(CLO) Các chỉ huy quốc phòng Tây Phi đã vạch ra kế hoạch hành động quân sự nếu nhóm đảo chính Niger không trả lại chính quyền vào Chủ nhật (6/8) như thời hạn của một tối hậu thư mà họ đưa ra trước đó.
Cộng đồng Kinh tế của các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) từng cho các nhà lãnh đạo cuộc đảo chính của Niger thời hạn đến Chủ nhật này để từ chức và phục hồi chức vụ cho Tổng thống dân cử Mohamed Bazoum.
Khối ECOWAS đã có lập trường cứng rắn đối với cuộc đảo chính vào tuần trước. Đây là cuộc lật đổ chính quyền thứ 7 bởi các nhóm quân sự ở Tây và Trung Phi kể từ năm 2020.
Theo kế hoạch can thiệp, quyết định về thời điểm và địa điểm tấn công sẽ do người đứng đầu ECOWAS đưa ra và sẽ không được tiết lộ cho những kẻ âm mưu đảo chính, theo Abdel-Fatau Musah, ủy viên phụ trách các vấn đề chính trị, hòa bình và an ninh của ECOWAS, cho biết trong một tuyên bố.
"Tất cả các yếu tố sẽ dẫn đến bất kỳ sự can thiệp cuối cùng nào đã được vạch ra ở đây, bao gồm các nguồn lực cần thiết, cách thức và thời điểm chúng tôi sẽ triển khai lực lượng", ông nói khi kết thúc cuộc họp kéo dài ba ngày ở thủ đô Abuja của Nigeria.
Dù lựa chọn nào mà cơ quan gồm 15 quốc gia này đưa ra đều có nguy cơ làm gia tăng xung đột tại một trong những khu vực nghèo nhất thế giới, nơi các nhóm có liên hệ với các tổ chức khủng bố như IS và al-Qaeda đang phát triển mạnh gần đây.
Không rõ khối có bao nhiêu lực lượng tham gia nếu Tây Phi quyết định đưa quân vào Niger. Tuy nhiên, nước láng giềng Chad, quốc gia không phải thành viên ECOWAS nhưng đã nỗ lực hòa giải trong tuần này, cho biết họ sẽ không can thiệp quân sự.
"Chúng tôi luôn ủng hộ đối thoại giữa những người Niger và chúng tôi sẽ không bao giờ can thiệp bằng biện pháp quân sự", Bộ trưởng Quốc phòng Chad, Tướng Daoud Yaya Brahim nói với truyền hình quốc gia hôm thứ Sáu.
ECOWAS đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Niger và cử một phái đoàn đến thủ đô Niamey của nước này vào thứ Năm để tìm kiếm một "giải pháp hòa bình". Nhưng một nguồn tin trong đoàn nói rằng họ đã bị từ chối và không ở lại lâu.
Ủy viên Musah từ ECOWAS nói: “Chúng tôi muốn ngoại giao phát huy hiệu quả và chúng tôi muốn thông điệp này được truyền tải rõ ràng tới họ rằng chúng tôi đang cho họ mọi cơ hội để đảo ngược những gì họ đã làm”.
Tổng thống Nigeria, Bola Tinubu, đã yêu cầu chính quyền của ông chuẩn bị cho các lựa chọn bao gồm cả việc triển khai quân đội, trong một lá thư được đọc trước Thượng viện hôm thứ Sáu. Senegal cũng cho biết sẽ gửi quân.
Nguy cơ bất ổn leo thang
Nhóm đảo chính Niger đã tố cáo sự can thiệp từ bên ngoài và nói rằng họ sẽ chống trả. Người đứng đầu cuộc đảo chính 59 tuổi, Abdourahamane Tiani, từng là chỉ huy tiểu đoàn của lực lượng ECOWAS trong các cuộc xung đột ở Bờ Biển Ngà năm 2003, vì vậy ông biết những chiến dịch can thiệp như sẽ diễn ra như thế nào.
Sự ủng hộ dành cho ông này từ các đồng nghiệp ở nước láng giềng Mali và Burkina Faso cũng có thể làm suy yếu phản ứng của khu vực. Cả hai quốc gia đều đã tuyên bố rằng họ sẽ hỗ trợ nhóm đảo chính quân sự Niger.
Bị giam giữ tại Dinh Tổng thống ở Niamey, Tổng thống Bazoum, 63 tuổi và đắc cử năm 2021, cho biết trong bài phát biểu đầu tiên kể từ cuộc đảo chính rằng ông là con tin và cần sự giúp đỡ của Mỹ và quốc tế.
"Nếu cuộc đảo chính thành công, nó sẽ gây ra những hậu quả tàn khốc đối với đất nước chúng ta, khu vực của chúng ta và toàn thế giới", ông được Washington Post dẫn lời và nói thêm rằng ông ủng hộ các biện pháp trừng phạt kinh tế và du lịch của ECOWAS.
Ông nói thêm rằng cuộc đảo chính sẽ gây ra sự hỗn loạn cho quốc gia của ông, với giá cả đã tăng vọt, và những nhóm khủng bố và những tổ chức vũ trang khác có thể lợi dụng tình hình.
Nhóm quân sự đã viện dẫn tình trạng mất an ninh dai dẳng là lý do chính để họ đứng lên nắm quyền, nhưng dữ liệu cho thấy an ninh đã thực sự được cải thiện ở Niger, trong khi bạo lực đã gia tăng kể từ khi chính quyền quân sự nắm quyền kiểm soát ở Mali và Burkina Faso.
Các nhà tài trợ phương Tây đã cắt giảm viện trợ để phản đối cuộc đảo chính, trong bối cảnh Niger từng phải dựa vào viện trợ cho 40% ngân sách quốc gia. Các nước trong khu vực cũng đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Niger.
