Tập trung xử lý, tháo gỡ khó khăn trong việc đấu giá, giao đất để đẩy mạnh thu tiền sử dụng đất

Thứ bảy, 16/12/2023 09:14 AM - 0 Trả lời

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung xử lý, tháo gỡ khó khăn trong việc đấu giá, giao đất, triển khai thực hiện dự án, để đẩy mạnh thu tiền sử dụng đất đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư phát triển.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 1372/CĐ-TTg ngày 15/12/2023 về việc tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước (NSNN), tiết kiệm chi, chủ động điều hành ngân sách nhà nước trong tháng 12 năm 2023 và những tháng đầu năm 2024.

tap trung xu ly thao go kho khan trong viec dau gia giao dat de day manh thu tien su dung dat hinh 1

Tập trung xử lý, tháo gỡ khó khăn trong việc đấu giá, giao đất, triển khai thực hiện dự án. Ảnh minh hoạ

Tăng cường tiết kiệm chi ngân sách nhà nước

Theo đó, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành thu, chi NSNN trong tháng 12 năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau đây:

Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, tạo sinh kế cho người dân, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2023, các Nghị quyết phiên họp thường kỳ của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ.

Tăng cường công tác quản lý thu NSNN, phấn đấu tăng thu hơn nữa NSNN. Cụ thể, chỉ đạo rà soát toàn bộ nguồn phát sinh thu, số thuế còn được gia hạn, nắm chắc đối tượng nộp ngân sách trên địa bàn, lĩnh vực để có giải pháp quản lý thu phù hợp, hiệu quả, khai thác các nguồn thu còn dư địa, tiềm năng như kinh doanh trên nền tảng số, thương mại điện tử, dịch vụ giải trí, ăn uống, xăng dầu... Tập trung xử lý, tháo gỡ khó khăn trong việc đấu giá, giao đất, triển khai thực hiện dự án, để đẩy mạnh thu tiền sử dụng đất đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư phát triển.

Kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế, quyết toán thuế của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác vào ngân sách nhà nước. Đôn đốc thu đối với số thuế được gia hạn đến hạn phải nộp vào ngân sách nhà nước. Đẩy nhanh công tác hoàn thuế, đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng và theo đúng quy định.

Tăng cường công tác thanh tra thuế, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hồ sơ khai thuế, hoàn thuế, phát hiện, xử lý kịp thời gian lận thuế, hóa đơn; chỉ đạo các sở, ban, ngành phối hợp chặt chẽ với cơ quan thu trên địa bàn trong công tác quản lý thu, chống thất thu, hoàn tất các cuộc thanh tra, kiểm tra, đôn đốc thu đầy đủ các khoản thu theo kết luận của thanh tra, kiểm toán vào ngân sách nhà nước, thu hồi nợ thuế.

Tăng cường phòng chống gian lận thương mại, chuyển giá, gian lận giá nhập khẩu và buôn lậu qua biên giới, nhất là các hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, chuyển nhượng bất động sản, buôn lậu xăng dầu qua đường biển và qua biên giới.... Tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện quy định về quản lý giá, thuế, phí, ổn định giá nguyên vật liệu, mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống của nhân dân.

Thực hiện việc tái cấu trúc, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh công tác cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhưng tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, lợi ích nhóm trong quá trình cơ cấu lại; đẩy nhanh công tác quyết toán đối với doanh nghiệp đã cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp để thu về NSNN. Tiếp tục rà soát, thực hiện các biện pháp giảm mức phí, chi phí đầu vào cho doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Tổ chức điều hành chi NSNN chủ động; tăng cường tiết kiệm chi NSNN, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN: Tổ chức thực hiện chi ngân sách nhà nước theo dự toán được giao, đảm bảo phân bổ, giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách và cấp dưới theo đúng thời hạn và quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Rà soát, sắp xếp, điều chỉnh dự toán chi theo quy định; chủ động cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết; giảm các khoản chi tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi công tác trong nước, nghiên cứu, khảo sát nước ngoài

Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản công phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn quản lý; xác định đầy đủ các khoản chi thường xuyên vào định mức chi quản lý hành chính của các bộ, cơ quan trung ương, đảm bảo yêu cầu triệt để tiết kiệm.

Đẩy mạnh việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế, thực hiện cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tiễn của từng ngành, từng đơn vị để giảm chi thường xuyên và cơ cấu lại ngân sách nhà nước. Xây dựng phương án tăng cường mức độ tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định; thúc đẩy sự tham gia của các thành phần trong xã hội vào việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ sự nghiệp công, đồng thời giảm áp lực lên ngân sách nhà nước.

Đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản công theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đảm bảo tiết kiệm. Tổ chức rà soát, sắp xếp lại tài sản công bảo đảm sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức theo chế độ quy định và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ; xử lý tài sản không còn nhu cầu sử dụng theo đúng quy định của pháp luật, công khai, minh bạch; kiên quyết thu hồi các tài sản sử dụng sai đối tượng, sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức; không để lãng phí thất thoát tài sản công.

Chủ động giữ lại 50% dự toán dự phòng ngân sách địa phương nếu thu ngân sách giảm

Trường hợp dự kiến thu ngân sách địa phương giảm so với dự toán năm 2023, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng phương án báo cáo Hội đồng nhân dân giải pháp xử lý như sau: Chủ động giữ lại 50% dự toán dự phòng ngân sách địa phương để đảm bảo cân đối ngân sách địa phương;

Cân đối các nguồn lực tại chỗ để chủ động bù đắp số giảm thu ngân sách địa phương (quỹ dự trữ tài chính,...). Sau khi sử dụng các nguồn lực của địa phương mà vẫn không đảm bảo bù đắp số giảm thu, thì phải thực hiện sắp xếp, cắt, giảm, giãn các nhiệm vụ chi; trong đó cần chủ động cơ cấu lại chi đầu tư phát triển của ngân sách địa phương, nhất là trường hợp nguồn thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết biến động tăng/giảm lớn; tạo nguồn để cân đối các nhiệm vụ chi thường xuyên, các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ giảm nghèo do giảm thu cân đối ngân sách địa phương.

Trong quá trình điều hành ngân sách, trường hợp xảy ra thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách các cấp, phải kịp thời báo cáo cấp trên để xem xét, xử lý theo quy định tại Điều 58 của Luật Ngân sách nhà nước và khoản 1, Điều 36 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

Dành nguồn lực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Triển khai quyết liệt nhiệm vụ thu, chi NSNN trong thời gian còn lại của năm 2023 và ngay từ những tháng đầu năm 2024; điều hành dự toán chi ngân sách nhà nước chủ động, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên nhất là trong dịp tết nguyên đán, rà soát, cắt giảm các nhiệm vụ chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai,… dành nguồn lực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thực hiện các nhiệm vụ chi an sinh xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội theo quy định.

Thủ tướng Chính phủ phân công Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trực tiếp chỉ đạo việc triển khai, đôn đốc, xử lý vướng mắc trong quá trình thực hiện Công điện này.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ kêu gọi doanh nghiệp, người dân phát huy tinh thần yêu nước, trách nhiệm với nhân dân, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh, tiết kiệm chi phí, tích cực nộp thuế theo quy định và giữ vai trò giám sát việc thực hiện có hiệu quả Công điện này.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Lãnh đạo Bộ Công an gửi Thư khen Công an TP Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Bộ Công an gửi Thư khen Công an TP Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 27/9, Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Công an TP Hồ Chí Minh về thành tích đấu tranh, triệt phá 4 đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, số lượng lớn.

Tin tức
Triển khai nhiều hoạt động hướng tới Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Triển khai nhiều hoạt động hướng tới Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

(CLO) Ngày 27/9, Bộ Công an tổ chức Hội nghị Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (19/8/1945–19/8/2025) và 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005-19/8/2025).

Tin tức
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Bí thư thứ nhất, Chủ tịch Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Bí thư thứ nhất, Chủ tịch Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez

(CLO) Tối 26/9 theo giờ địa phương (sáng 27/9 - giờ Việt Nam), ngay sau lễ đón chính thức tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana (Cuba), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez tiến hành hội đàm cấp cao. 

Tin tức
Năm 2024, Việt Nam có 3 chỉ số đứng đầu thế giới, đổi mới sáng tạo tăng 4 bậc so với 2023

Năm 2024, Việt Nam có 3 chỉ số đứng đầu thế giới, đổi mới sáng tạo tăng 4 bậc so với 2023

(CLO) Theo Báo cáo GII 2024, Việt Nam tiếp tục có sự cải thiện thứ hạng đầu vào đổi mới sáng tạo tăng 4 bậc so với năm 2023, từ vị trí 57 lên 53; Đáng chú ý, năm 2024, Việt Nam có 3 chỉ số đứng đầu thế giới là chỉ số về nhập khẩu công nghệ cao, xuất khẩu công nghệ cao và xuất khẩu hàng hóa sáng tạo.

Tin tức
Kỷ luật cảnh cáo ông Vương Bình Thạnh, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang

Kỷ luật cảnh cáo ông Vương Bình Thạnh, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang

(CLO) Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật hành chính bằng hình thức Cảnh cáo đối với ông Vương Bình Thạnh, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2016 - 2021 do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và đã bị thi hành kỷ luật về Đảng.

Tin tức