(CLO) Hằng năm, sau Tết Nguyên đán ít ngày, nhiều địa phương tại Thanh Hoá có tập tục ăn Tết lại trong vòng một ngày và người dân cũng chuẩn bị cúng lễ, gói bánh chưng như Tết cổ truyền.
Tục ăn Tết lại ngày 13 tháng Giêng của người dân phố biển Sầm Sơn
Mặc dù không kéo dài 3-4 ngày như Tết Nguyên Đán của cả nước nhưng trong ngày này, người dân thành phố biển Sầm Sơn (Thanh Hoá) cũng tổ chức cúng bái tổ tiên, ăn uống linh đình không kém gì ngày mùng 1 Tết cổ truyền.
Nhiều gia đình giữ nét truyền thống gói bánh chưng vào ngày ăn Tết lại
Theo nhiều người dân chia sẻ, không biết từ bao giờ có tập tục này. Tuy nhiên, theo nhiều cụ cao niên, từ thời xa xưa, khi vua đánh thắng giặc vào dịp Tết. Dân làng vì thương binh lính đi đánh giặc xa nhà không được ăn Tết nên đã tổ chức ăn Tết lại diễn ra trong vòng một ngày.
Cũng kể từ đó, hằng năm, tại Sầm Sơn cứ vào ngày 13 tháng Giêng, các gia đình đều làm mâm cơm cúng tổ tiên, quây quần sum họp bên nhau. Mọi người đều tranh thủ để về đón Tết lại như một nét văn hoá truyền thống bao đời.
Chia sẻ với Phóng viên, bà Nguyễn Thị Xuân (Sầm Sơn, Thanh Hoá) cho biết, không biết tục ăn Tết lại có từ bao giờ, chỉ biết từ khi sinh ra đã có tục lệ này. Trước đây, nhiều gia đình có gói bánh chưng trong ngày Tết lại nhưng trong cuộc sống hiện đại như hiện nay thì hoạt động này có phần thuyên giảm.
Mặc dù, tục ăn Tết lại chỉ tổ chức trong một ngày nhưng nhiều gia đình vẫn có bánh chưng, chuẩn bị mâm cơm cúng tổ tiên và gia đình quầy quần bên nhau trong những ngày đầu năm mới. Chính vì thế, tại đây, sau ngày 13 Tết lại thì mới cảm nhận hết không khí Tết.
Về Cầu Lộc ăn Tết lại to hơn Tết cổ truyền
Các gia đình đều chuẩn bị mâm cúng gia tiên trong ngày Tết lại tại Thanh Hoá
Hàng năm, đến ngày 1/2 Âm lịch, người dân làng Thiều, xã Cầu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa có tục ăn Tết lại to hơn Tết cổ truyền. Theo những vị cao niên trong làng Thiều kể lại, tục lệ ăn Tết lại có từ thời nhà Lê. Khi đó, một vị tướng công tài thao lược quân sự là người con của làng có tên là Lê Phúc Đồng. Ông được triều đình cử đem quân đi đánh giặc Ân xâm lược bờ cõi nước ta ở cửa biển Thần Phù.
Khi đoàn quân của ông vượt qua sông Mã, đến đoạn sông Lèn (một nhánh đổ ra biển của sông Mã), qua chân núi Thiều, thì thuyền bị mắc cạn. Tướng quân đã cho quân lính nghỉ chân ngay dưới bến của làng. Khi lên bờ dạo chơi, tướng quân gặp cái miếu nhỏ nằm dưới chân núi Thiều, liền thắp nhang khấn xin cho đoàn quân được thuận buồn xuôi gió, đánh thắng giặc Ân.
Thắp nhang xong trở lại thuyền thì bất ngờ thấy thuyền đang mắc cạn bỗng xuôi dòng tiến thẳng về phía quân giặc. Trận đó đội quân của ông đại thắng. Trên đường trở về, tướng quân Lê Phúc Đồng đã cho quân ghé vào làng Thiều làm lễ tạ ơn và mở hội cho dân làng ăn mừng chiến công. Người dân làng Thiều mở hội ăn mừng ngày 26 tháng Chạp hàng năm nên nơi đây có phiên chợ mỗi năm chỉ họp một lần vào ngày này.
Đến ngày 1/2 Âm lịch, sau Tết Nguyên đán 1 tháng, tướng công Lê Phúc Đồng xin dân làng được làm Tết lại tạ ơn dân dân làng Thiều để trở về cung. Làng chấp thuận mở hội mừng tổ chức ăn Tết. Chính vì thế người dân làng Thiều ăn Tết lại to hơn cả Tết Nguyên đán.
Ngày Tết lại của người dân làng Thiều được tổ chức rất lớn. Khác với Tết cổ truyền là gói bánh chưng, ngày Tết lại người người làm bánh dày.
Các lễ chính trong ngày Tết lại được tổ chức trong một ngày. Từ sáng, dân làng tổ chức lễ rước kiệu từ đình làng đến các chùa và miếu xung quanh làng; cuối cùng quay về đình chính nằm giữa làng để làm các lễ tế thành hoàng làng, dâng lễ vật báo công, lễ tế nữ quan.
