Thạch Hà (Hà Tĩnh): Công trình đường giao thông liên xã bị đình chỉ vì thi công trên đất của dân

Thứ sáu, 24/03/2023 14:57 PM - 0 Trả lời

(CLO) Mặc dù địa phương chưa thực hiện giải phóng mặt bằng, thế nhưng đơn vị thi công đường liên xã Ngọc Sơn - Lưu Vĩnh Sơn vẫn đưa máy móc tới đào bới trên đất của người dân.

Thi công kiểu “ăn cơm trước kẻng”

Phản ánh đến Báo Nhà báo và Công luận, bà Phan Thị Lý (trú tại thôn Nam Sơn, xã Ngọc Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, vào khoảng tháng 9/2021, gia đình rất bất ngờ khi có đơn vị tự ý đưa máy móc tới thi công trên ngay khu đất nhà bà đang sinh sống và đã được cơ quan chức năng cấp GCN QSDĐ.

thach ha ha tinh cong trinh duong giao thong lien xa bi dinh chi vi thi cong tren dat cua dan hinh 1

Việc đơn vị thi công tự ý thi công trên đất có sổ đỏ của dân, khi chưa được sự đồng ý của người dân, trách nhiệm thuộc về ai?

“Trước đây, con đường này đã là con đường chiến lược rộng 8m. Nay họ làm dự án, không làm theo đường cũ mà lại lấn vào vườn của gia đình tôi gần 400m2. Khi thấy họ thi công lấn sâu vào đất vườn nhà để làm mố cầu, gia đình yêu cầu họ tạm dừng để giải quyết, nhưng không được. Họ nói làm theo thiết kế, nên chúng tôi phải nghỉ việc đồng áng, ở nhà để giữ không cho họ làm trên phần đất của gia đình tôi”, bà Lý bức xúc nói.

Theo phản ánh của người dân nơi đây, khi khảo sát và trước khi khởi công công trình, người dân không được họp thôn, không được thông báo về việc thi công công trình sẽ ảnh hưởng đến phần đất của các hộ dân có đường đi qua. Chỉ đến khi dân yêu cầu dừng thi công, thì UBND xã Ngọc Sơn mới tiến hành tổ chức họp dân để thông báo và tìm hướng giải quyết.

Tìm hiểu của phóng viên, dự án đường giao thông liên xã Ngọc Sơn - Lưu Vĩnh Sơn đi qua hai xã Ngọc Sơn và Lưu Vĩnh Sơn, được UBND huyện Thạch Hà phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật tại Quyết định số 4125/QