(CLO) Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, tỉnh Điện Biên đang tập trung triển khai thực hiện Dự án 9, với một quyết tâm đưa cuộc sống của đồng bào dân tộc Cống, Sila ngày càng phát triển bền vững.
Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Lò Xuân Nam, Phó ban Dân tộc tỉnh Điện Biên.
+ Thưa ông, những năm qua Đảng và Nhà nước đã có những chính sách đặc thù để đầu tư, hỗ trợ bảo tồn, phát triển đồng bào DTTS, đặc biệt nhóm đồng bào DTTS rất ít. Vậy, tại Điện Biên đã triển khai chương trình này như thế nào?
- Tỉnh Điện Biên có 02 dân tộc Cống và Si La. Giai đoạn 2011-2020, tỉnh Điện Biên đã thực hiện hỗ trợ 16 công trình (trong đó 09 công trình giao thông, 02 công trình thủy lợi, 04 công trình nước sinh hoạt và 01 công trình nhà lớp học và nhà công vụ cho giáo viên). Bên cạnh việc hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thì việc hỗ trợ về điều kiện sống, phát triển sản xuất, văn hóa, chăm sóc sức khỏe Nhân dân… cũng được quan tâm.
Với sự đầu tư toàn diện, đến nay 100% trẻ em người Cống, Si La đã được học tập, rèn luyện trong trường lớp khang trang, kiên cố, trang thiết bị dạy học đầy đủ, đội ngũ giáo viên có trình độ, đảm bảo chất lượng giảng dạy.
Cụ thể, đối với việc triển khai thực hiện Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các DTTS rất ít người giai đoạn 2016-2025, năm 2020-2021, Ban Dân tộc được UBND tỉnh giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư Đề án Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Si La giai đoạn 2018-2025. Năm 2020, kế hoạch phân bổ vốn triển khai thực hiện các công trình theo Đề án là 10.795 triệu đồng đã hoàn thành 100% kế hoạch được giao.
Tính đến tháng 6/2021, tại bản Nậm Sin, đã được đầu tư sửa chữa nhà sinh hoạt cộng đồng, lớp học tại điểm bản và nhà công vụ giáo viên. Đường giao thông được cứng hóa giúp bà con Si La giao thương hàng hóa với các vùng lân cận thuận lợi hơn. Bản đang được đầu tư, nâng cấp công trình thủy lợi, với tổng mức vốn hơn 1 tỷ đồng, tạo điều kiện để bà con phát triển sản xuất.
Tương tự như dân tộc Si La, dân tộc Cống cũng là dân tộc rất ít người, được hỗ trợ phát triển sản xuất, ổn cư. Ở địa bàn Điện Biên, người Cống sinh sống ở các bản: Púng Bon, Huổi Moi (xã Pa Thơm, huyện Điện Biên); Nậm Kè (xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé); bản Lả Chà (xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ).
Từ năm 2011, thực hiện “Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc Cống tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011- 2020”, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đầu tư, hỗ trợ để bà con yên tâm ổn cư, phát triển sản xuất, ổn định đời sống. Nhờ có Đề án, các hộ gia đình dân tộc Cống tại điểm dân cư Si Văn, bản Púng Bon đã được bố trí mặt bằng sắp xếp đất ở làm nhà theo mô hình chuẩn nông thôn mới để ổn định cuộc sống, tránh di dân tự do.
Theo đó, đến nay, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào đã cơ bản được nâng lên, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 78,8 % (năm 2012) xuống còn 50% (năm 2020 - theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2020).
+ Chương trình, chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, đã tác động thế nào đến đồng bào dân tộc Cống, Si La tỉnh Ðiện Biên, thưa ông?
- Có thể khẳng định, chính sách hỗ trợ cho nhóm dân tộc rất ít người (dân tộc Cống, Si La) là nguồn động lực rất lớn, tạo nên sức sống mới cho nhiều bản vùng đồng bào dân tộc. Từ đó, khẳng định sự quan tâm sâu sắc của Ðảng và Nhà nước thông qua các chương trình, đề án đối với đồng bào các dân tộc rất ít người nói chung, đồng bào dân tộc Cống, Si La tỉnh Ðiện Biên nói riêng.
Mới chỉ vài năm trước thôi, cuộc sống của dân tộc Cống, Si La gặp nhiều khó khăn, sản xuất manh mún, dịch bệnh, hạn hán, mất mùa xảy ra triền miên... khiến cuộc sống của đồng bào luẩn quẩn trong đói nghèo, lạc hậu. Nhưng nay đã khác, người dân có chuyển biến tích cực trong nhận thức, trình độ sản xuất; đồng bào rất chăm chỉ làm ăn đã xây được những ngôi nhà mới khang trang, mua sắm các trang thiết bị hiện đại như: tivi, xe máy, tủ lạnh, điện thoại, máy xay xát…; được tiếp cận cơ bản các dịch vụ y tế, giáo dục, thông tin; các giá trị văn hóa được bảo tồn và phát huy...