Ngoài ra, vào mùng 7 và mùng 9 tháng Giêng Âm lịch, người dân tại các làng thuộc xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân (Thanh Hoá) cũng tưng bừng tổ chức ăn tết lại.
Tết lại là phong tục riêng có ở một số địa phương. Tục ăn tết lại ở Xứ Thanh là một phong tục độc đáo với nét đặc trưng văn hóa riêng đã góp phần tạo nên những sắc thái văn hóa vô cùng đa dạng, phong phú trong bức tranh toàn cảnh tết của Việt Nam.
(CLO) Ngày 3/4, tại Hà Nội, Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani tổ chức buổi chia sẻ thông tin nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (3/2/1950 – 3/2/2025). Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani Hồ Quang Lợi cùng Đại sứ Rumani tại Việt Nam Cristina Romila, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn và nhiều đại biểu tham dự sự kiện.
(CLO) Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng thuế quan qua lại rất đơn giản: "Họ làm điều đó với chúng ta, và chúng ta làm điều đó với họ". Nhưng khi danh sách thuế quan của các quốc gia được công bố, mọi thứ không đơn giản như vậy.
(NB&CL) Những ngày cuối cùng của tháng 4 cách đây tròn nửa thế kỷ, với khí thế “vẽ bản đồ không kịp bước quân đi!”, “vừa đi vừa đánh, tiến mà đánh, đánh mà tiến”, các quân đoàn chủ lực của ta từ 5 hướng đã đồng loạt tiến công, quyết hạ 5 mục tiêu chủ yếu là những cơ quan đầu não quan trọng nhất của ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn.
(CLO) Ngày 3/4, đội Cảnh sát giao thông (CSGT) Hàng Xanh thuộc phòng CSGT, Công an TP HCM đang xác minh, tìm tài xế chạy xe tải lạng lách trên phố như phim hành động.
(CLO) Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận trước thuế chỉ còn 572,8 tỷ đồng, giảm mạnh 307 tỷ đồng, tương đương 35% so với số liệu báo cáo tự lập. Nguyên nhân chính đến từ khoản dự phòng ngắn hạn hơn 209 tỷ đồng liên quan đến dự án điện mặt trời Hồng Phong 4.
(NB&CL) “AI là công cụ, nhưng chính con người mới quyết định công cụ ấy được dùng vào việc gì. Không phải cứ có công nghệ là tiến bộ, mà là khi công nghệ đi cùng đạo đức, đi cùng sự thấu cảm, đi cùng khát vọng phục vụ sự thật…” – đó là nhấn mạnh của nhà báo Nhật Hoa khi trò chuyện về Hội nghị Nhà báo Thế giới 2025 tại Hàn Quốc, diễn ra từ 30/3 đến 5/4/2025, mà bà là đại diện cho người làm báo Việt Nam tham dự.
(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.
(CLO) Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) cho biết: Mức thuế 46% của Mỹ sẽ không áp dụng cho tất cả các mặt hàng của Việt Nam đang xuất khẩu sang Mỹ.
(CLO) Cục Thuế, Bộ Tài chính vừa có công điện gửi các Chi cục Thuế về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước và gia hạn thời hạn nộp một số loại thuế, phí khác.
(CLO) Ngày 3/4, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.
(CLO) UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành kế hoạch tổ chức xét và trao Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI (giai đoạn 2021-2025), nhằm tôn vinh những tác phẩm báo chí xuất sắc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
(CLO) Ngày 3/4, trong không khí trang nghiêm và thành kính hướng về cội nguồn dân tộc, tỉnh Phú Thọ đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân (núi Sim) và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ tại Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ (núi Vặn), thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
(CLO) Dù vượt mục tiêu trong năm 2024, An Phát Holdings (APH) vẫn tỏ ra thận trọng khi trình kế hoạch kinh doanh 2025 với doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm mạnh. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế dự kiến chỉ đạt 60 tỷ đồng, giảm 50% so với năm trước, còn doanh thu hợp nhất dự kiến giảm tới 35%.
(CLO) Ngày 3/4, trong không khí trang nghiêm và thành kính hướng về cội nguồn dân tộc, tỉnh Phú Thọ đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân (núi Sim) và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ tại Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ (núi Vặn), thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
(CLO) Từ ngày 11-13/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Lễ hội Quà tặng Du lịch 2025 với chủ đề "Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới" tại không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và khu vực lân cận, quận Hai Bà Trưng.
(CLO) Bia Ma Nhai, một di tích lịch sử quan trọng, đặc sắc của vùng đất Con Cuông, đang được tỉnh Nghệ An làm hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia.
(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Ngày 02/04, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ đã tổ chức khai mạc Liên hoan Văn nghệ quần chúng và Dân ca Phú Thọ. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ 2025.
(CLO) Dịp đầu tháng 4 hàng năm, cây gạo đỏ ở chùa Thầy (huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại đua nhau bung nở khoe sắc đỏ sáng rực cả một vùng trời, thu hút nhiều người dân và du khách tới tham quan, chụp hình.