Với sự giàu có về uranium và dầu mỏ cũng như vai trò then chốt trong cuộc chiến với phiến quân Hồi giáo ở khu vực Sahel, Niger có ý nghĩa chiến lược đối với Mỹ, Trung Quốc, châu Âu và Nga.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 25/11, Bắc Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù; riêng phía Đông từ chiều tối có mưa rải rác. Khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa, mưa rào rải rác, cục bộ có nơi mưa to và dông; riêng khu vực Thanh Hóa - Nghệ An có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù. Các khu vực khác trên cả nước có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Trong nỗ lực gia tăng sức mạnh quân sự, Ukraine muốn gia nhập nhóm các quốc gia có khả năng sản xuất tên lửa đạn đạo. Nhưng quá nhiều yếu tố đang làm khó đối với chương trình tên lửa của Kiev.
(CLO) Volkswagen đang đối mặt với cuộc chiến giá xe điện tại Trung Quốc, khi doanh số bán hàng giảm 12% trong năm nay, giữa sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ nội địa như BYD.
(CLO) Trong những ngày gần đây, thị trường vàng trong nước chứng kiến những biến động mạnh mẽ. Giá vàng, sau một thời gian giảm sâu khiến nhiều người bán tháo để cắt lỗ lại bất ngờ quay đầu tăng dựng đứng, khiến không ít nhà đầu tư thiệt hại nặng nề.
(CLO) Nghè Nguyệt Viên là một di tích lịch sử – văn hóa – kiến trúc nghệ thuật độc đáo của làng cổ Nguyệt Viên, nay thuộc xã Hoằng Quang, thành phố Thanh Hóa. Trải qua hơn 400 năm lịch sử, Nghè Nguyệt Viên là nơi thờ cúng Thành hoàng làng – công chúa Mai Hoa cùng 18 vị tiến sĩ làng khoa bảng.
(CLO) Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về điều kiện thanh toán Bảo hiểm y tế, người bệnh trong cùng một ngày sau khi khám một chuyên khoa cần phải khám thêm các chuyên khoa thì từ lần khám thứ 2 chỉ tính 30% mức giá của 1 lần khám bệnh…
(CLO) Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP Hà Nội) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước. Đặc biệt, nghệ nhân nơi đây đã “hồi sinh” lụa Vân, một trong những báu vật của làng nghề.
(CLO) Ngày 24/11, Công an TP Hà Nội cho biết, vừa triệt phá đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
(CLO) Bầu trời Hà Nội mù mịt, chất lượng không khí ở mức xấu, nhiều nhà cao tầng mờ trong lớp bụi trắng. Đa số người dân ra đường hôm nay đều phải chủ động đeo thêm khẩu trang nhằm hạn chế ô nhiễm.
(CLO) Ngày nay, việc triển khai bệnh án điện tử, tích hợp các dữ liệu đã mang lại nhiều tiện lợi cho bệnh nhân, tiết kiệm chi phí và quản lý đối với cơ sở y tế
(CLO) Năm 2025, TP Hà Nội sẽ hỗ trợ các tỉnh thành trên cả nước tổ chức từ 10 đến 15 tuần lễ trái cây, hàng nông sản tại Hà Nội, đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa
(CLO) CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (Mã: CII) mới hoàn thành 56% mục tiêu doanh thu năm 2024. Công ty đang tăng cường huy động vốn từ kênh trái phiếu, tổng nợ vay đã tăng thêm 3.210 tỷ đồng.
(CLO) Chính phủ Canada hôm thứ Bảy đã xin lỗi người thổ dân Inuit ở phía bắc Quebec vì vụ giết hàng loạt chó kéo xe trong những năm 1950 và 1960, khiến cộng đồng bị tàn phá khi tước đi khả năng săn bắn, sinh kế và khả năng đi lại của họ.
(CLO) Vào thứ Bảy tại hội nghị COP29 về biến đổi khí hậu, các quốc gia đã đạt được thỏa thuận về việc thiết lập các quy định cho một thị trường toàn cầu nhằm mua bán tín chỉ carbon.
(CLO) Các gia đình, giáo viên và cả học sinh đã biểu tình tại Valencia của Tây Ban Nha vào thứ Bảy, để yêu cầu hành động đối với các trường học bị hư hại do trận lũ lụt khiến hơn 220 người thiệt mạng và hàng nghìn học sinh không thể đi học.
(CLO) Các cơ quan an ninh Philippines đã tăng cường các giao thức an toàn vào thứ Bảy, sau khi Phó Tổng thống Sara Duterte tuyên bố bà sẽ ám sát Tổng thống Ferdinand Marcos Jr nếu chính bà bị giết.
(CLO) Các nhà thiên văn học vừa phát hiện một hành tinh mới quay quanh một ngôi sao trẻ và chỉ mất 3 triệu năm để hình thành, một khám phá thách thức sự hiểu biết hiện tại về tốc độ hình thành hành tinh.
(CLO) Yasmin Eid nấu một nồi đậu lăng nhỏ trên ngọn lửa đốt bằng cành cây và giấy vụn trong căn lều mà cô sống cùng chồng và 4 cô con gái nhỏ ở Dải Gaza. Đó là bữa ăn duy nhất của họ trong ngày, là tất cả những gì họ có thể chi trả.
(CLO) Ngày 22/11, 10 tổ chức phi chính phủ ủng hộ Palestine đã yêu cầu tòa án Hà Lan ra lệnh ngừng xuất khẩu vũ khí cho Israel và giao dịch với các khu định cư của Israel tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, với lý do thương vong dân sự cao trong cuộc xung đột Israel - Hamas tại Dải Gaza.