(CLO) Phương Tây đang thể hiện sự lo ngại về việc Nga muốn lấy lại vai trò địa chính trị mạnh mẽ trong khu vực. Họ nghi ngờ Moscow đứng đằng sau cuộc khủng hoảng di cư tại biên giới Belarus - Ba Lan và biên giới Ukraine, vì vậy Mỹ và EU đang thiết lập chiến lược tạo “vòng vây” xung quanh nước Nga.
Anh và Mỹ không ngừng hỗ trợ Ba Lan, Ukraine
Vào thứ Năm (18/11), Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace vội vã đến Warsaw để lên kế hoạch chi tiết nhằm củng cố hàng rào biên giới của Ba Lan với Belarus. Tổng cộng 150 kỹ sư Quân đội Hoàng gia Anh sẽ được cử đến để giúp củng cố biên giới của Ba Lan với Belarus. Các phương tiện truyền thông Anh đã đưa tin, hàng trăm lính đặc nhiệm Anh và lính dù cũng sẵn sàng triển khai tới Ukraine trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở khu vực này.
Quân đội Ukraine đối đầu với phe ly khai ở gần thị trấn Volnovakha, Donetsk vào ngày 23/6/2021 - Ảnh: AFP.
Trước đó hai ngày (16/11), ông Wallace cũng đã đến thăm Kiev và được quảng bá nhằm thể hiện sự ủng hộ Ukraine, đồng thời tuyên bố các nước NATO đang lo ngại về việc Nga chuyển quân đến gần biên giới Ukraine.
Để rồi, một tuyên bố chung được đưa ra tại Kiev sau cuộc hội đàm giữa ông với Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov. Hai nước đã hoàn tất một hiệp ước cho phép Ukraine có được các khoản vay từ Anh để mua tàu chiến và tên lửa. Sky News đưa tin rằng “trong danh sách mua sắm trị giá 2,3 tỷ USD của Ukraine có 8 tàu tên lửa và 1 tàu khu trục nhỏ, cũng như vũ khí”. Đồng thời, Anh sẽ xây dựng hai căn cứ hải quân cho Ukraine ở Biển Đen.
Không nghi ngờ gì nữa, Anh đã nhận ra vấn đề người di cư tại biên giới Belarus-Ba Lan và mối nguy từ việc Nga tập trung quân đội ở biên giới Ukraine. Theo truyền thống, Anh hành động song song với Mỹ.
Trên thực tế, vào ngày 10/11, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba đã ký một văn kiện lớn có tiêu đề Hiệp ước Mỹ-Ukraine về quan hệ đối tác chiến lược tại Washington, khẳng định cam kết của Mỹ về việc: “Tăng cường khả năng của Ukraine để tự vệ trước các mối đe dọa đối với sự toàn vẹn lãnh thổ…”. Rõ ràng, từ đầu đến cuối, hiệp ước Mỹ-Ukraine đã chĩa mũi dùi vào Nga, trực tiếp hoặc gián tiếp.
Bức tranh lớn nổi lên từ tất cả những điều này là châu Âu và Mỹ đang muốn tạo ra một vòng cung bao vây nước Nga, từ khu vực Baltic dọc theo Trung Âu đến Biển Đen và Caucasus.
Phương Tây cho rằng, Nga đang muốn đặt Liên minh châu Âu vào tình thế căng thẳng, thông qua cuộc khủng hoảng di cư và lực lượng Nga tăng cường ở biên giới Ukraine sẽ làm lộ ra sự chia rẽ trong EU và NATO, từ đó sẽ buộc một số nước như Ba Lan vốn đang mâu thuẫn về nhiều mặt với chính EU lựa chọn chủ nghĩa thực dụng bằng cách chấp nhận đường ống dẫn khí Nord Stream của họ qua các quốc gia này (mà Mỹ, Ukraine và Ba Lan đang phản đối).
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể gặp lại nhau vào năm 2022 - Ảnh: AFP
Sự căng thẳng đã được giải quyết?
