(CLO) Liên quan đến phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đề nghị nhân rộng mô hình thu hút FDI như thu hút Tập đoàn NVIDIA, tập trung vào dự án đầu tư đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, dẫn dắt doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; bổ sung quy định về thủ tục đầu tư đặc biệt, tạo "luồng xanh" cho việc triển khai dự án, giúp giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp; sử dụng hiệu quả Quỹ hỗ trợ đầu tư để duy trì sự hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam.
Đẩy mạnh rà soát, loại bỏ các "điểm nghẽn" thể chế ngay trong quý I/2025
Theo đó, trình bày báo cáo tại Hội nghị phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế do Thủ tướng Chính phủ chủ trì (chiều 11/2), Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
Để khoa học công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ĐMST), nguồn nhân lực chất lượng cao là động lực thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên, tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030, Chính phủ cần đặt quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất để tổ chức thực hiện Nghị quyết số 03 một cách hiệu quả, toàn diện, mang lại những chuyển biến lớn, có tính cách mạng, có tác động rõ nét lên các chỉ số tăng trưởng kinh tế.
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Hội nghị.
Trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất, thứ nhất, tập trung đẩy mạnh rà soát, loại bỏ các "điểm nghẽn" thể chế ngay trong quý I/2025 đối với các Nghị định và quý II/2025 đối với các Luật. Nếu cần thiết, giao cơ quan chủ trì xây dựng Nghị quyết 03/NQ-CP phối hợp các Bộ ngành rà soát, cập nhật, bổ sung, điều chỉnh yêu cầu tiến độ của các nhiệm vụ có tính cấp bách, cần làm ngay.
Cụ thể như: cơ chế, chính sách khơi thông nguồn lực tài chính ngân sách nhà nước, giao quyền tự chủ đối với tài sản công, viện trợ, tài trợ cho KHCN, ĐMST, thu hút, đào tạo nhân tài, nhân lực chất lượng cao.
Thứ hai, xác định ngay các dự án trọng tâm về KHCN, ĐMST gắn với mục tiêu tăng trưởng của ngành, lĩnh vực, địa phương và vùng có thế mạnh để tập trung nguồn lực triển khai thực hiện trong năm 2025.
Thứ ba, nhân rộng mô hình thu hút FDI như thu hút Tập đoàn NVIDIA, tập trung vào dự án đầu tư đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, dẫn dắt doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; bổ sung quy định về thủ tục đầu tư đặc biệt, tạo "luồng xanh" cho việc triển khai dự án, giúp giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp; sử dụng hiệu quả Quỹ hỗ trợ đầu tư để duy trì sự hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam.
Thứ tư, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trước mắt tập trung vào giáo dục đại học, đào tạo ngắn hạn; thí điểm xây dựng và triển khai cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các cơ sở giáo dục đại học theo gói cam kết đầu ra (KPI) với chính sách học bổng toàn phần cho học viên sau đại học và yêu cầu phải có doanh nghiệp đồng hành.
Thứ năm, đẩy mạnh triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, thúc đẩy kết nối sâu rộng tầm khu vực và quốc tế về KHCN, ĐMST; phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo cho các lĩnh vực trọng tâm để thu hút mọi nguồn lực, trong đó có nhân tài người Việt trên toàn thế giới tham gia vào các ngành, lĩnh vực công nghệ cao: bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học…; khuyến khích, tạo mọi điều kiện cho thế hệ trẻ tham gia học các ngành STEM.
Cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu GII của Việt Nam
Tham gia phát biểu, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt cho rằng cần triển khai các giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu GII của Việt Nam.
Tham gia phát biểu, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt cho rằng cần triển khai các giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu GII của Việt Nam.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ KH&CN nêu một số điểm hạn chế chính mà GII đã chỉ ra thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành để tiếp tục thực hiện các giải pháp cải thiện kết quả đánh giá như sau: Bộ GD&ĐT cần tập đẩy mạnh các chỉ số về giáo dục, giáo dục đại học; trong đó lưu ý có 2 chỉ số chưa có dữ liệu phục vụ đánh giá, xếp hạng trong nhiều năm liên tiếp (là Chỉ số Chi của chính phủ cho mỗi học sinh trung học và Số năm đi học kỳ vọng);
Bộ TT&TT cần tập trung nâng cao các chỉ số về hạ tầng CNTT (như chỉ số về xuất khẩu dịch vụ ICT);
Bộ TN&MT lưu ý về các chỉ số về môi trường sinh thái;
Bộ Tư pháp cần cải thiện các chỉ số về môi trường thể chế (như chỉ số về chất lượng các quy định pháp luật); (v) Bộ LĐTB&XH tập trung triển khai các chỉ số về lao động có kiến thức;
Bộ VHTT&DL cần cải thiện các chỉ số về công nghiệp văn hóa (như dịch vụ văn hóa và sáng tạo, thị trường giải trí)...
