(CLO) Sáu mươi năm trước, vào ngày 1 tháng 10 năm 1964, Nhật Bản đã mở ra kỷ nguyên của tàu cao tốc với chuyến tàu Shinkansen đầu tiên trên hành trình Tokyo – Osaka. Đoàn tàu bóng loáng màu xanh trắng, lướt qua khu đô thị và vùng nông thôn của Nhật Bản, đánh dấu bước tiến vượt bậc về công nghệ, giao thông và vận tải.
Shinkansen là biểu tượng cho sự phục hồi kinh tế và hiện đại hóa của Nhật Bản sau những tàn phá nặng nề của Thế chiến II. Cùng với Thế vận hội Tokyo 1964, Shinkansen đã giúp Nhật Bản khẳng định vị trí của mình trên bản đồ thế giới, thể hiện khả năng đổi mới và vươn lên mạnh mẽ.
Trong 60 năm kể từ chuyến tàu đầu tiên, Shinkansen đã trở thành đại diện trên toàn cầu về sự tiến bộ về tốc độ, hiệu quả và sự hiện đại. Mạng lưới tàu này không chỉ là niềm tự hào của Nhật Bản mà còn là hình mẫu cho hệ thống tàu cao tốc trên toàn thế giới, mang lại một chuẩn mực mới cho ngành giao thông vận tải công cộng.
Tàu Shinkansen chạy trên đường ray gần ga Shimbashi ở trung tâm Tokyo vào ngày 22 tháng 5 năm 2024. Ảnh: Getty Images
Nhật Bản không chỉ là quốc gia tiên phong mà còn là nước dẫn đầu thế giới về công nghệ đường sắt, với các tập đoàn lớn như Hitachi và Toshiba mang lại giá trị hàng tỷ đô la mỗi năm.
Hệ thống tàu Shinkansenđã mở rộng liên tục kể từ tuyến Tokaido đầu tiên dài 320 dặm, nối liền Tokyo và Shin-Osaka, khánh thành năm 1964. Tàu Shinkansen chạy với tốc độ khoảng 322 km/giờ, kết nối thủ đô với các thành phố lớn như Kobe, Kyoto, Hiroshima và Nagan, tạo thành một mạng lưới trải rộng từ bắc đến nam.
Không chỉ là biểu tượng cho sự phục hồi, Shinkansen còn là động lực phát triển kinh tế liên tục. Với tốc độ và hiệu quả vượt trội, hệ thống giúp thúc đẩy sự di chuyển nhanh chóng giữa các trung tâm kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng và tạo cơ hội kinh doanh.
Thay vì sử dụng khổ đường sắt "chuẩn" rộng 4 ft 8,5 inch (khoảng 1,43 mét) như ở Bắc Mỹ và châu Âu, Nhật Bản đã lựa chọn khổ đường hẹp hơn, rộng 3 ft 6 inch (1,06 mét), để xây dựng mạng lưới đường sắt đầu tiên. Lý do chính là vì khổ đường này rẻ và phù hợp hơn với địa hình đồi núi của Nhật Bản, nhưng đổi lại, nó hạn chế sức chứa và không thể đạt tốc độ cao.
Với bốn hòn đảo chính của Nhật Bản trải dài gần 3.000 km, việc di chuyển giữa các thành phố lớn từng rất gian nan và mất nhiều thời gian. Vào năm 1889, thời gian đi tàu từ Tokyo đến Osaka dài tới 16 tiếng rưỡi, dù vậy vẫn nhanh hơn rất nhiều so với việc đi bộ mất từ hai đến ba tuần. Đến năm 1965, tàu Shinkansen đã giảm thời gian di chuyển giữa hai thành phố này chỉ còn 3 giờ 10 phút.
Cuộc cách mạng đường sắt cao tốc Nhật Bản
Tàu ALFA-X, thế hệ tàu siêu tốc mới của Nhật Bản, gây ấn tượng với tốc độ thử nghiệm gần 400 km/h, dù tốc độ tối đa trong dịch vụ sẽ "chỉ" là 360 km/h. Một trong những điểm nổi bật của tàu là phần mũi dài, không chỉ nhằm cải thiện khí động học mà còn giảm tiếng ồn gây ra khi tàu đi vào đường hầm, một vấn đề lớn ở các khu vực đông dân cư.
Công nghệ an toàn tiên tiến trên ALFA-X giúp giảm rung lắc và tiếng ồn, đồng thời hạn chế nguy cơ trật bánh trong các trận động đất. Tính đến nay, hơn 10 tỷ hành khách đã trải nghiệm hệ thống Shinkansen, cho thấy sự tin cậy và thoải mái của loại hình vận chuyển này, khiến cho việc di chuyển tốc độ cao trở nên phổ biến và gần như là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại.
Năm 2022, hơn 295 triệu hành khách đã sử dụng dịch vụ tàu Shinkansen tại Nhật Bản, cho thấy sự phổ biến và hiệu quả của hệ thống này. Nhiều quốc gia khác đã học hỏi và phát triển các tuyến đường sắt cao tốc trong bốn thập kỷ qua, nổi bật nhất là Pháp với hệ thống TGV hoạt động từ năm 1981, kết nối Paris và Lyon.