Mặt khác, Nga cho rằng các cường quốc phương Tây đang cố lợi dụng Ukraine bằng cách trang bị vũ khí cho nước này và thuyết phục Tổng thống Volodymyr Zelensky tin rằng với sự hỗ trợ của phương Tây, họ có thể lấy lại vùng lãnh thổ bị mất ở Donbas và Crimea.
Nga còn nhìn nhận, mối quan hệ căng thẳng gia tăng giữa nước này và Ukraine đang trở thành cái cớ thuận tiện để NATO can thiệp trực tiếp đến an ninh của Ukraine và biến nó trở thành khuôn mẫu trong chiến lược ngăn chặn của phương Tây chống lại Nga.
Không thiếu bằng chứng để củng cố cho cả hai cách giải thích trên. Mỹ đã thông báo cho các đồng minh châu Âu rằng Nga có thể tạo ra nhiều vấn đề hơn trong khu vực, vì vậy cần có các biện pháp đối phó. Bởi vậy, Pháp đã tuyên bố sẽ bảo vệ Ukraine nếu Nga tấn công nước này. NATO cũng đã cảnh báo Nga.
Mỹ gần đây cũng đã gạt bỏ những mâu thuẫn với Thổ Nhĩ Kỳ như một động thái đưa nước này trở lại khối NATO. Thổ Nhĩ Kỳ có quan hệ quân sự chặt chẽ với Ukraine, là một cường quốc lớn ở Biển Đen, trên hết có lịch sử chống Nga mạnh mẽ.
Do đó, vào thứ Ba (23/11), Nhóm Quốc phòng Cấp cao Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ đã nhóm họp tại Lầu Năm Góc. Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Laura Cooper, người dẫn đầu phái đoàn Mỹ, nói rằng việc nâng cấp quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ là cần thiết để hỗ trợ NATO.
Trong bối cảnh hỗn loạn như vậy, Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bài phát biểu hôm thứ Năm (18/11) đã tuyên bố rằng: “Phương Tây không còn chú ý đến những cảnh báo của chúng tôi về các lằn ranh đỏ”.
Ông đề cập đến việc các máy bay ném bom chiến lược của Mỹ bay ở Biển Đen “chỉ cách biên giới Nga 20 km”, sự mở rộng về phía đông của NATO, việc NATO triển khai hệ thống chống tên lửa ngay sát biên giới của nước này.
Song sau đó, ông Putin cũng tuyên bố một cách bí ẩn rằng những cảnh báo gần đây của Nga đã có tác dụng nhất định. Điều này phần nào được thể hiện qua việc cuộc khủng hoảng di cư đã dịu đi, sau khi Đức đề nghị tiếp nhận vài trăm người tị nạn Iraq.
Quan trọng nhất, hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ có thể sẽ diễn ra trực tuyến trước khi năm 2021 kết thúc. Thậm chí, một cuộc gặp trực tiếp giữa Tổng thống Mỹ Biden và Tổng thống Putin có thể diễn ra vào đầu năm tới.
Song, dường như sau những động thái răn đe nhất định với nhau, các bên lại muốn ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết các vấn đề và tìm kiếm những lợi ích mà họ đang theo đuổi.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.
(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lâm Đặng Thanh Quân - người tông CSGT rồi bỏ chạy, về tội "Chống người thi hành công vụ".
(CLO) Mưa lớn đã trút xuống một số khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Myanmar vào cuối tuần, điều này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu trợ và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
(CLO) Một nghiên cứu đã xếp hạng các quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới, dựa trên nhiều yếu tố như tỷ lệ sở hữu tiền điện tử, việc sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, mức độ phổ biến của thanh toán di động và tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt trong tổng thanh toán.
(CLO) Theo Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhiều hạng mục dự án đang bước vào giai đoạn nước rút với một số công trình cán đích trước ngày 30/4 và một số hạng mục khác dự kiến hoàn thành trong năm 2025.
(CLO) Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa 2 xe máy xảy ra vào đêm 5/4 trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình khiến 2 người thiệt mạng và 1 người khác bị thương nặng.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.