Bộ KH&CN cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tích cực, chủ động phối hợp với Bộ KH&CN và các cơ quan liên quan đẩy mạnh triển khai Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII); đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để cải thiện chỉ số PII hằng năm nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương dựa trên KHCN và ĐMST, nhiệm vụ này đã được Chính phủ giao tại Nghị quyết Phiên họp thường kỳ tháng 1 vừa qua, từ đó triển khai thực hiện hiệu quả các quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết số 57-NQ/TW trong thời gian tới.
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cũng đẩy nhanh tiến độ thí điểm các chính sách đặc thù đối với hoạt động KHCN&ĐMST tại các địa phương như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, đây là những địa phương đã có đầy đủ cơ chế, chính sách, có tiềm năng, lợi thế phát triển nội trội so với các địa phương khác, vì vậy đề nghị các địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai, thí điểm các chính sách đặc thù đã được phê duyệt.
Khi các cơ chế, chính sách đặc thù, tháo gỡ điểm nghẽn được thí điểm thành công tại các địa phương nêu trên sẽ là tiền đề để nhân rộng mô hình triển khai cho các tỉnh, thành phố trên cả nước.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi) phải xác định được những nội dung cốt lõi, có tính khái quát, tầm nhìn, định hướng 50-100 năm; dứt khoát bỏ tư duy "không quản được thì cấm, không biết mà vẫn quản"; không đưa vào luật những nội dung quá cụ thể, mang tính kỹ thuật.
(CLO) Lễ hội Minh Thề có tuổi đời gần 500 năm, quy định những điều được làm, phải làm và những điều không được làm cho các thành phần từ hương chức đến dân thôn.
(CLO) Theo Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, ngày 12/2, thời tiết Nam Bộ có mưa dông vài nơi do tác động kết hợp của rìa phía Nam khối không khí lạnh và rãnh áp thấp với vùng áp thấp trên Biển Đông. TP HCM và các tỉnh thành khu vực Nam Bộ sáng sớm trời se lạnh, nhiệt độ cao nhất phổ biến 30-33 độ C; thấp nhất 22-25 độ C.
(CLO) UBND TP Hà Nội đã ban hành văn bản giao Công an TP chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm (nếu có) theo quy định vụ việc tài xế Lexus hành hung shipper ở quận Tây Hồ. Đồng thời, Công an TP phải báo cáo UBND TP trước ngày 21/2.
(CLO) OpenAI đang phát triển chip AI tùy chỉnh nhằm giảm phụ thuộc vào Nvidia. Dự kiến ra mắt cuối năm nay, con chip này sẽ giúp OpenAI tối ưu hiệu suất và mở rộng năng lực AI.
(CLO) Để phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hội nhập, đặc biệt là chuyển giao công nghệ nguồn, công nghệ lõi, tiên tiến nhất để "xoay chuyển tình thế, thay đổi trạng thái" nhanh nhất, nhất là các lĩnh vực xác định ưu tiên.
(CLO) Dự báo trong 24 giờ tới, vùng áp thấp ở khu vực tây bắc quần đảo Trường Sa di chuyển chậm theo hướng Tây Tây Bắc và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.
(CLO) Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, muốn có doanh nghiệp lớn thì Nhà nước phải giao việc lớn cho họ, đặt hàng, giao nhiệm vụ cho họ. Có việc lớn thì doanh nghiệp Việt Nam mới lớn nên được. Doanh nghiệp sau khi đã thành công thì cần có việc lớn, thách thức lớn để tạo ra tự hào Việt Nam. Giao việc lớn, nếu họ chưa đủ nguồn lực thì họ sẽ thuê nước ngoài làm thuê, hơn là để nước ngoài thuê ta làm các dự án trong nước.
(CLO) Hà Nội thí điểm cấm ôtô trên 16 chỗ hoạt động trên các tuyến phố khu vực phố cổ và Hồ Gươm trong giờ cao điểm, từ tháng 3/2025. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo không gian an toàn cho người dân, du khách đến với Thủ đô.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, để tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phải chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, bắt đầu từ đột phá trong phát triển giáo dục đại học.