Từ các chính sách hỗ trợ, các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Si La, Cống được duy trì và bảo tồn như: trang phục dân tộc, lễ cầu mùa, mừng cơm mới, điệu múa, bài hát… Qua đó xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, tạo được lòng tin của đồng bào đối với Đảng, Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trong toàn tỉnh.
Đặc biệt từ các đề án bảo tồn phát triển nhóm dân tộc rất ít người, tỷ lệ dân số dân tộc Cống, Sila đã ngày càng gia tăng. Theo số liệu điều tra năm 2009 toàn tỉnh Điện Biên có 184 hộ với 923 nhân khẩu dân tộc Cống, hiện nay, dân số đã phát triển lên 230 hộ, 1.152 nhân khẩu; tăng 46 hộ, 198 nhân khẩu. Dân tộc SiLa có dân số là 46 hộ, 209 nhân khẩu; hiện nay dân số đã tăng lên 52 hộ; 241 nhân khẩu; tăng 6 hộ, 32 nhân khẩu.
+ Được biết, triển khai thực hiện Dự án 9, tỉnh Điện Biên có 02 dân tộc Cống và Si La được thụ hưởng Chương trình này. Vậy Điện Biên có những quyết sách gì để giúp cuộc sống của đồng bào Cống, Sila ở Điện Biên lên một bước tiến mới, thưa ông?
- Triển khai thực hiện Dự án 9, tỉnh Điện Biên có 02 dân tộc Cống và Si La được thụ hưởng Chương trình. Mặc dù, trong quá trình triển khai các nội dung, tiểu dự án còn nhiều khó khăn, vướng mắc, nhưng tỉnh Điện Biên đã và đang tìm cách tháo gỡ, với quyết tâm tập trung nguồn lực đầu tư, hỗ trợ hiệu quả, nhằm sớm đưa cuộc sống của đồng bào Cống, Sila ở Điện Biên lên một bước tiến mới.
Hiện tại, tỉnh Điện Biên đang tiếp tục đầu tư giải ngân xây dựng 04 công trình, trong đó có 02 công trình nhà văn hóa, 01 công trình đường giao thông, 01 công trình điện sinh hoạt. Duy tu, sửa chữa 05 công trình (01 công trình trường lớp học, 01 công trình cầu; 02 công trình thủy lợi; 01 công trình nước sinh hoạt) tại các bản: Púng Bon, Lả Chà, Nậm Kè, Huổi Moi, Nậm Sin của 03 huyện Mường Nhé, Nậm Pồ và Điện Biên. Tổ chức 15 lớp tập huấn về kiến thức sản xuất, với 620 lượt người tham gia; Tổ chức 03 đoàn đi học tập, trao đổi kinh nghiệm, thăm quan mô hình phát triển kinh tế để bà con học tập.
Trong thời gian tới, với vai trò là cơ quan thường trực Chương trình tại địa phương, Ban Dân tộc sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc đôn đốc, các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện các tiểu dự án, dự án, các nội dung về chính sách dân tộc đảm bảo về tiến độ. Chú trọng chất lượng hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ giải ngân, nhất là đối với nguồn vốn sự nghiệp.
Bên cạnh đó, Ban Dân tộc sẽ tăng cường công tác phối hợp giữa với các sở, ban, ngành, các địa phương để cùng trao đổi, giải quyết, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện các tiểu dự án, dự án, các nội dung về chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời chấn chỉnh, nhắc nhở các đơn vị, địa phương tránh sai phạm.
(CLO) Chiều 2/12, tại Hà Nội, Cuộc họp Tổng kết Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ tư, năm 2024 diễn ra nhằm đánh giá những kết quả đạt được trong công tác tổ chức Cuộc thi.
(CLO) Chiều 2/12, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Giải Búa liềm vàng lần thứ IX - năm 2024 tổ chức họp Hội đồng Sơ khảo. Đồng chí Phan Thăng An, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Tổ chức Giải, Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo chủ trì cuộc họp.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng việc chậm triển khai dự án thành phần 4, trong khi các dự án thành phần khác đang đạt và vượt tiến độ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch khai thác sân bay Long Thành, nguy cơ gây lãng phí rất lớn. Bộ GTVT chịu trách nhiệm về tiến độ của dự án thành phần 4.
(CLO) Bộ Giao thông vận tải vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét việc bổ sung quy hoạch Cảng hàng không Măng Đen, mức đầu tư giai đoạn đầu gần 5.000 tỷ đồng.
(CLO) Ông Nguyễn Khắc Thận, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025 thay cho ông Ngô Đông Hải, được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
(CLO) Gần đây, báo Nhà báo và Công luận đã đăng tải bài viết thông tin về tình trạng hàng loạt bãi xe, nhà xưởng, sân bóng, sân Pickleball,... không phép ngang nhiên hoạt động trên địa bàn phường Đại Kim (quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội). Tuy nhiên, thay vì bị xử lí triệt để thì tình trạng này lại diễn ra phức tạp khiến dư luận đặt dấu hỏi, liệu có sự làm ngơ của chính quyền sở tại?
