(CLO) Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy nêu rõ, Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội sẽ giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2024, cũng như các thời kỳ trước và sau có liên quan.
Sáng 7/1, tại Phiên họp thứ 41, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đề cương giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
Trình bày một số nội dung của dự thảo Kế hoạch giám sát và các Đề cương báo cáo của Đoàn giám sát chuyên đề, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy, Phó Trưởng Đoàn Thường trực Đoàn Giám sát cho biết, dự thảo Kế hoạch đã xác định các mục đích, yêu cầu của hoạt động giám sát. Theo đó, mục đích của việc giám sát là xem xét, đánh giá việc thể chế hóa chủ trương của Đảng, hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường; việc thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường.
Trên cơ sở đó, Đoàn giám sát đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp (xây dựng, hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường và tổ chức thực hiện) để phát huy các kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường. Hoạt động giám sát phải bảo đảm yêu cầu là việc đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về bảo vệ môi trường cần bám sát các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể được xác định trong các văn kiện của Đảng và quy định của pháp luật có liên quan. Việc tiến hành giám sát đúng quy định pháp luật; bảo đảm tính toàn diện, khách quan, trung thực và tiến độ theo kế hoạch.
Đối tượng giám sát bao gồm Chính phủ; các Bộ thuộc các lĩnh vực: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Y tế, Công an, Quốc phòng; Ủy ban nhân dân 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Về phạm vi giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho biết, Đoàn sẽ giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2024 và các thời kỳ trước và sau có liên quan.
Về nội dung giám sát, Đoàn giám sát tập trung vào các nội dung gồm việc ban hành, hoàn thiện và tổ chức, thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường. Trong đó, với việc ban hành, hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, Đoàn sẽ đánh giá việc thể chế hóa chủ trương của Đảng về bảo vệ môi trường; đánh giá kết quả xây dựng, ban hành, hoàn thiện chính sách, pháp luật để triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; việc lập và thẩm định Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia.
Với việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, Đoàn sẽ đánh giá việc tổ chức thi hành, thực hiện chính sách pháp luật và nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, trong đó tập trung đánh giá một số nội dung trọng tâm sau: Việc bố trí và sử dụng nguồn lực cho bảo vệ môi trường; Việc lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; Việc lập, thẩm định, phê duyệt đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường; Việc thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường trong các quy hoạch, công tác đánh giá đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường;
Hoạt động kiểm soát ô nhiễm gồm kiểm soát nguồn ô nhiễm và quản lý chất lượng môi trường (chất lượng môi trường nước, chất lượng môi trường không khí); chống ngập úng ở các đô thị; Việc quản lý chất thải (quản lý chất thải rắn sinh hoạt, quản lý nước thải đô thị, quản lý chất thải trong hoạt động nông nghiệp, y tế và xây dựng); Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và xử lý vi phạm, đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường; Tổ chức phát triển thị trường các-bon, trong đó có nội dung trao đổi tín chỉ các-bon rừng.
(CLO) Cận kề Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, người chơi đào cảnh đổ bộ về làng Nhật Tân (quận Tây Hồ, Hà Nội) để xem, ngắm và chọn mua những gốc đào đẹp chơi dịp Tết cổ truyền của người Việt.
(CLO) Ban Quản lý dự án Phát triển đô thị ven biển miền Trung hướng đến tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu TP Đông Hà vừa thông báo mời thầu cho gói thầu "DHGG-F06: Xây lắp công trình Cải tạo các khu thu nhập thấp LIA - Hạng mục giao thông".
(CLO) Một công ty tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc đã vấp phải làn sóng chỉ trích mạnh mẽ sau khi bị cáo buộc tổ chức hoạt động team building yêu cầu nhân viên ăn lửa để "vượt qua nỗi sợ hãi và tăng cường sự tự tin".
(CLO) Disney và Fubo sẽ sáp nhập để tạo ra dịch vụ truyền hình trực tiếp Hulu+ nhằm cạnh tranh với YouTube TV, theo các công ty thông báo hôm thứ Hai trong một thỏa thuận bất ngờ.
(CLO) Sự kết hợp giữa trí tuệ con người và trí tuệ nhân tạo đang tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành truyền thông. AI không chỉ là một công cụ hỗ trợ mà trở thành một đối tác đắc lực của các nhà sáng tạo nội dung.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội vừa tiến hành mở thầu gói thầu 01/QL6, thuộc Dự án thành phần 2: “Đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La -Xuân Mai”.
(CLO) Nguồn cung BĐS nhà ở tại TP HCM dược dự báo sẽ có sự cải thiện trong năm 2025. Tuy nhiên, các sản phẩm mới tập trung tại phân khúc cao cấp và hạng sang, khiến tình trạng lệch pha cung cầu khó có thể được khắc phục trong ngắn hạn.
(CLO) Trong lúc đánh nhau, Hậu sử dụng kéo truy đuổi khiến nhóm của Trí bỏ chạy ra ngoài. Sau đó, nhóm của Trí ra ô tô lấy 2 cây súng bắn 5 phát khiến Hậu bị thương.
(CLO) Nhân lực cho chuyển đổi số đang là thách thức lớn đối với các cơ quan báo chí ở nhiều địa phương. Tuy nhiên tại một số cơ quan báo chí ở địa phương đã có những bước đi, giải pháp mới, tận dụng và đào tạo được nguồn nhân lực tại chỗ, nhằm tạo ra những sản phẩm truyền thông mới, đáp ứng những yêu cầu, nhu cầu của công chúng.
(CLO) Ford Việt Nam giảm giá và ưu đãi nhiều mẫu xe tương đương 50% lệ phí trước bạ kèm nhiều gói quà tăng có giá trị và có thể quy đổi thành tiền mặt.
(CLO) Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc tuyển sinh có tác dụng thúc đẩy hoạt động giáo dục toàn diện, chuẩn bị bước đầu cho học sinh những phẩm chất, năng lực để có đủ điều kiện học tập ở cấp học cao hơn hoặc có thể học nghề theo định hướng hướng nghiệp, phân luồng.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, tập thể Chính phủ, từng thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương cùng đồng bào cả nước... quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025, tạo đà, tạo lực, tạo khí thế, tạo niềm tin, tạo hy vọng, tạo nền tảng vững chắc đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc.
Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
(CLO) Sau giai đoạn thí điểm và triển khai tại một số khu vực, Hà Nội chính thức bước vào giai đoạn 2 của Kế hoạch 121/KH-UBND, mở rộng ứng dụng công nghệ và thanh toán không tiền mặt cho dịch vụ trông giữ xe trên toàn thành phố từ tháng 1/2025.
(CLO) Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng – DIFF 2025 với chủ đề “Đà Nẵng – Kỷ nguyên mới” sẽ diễn ra từ ngày 31/5 đến ngày 12/7 với sự tham gia của 8 đội pháo hoa đến từ Phần Lan, Ba Lan, Canada, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Anh, Hàn Quốc, Ý và 2 đội chủ nhà Việt Nam.
(CLO) Theo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, phải "tăng tốc và bứt phá" để đạt mục tiêu phát triển KTXH của năm 2025 và cả nhiệm kỳ 2021-2025, tạo tiền đề thực hiện kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2026-2030. Chủ đề của năm 2025 là "Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá".
(CLO) Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và chỉ đạo Hội nghị.
(CLO) Ngày 7/1, tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã dự, chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác tổ chức cán bộ lực lượng Công an nhân dân (CAND) năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2025 của Cục Tổ chức cán bộ.