(CLO) Bộ Công Thương cho biết, hàng hóa Việt Nam xuất sang Mỹ chủ yếu là cạnh tranh với các nước thứ ba, không cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp Mỹ trên thị trường Mỹ. Ngược lại còn tạo điều kiện để người tiêu dùng của Mỹ được sử dụng hàng hóa rẻ của Việt Nam.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho biết, sự phụ thuộc khoa học công nghệ nước ngoài dẫn đến mất chủ quyền công nghệ do nghiên cứu ứng dụng, đổi mới khoa học công nghệ của Việt Nam chưa đến mức đột phá. Chưa làm chủ được công nghệ chiến lược, công nghệ cốt lõi như bán dẫn, AI, big data, công nghệ lượng tử… Nguy cơ chảy máu chất xám, nguy cơ bị đánh cắp sở hữu trí tuệ ngày càng gia tăng.
(CLO) Đối tượng Nguyễn Tấn Thọ đi đến vị trí bà P nằm ngủ, tạt xăng lên người và lấy điện thoại di động đập mạnh xuống nền nhà có xăng làm bén lửa gây cháy, làm bà P bị bỏng toàn thân và sau đó tử vong.
(CLO) Elon Musk tuyên bố Cơ quan Quản lý Tình trạng Khẩn cấp Liên bang Mỹ (FEMA) đã chi 59 triệu USD cho các khách sạn dành cho người nhập cư bất hợp pháp vào tuần trước, dù cơ quan này thiếu hụt ngân sách trong cơn bão Helene.
(CLO) Hàng chục hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) vừa được chính quyền cấp phát miễn phí hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh để phát triển kinh tế, thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi) phải xác định được những nội dung cốt lõi, có tính khái quát, tầm nhìn, định hướng 50-100 năm; dứt khoát bỏ tư duy "không quản được thì cấm, không biết mà vẫn quản"; không đưa vào luật những nội dung quá cụ thể, mang tính kỹ thuật.
(CLO) Để phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hội nhập, đặc biệt là chuyển giao công nghệ nguồn, công nghệ lõi, tiên tiến nhất để "xoay chuyển tình thế, thay đổi trạng thái" nhanh nhất, nhất là các lĩnh vực xác định ưu tiên.
(CLO) Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, muốn có doanh nghiệp lớn thì Nhà nước phải giao việc lớn cho họ, đặt hàng, giao nhiệm vụ cho họ. Có việc lớn thì doanh nghiệp Việt Nam mới lớn nên được. Doanh nghiệp sau khi đã thành công thì cần có việc lớn, thách thức lớn để tạo ra tự hào Việt Nam. Giao việc lớn, nếu họ chưa đủ nguồn lực thì họ sẽ thuê nước ngoài làm thuê, hơn là để nước ngoài thuê ta làm các dự án trong nước.
(CLO) Hà Nội thí điểm cấm ôtô trên 16 chỗ hoạt động trên các tuyến phố khu vực phố cổ và Hồ Gươm trong giờ cao điểm, từ tháng 3/2025. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo không gian an toàn cho người dân, du khách đến với Thủ đô.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, để tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phải chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, bắt đầu từ đột phá trong phát triển giáo dục đại học.
(CLO) Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc vào ngày 12/2/2025 và dự kiến bế mạc vào ngày 19/2/2025 theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho biết, sự phụ thuộc khoa học công nghệ nước ngoài dẫn đến mất chủ quyền công nghệ do nghiên cứu ứng dụng, đổi mới khoa học công nghệ của Việt Nam chưa đến mức đột phá. Chưa làm chủ được công nghệ chiến lược, công nghệ cốt lõi như bán dẫn, AI, big data, công nghệ lượng tử… Nguy cơ chảy máu chất xám, nguy cơ bị đánh cắp sở hữu trí tuệ ngày càng gia tăng.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số không dừng lại ở các cơ quan nhà nước, các đại học, viện nghiên cứu mà các doanh nghiệp cũng phải tiên phong, mọi người dân phải tham gia, lấy người dân làm trung tâm, chủ thể trong quá trình này.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhất trí tập trung tạo chuyển biến mới trong hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế và khoa học kỹ thuật giữa hai nước; nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư; thúc đẩy phát triển hạ tầng kinh tế của Lào.