(CLO) Ngày 2/12, tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao và học tập cộng đồng xã Thạnh Đông, huyện Tân Châu, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh đã có buổi tiếp xúc cử tri là đại diện các ban, ngành, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
(CLO) Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, trong những ngày tới, Nam Bộ sẽ có mưa trái mùa trên diện rộng. Ngày 3/12, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi, sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác. Các khu vực khác trên cả nước có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông; riêng Bắc Tây Nguyên có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Ngày 2/12, thông tin từ Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP Đà Nẵng cho biết, đã bắt đối tượng Đặng Nguyễn Hải Sơn (SN 2002, trú phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu). Đây là đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm cuối cùng trong vụ án "giết người", "gây rối trật tự công cộng" ở TP Đà Nẵng.
(CLO) Ngày 2/12, Công an tỉnh Bình Phước cho biết, vừa phối hợp với các đơn vị bắt giữ Lê Xuân Thắng (SN 1981, quê tỉnh Khánh Hòa) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(CLO) Mẫu xe Mazda CX-8 tại thị trường Việt Nam được nâng cấp chủ yếu về trang bị tiện nghi và an toàn, bên cạnh việc bổ sung thêm phiên bản 2.5 Signature AWD.
(CLO) Công ty sở hữu cuộc thi Hoa hậu Mỹ (Miss America) đã nộp đơn xin phá sản khi hai nhà lãnh đạo cấp cao trong tổ chức này tranh chấp quyền chủ sở hữu hợp pháp.
(CLO) Ngày 2/12, Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) công bố danh sách phân hạng hạt giống của vòng loại Asian Cup 2027 (giai đoạn 3). Theo đó, đội tuyển Việt Nam nằm ở nhóm 1 cùng Syria, Thái Lan, Tajikistan, Lebanon và Ấn Độ.
(CLO) Khu Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi, chợ Bến Thành, đường sách TP.HCM... nằm trong top 50 điểm đến du lịch của TP.HCM và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long.
(CLO) Ngày 2/12, Công an huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) thông tin, đã bắt tạm giam đối tượng Vi Thị Quỳnh (SN 1981, ở xã Lâm Phú, huyện Lang Chánh) về hành vi "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự".
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Thủ tướng nêu 7 giải pháp để phát triển ngành logistics; Đánh thuế cao người “lướt sóng” nhà đất, chặn đứng được nạn đầu cơ?; Cần có sự đồng bộ giữa thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học…
(CLO) Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh xuất hiện 99 sự cố đê điều, 201 sự cố công trình thuỷ lợi. Theo ước tính của ngành Nông nghiệp, kinh phí để khắc phục các sự cố khoảng 190 tỷ đồng.
(CLO) Ngày 2/12, theo thông tin từ Công an Quảng Ninh cho biết, Công an TP Đông Triều vừa bắt giữ một đối tượng nam giới có hành vi đột nhập vào công ty phá két lấy đi hơn 1,3 tỷ đồng.
Nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng cao cùng với khí hậu diễn biến khó lường… là những thách thức không nhỏ trong công tác cung ứng điện năm 2025. Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) đã và đang chủ động, tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp với tinh thần, nỗ lực cao nhất, nhằm đảm bảo cung ứng điện những tháng cuối năm 2024 và năm 2025.
(CLO) Ngày 2/12, Cục Quản lý thị trường Nghệ An (QLTT) cho biết, đơn vị này vừa phát hiện một phương tiện xe 2 bánh đang vận chuyển 44,5 kg pháo trái phép.
(CLO) Bà Đinh Thị Triết, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) cho biết, Tổ truyền thông cộng đồng được xác định là lực lượng nòng cốt, tiên phong trong tuyên truyền, vận động người dân vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi thay đổi nếp nghĩ, cách làm, góp phần xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới và những tập tục cản trở sự phát triển của phụ nữ và trẻ em.
(CLO) Đã hơn 20 năm trôi qua, dự án Bệnh viện Quốc tế Hoa Kỳ - Hà Nội nằm giữa trung tâm thành phố, có vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng bị bỏ hoang với nhiều hạng mục xuống cấp, cỏ dại mọc um tùm gây lãng phí tài nguyên, mất mỹ quan đô thị.
(CLO) Ngày 30/11, ông Đinh Ích Hiệp, Hạt Trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Ia Grai (Gia Lai) thông tin, kết quả kiểm tra hiện trường vụ phá rừng tự nhiên tại xã Ia Găng, huyện Ia Grai xác định có 124 cây rừng tự nhiên bị cưa hạ trái phép. Ngành chức năng tiếp tục điều tra, xác minh làm rõ đối tượng vi phạm để xử lý theo quy định pháp luật.
(CLO) Đợt không khí lạnh mạnh nhất từ đầu mùa tại miền Bắc đã suy yếu, theo Cơ quan khí tượng đến 5-6/12 không khí lạnh tăng cường trở lại khiến miền Bắc chuyển mưa rét.
Nhiều bạn trẻ làm freelance vừa tìm cách thanh lọc, làm mát cơ thể khỏi nóng trong người, vừa “vắt chân lên cổ” chạy đua cày việc thời điểm cuối năm. Bởi không có lương cứng hay thưởng Tết, “ế” job đồng nghĩa họ không có Tết.