Bản đồ các tuyến đường sắt cao tốc của Nhật Bản. Ảnh: jrailpass.com
Pháp không chỉ thành công trong việc vận hành TGV mà còn xuất khẩu công nghệ này sang nhiều quốc gia, bao gồm Tây Ban Nha, Bỉ, Hàn Quốc, Vương quốc Anh và Morocco- quốc gia có tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên ở châu Phi. Mạng lưới TGV đã rút ngắn thời gian di chuyển giữa các thành phố lớn, giúp hành khách tiết kiệm chi phí và thời gian, khiến việc đi lại bằng tàu trở nên dễ dàng và phổ biến.
Các quốc gia như Ý, Đức, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Xê Út cũng đã triển khai hệ thống tàu cao tốc nối các thành phố lớn. Trong khi đó, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam đang lên kế hoạch phát triển mạng lưới đường sắt cao tốc riêng của mình.
Sự phát triển của đường sắt Trung Quốc
Trung Quốc cũng đang nổi lên như một thế lực hàng đầu trong lĩnh vực đường sắt cao tốc, xây dựng mạng lưới dài nhất thế giới với tổng chiều dài gần 28.000 dặm tính đến cuối năm 2023. Những tuyến đường này không chỉ là phương tiện vận chuyển, mà còn là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế và củng cố sự ổn định xã hội trong một quốc gia rộng lớn.
Hàng trăm tàu cao tốc đang chờ khởi hành tại Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images
Được xây dựng dựa trên công nghệ học hỏi từ Nhật Bản và châu Âu, ngành đường sắt của Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ và tiếp tục hướng tới những công nghệ tiên tiến như tàu đệm từ (Maglev), có khả năng chạy với tốc độ gần 400 dặm/giờ (gần 650 km/giờ). Nhật Bản cũng đang phát triển tuyến Maglev của riêng mình, dự kiến kết nối Tokyo với Nagoya vào năm 2034, giúp rút ngắn thời gian di chuyển tới Osaka chỉ còn 67 phút.
Trong bối cảnh ngày càng nhiều người cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đi máy bay do lo ngại về môi trường, có thể sắp tới đường sắt sẽ phát triển mạnh mẽ, mở ra một thời kỳ hoàng kim mới cho hệ thống vận tải đường sắt trên toàn thế giới.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ đàm phán trực tiếp với Iran nhằm ngăn chặn nước này sở hữu vũ khí hạt nhân, đồng thời cảnh báo Tehran về hậu quả nếu thỏa thuận không thành.
(CLO) Về xử lý các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lựa chọn phương án xử lý tối ưu trên cơ sở thỏa thuận, phân tích, đánh giá đảm bảo lợi ích các bên liên quan, hạn chế tối đa tranh chấp, khiếu kiện, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, trật tự xã hội. Ưu tiên áp dụng các biện pháp về kinh tế, dân sự, hành chính trước, xử lý hình sự là biện pháp cuối cùng.
(CLO) Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X sẽ chính thức khởi tranh từ ngày 11 đến 22/4 trên sân vận động quận Hoàng Mai (Trung tâm Văn hóa Thể thao Tây Nam Linh Đàm, Hà Nội).
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 9/4, Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa đến Huế có mưa rào và dông vài nơi, trưa chiều trời nắng. Các khu vực khác trên cả nước chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, riêng miền Đông Nam Bộ có nắng nóng.
(CLO) Chiều ngày 8/4, Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí Phật giáo toàn quốc lần thứ nhất - năm 2024 đã tổ chức phiên họp tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, nhằm đánh giá, thảo luận và lựa chọn các tác phẩm xuất sắc để tiến hành trao giải.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Y tế khẩn trương đề xuất ban hành chính sách đặc thù đối với nhân viên y tế (trong đó có việc nâng mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức làm việc trong các cơ sở y tế công lập).
(CLO) Ngày 8/4, sự kiện khai mạc chương trình “Tăng trưởng doanh nghiệp sinh thái rừng – Forest Ecopreneur 2025” chính thức diễn ra tại Tòa nhà Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam. Đây là cột mốc quan trọng mở đầu cho hành trình nâng cao năng lực doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh thái rừng và cải thiện sinh kế địa phương trong năm 2025.
(CLO) Quân đội Hàn Quốc hôm 8/4 cho biết rằng họ đã bắn cảnh cáo vì cho rằng binh lính Triều Tiên vi phạm ranh giới phân định quân sự trước khi quay trở lại.
(CLO) Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ Việt Nam sẵn sàng đối thoại, bàn bạc với UAE về những hợp tác chiến lược. Và cần cụ thể hoá hợp tác thành những dự án, nhất là các dự án liên quan đến khoa hoc công nghệ, đổi mới sáng tạo, xây dựng và vận hành trung tâm dữ liệu.
(CLO) Liên quan đến vụ 4 ô tô tông nhau trên đèo Bảo Lộc, bước đầu cơ quan chức năng xác định, tài xế lái xe bồn chở hóa chất không chú ý quan sát dẫn tới va chạm với các phương tiện lưu thông hướng ngược lại.
(CLO) Ngày 8/4, tại di tích Trung ương Cục miền Nam (thời kỳ 1961-1962, tại xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu), Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức Lễ khánh thành đặt tượng cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan, sáng 8/4 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Uzbekistan.
(CLO) Sau khi Romania đặt mua 54 pháo tự hành K9 Thunder hồi tháng 1, Na Uy mới đây cho biết cũng mua thêm 24 khẩu pháo 155mm có biệt danh “Thần sấm” này. Những đơn hàng liên tiếp đưa K9 Thunder trở thành lựu pháo tự hành bán chạy nhất thế giới và giúp Hàn Quốc khẳng định vị thế trên thị trường vũ khí toàn cầu.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.