục mét khiến 2 người trên xe mất tích.
(NB&CL) Với tổng chiều dài chính tuyến dự kiến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD sở hữu quy mô chưa từng có tại Việt Nam, dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam được chính các doanh nghiệp Việt thừa nhận là “cơ hội trăm năm”. Tuy nhiên, để chớp được cơ hội này, lại là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần phải rất bền gan vững chí để vượt qua.
(NB&CL) Với nhiều cố gắng luật hóa các quy định cơ bản về nhà giáo, dự án Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập và kiến tạo hành lang pháp lý đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nếu Luật Nhà giáo có chất lượng tốt, tính khả thi cao sẽ là động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới.
(NB&CL) Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đang được các Đại biểu quan tâm bàn thảo trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Việc cơ quan quản lý đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đem đến nhiều kỳ vọng, nhất là khi không ít quy định nhằm ngăn chặn quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng đã được đề xuất. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm tới 2 nội dung quy định về: quảng cáo trên không gian mạng; quyền cũng như nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật (sửa đổi) còn một số quy định chưa thể giải quyết được thực tế vi phạm phát sinh hiện nay của hoạt động quảng cáo trên không gian mạng.
(NB&CL) Giai đoạn 2015-2021, biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập giảm hơn 236.000 người. Kết quả tinh giản biên chế tuy đạt mục tiêu song chưa thực sự hiệu quả. Việc tinh giản biên chế còn mang tính cơ học. Các chuyên gia cho rằng, sắp xếp, tinh giản bộ máy có vai trò quan trọng trong việc giảm sự tốn kém về tiền lương và tạo ra một hệ thống trả lương hiệu quả. Tranh luận tại nghị trường, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay là hết sức to lớn, nên đột phá chính từ khâu này thì mới có thể gỡ được những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của đất nước.
(NB&CL) Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Cho dù già hóa dân số là hệ quả tất yếu của việc mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao, tuy nhiên, nếu không có ngay những chính sách thích ứng hiệu quả mang tầm quốc gia, thì những hệ luỵ của việc già hoá dân số là không thể lường hết được. Trên Diễn đàn Kỳ họp Quốc hội thứ 8, khoá XV vừa qua, đã có ý kiến về việc từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, xem đây là vấn đề mang tính chất chiến lược.
(NB&CL) Temu là nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới của PDD Holdings (Trung Quốc), tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo chuyên hàng giá rẻ. Nền tảng này ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và hiện bán hàng trực tiếp đến 82 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng hàng hóa giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Temu sẽ tràn vào Việt Nam, gây ra tác động tiêu cực cho thị trường hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cơn lốc Temu đang phơi bày rõ thế khó trập trùng của hàng Việt, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và tìm ra hướng đi mới cho sản xuất nội địa.
(NB&CL) Các cơ quan báo chí hiện nay đang phải đối diện với việc sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi phần lớn doanh thu quảng cáo. Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 này. Hiện nay nhiều ý kiến đưa ra đề xuất nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí.
(NB&CL) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm nông sản. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.
(NB&CL) Chuyển đổi số từ lâu đã được xem là chìa khoá mở ra cơ hội xây dựng mô hình nông nghiệp thông minh, bền vững và hiệu quả hơn, đảm bảo vị thế của nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ thế giới. Trong đó, số hoá việc sản xuất lúa gạo là hướng đi cần được tăng tốc, đẩy mạnh, để chiếm lĩnh xa lộ nông nghiệp toàn cầu. Như nhắc nhở mới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Phải thổi hồn vào cây lúa bằng công nghệ số, bằng phát triển xanh, bằng kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”.
(NB&CL) Sau 20 năm kể từ khi có Ngày Doanh nhân Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ; số doanh nghiệp thành lập mới không ngừng gia tăng, là một điểm sáng của nền kinh tế, phản ánh nhu cầu và nỗ lực phát triển trong bối cảnh đất nước còn đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước, góp phần nâng tầm vị thế đất nước bằng những “cuộc chơi” đẳng cấp quốc tế.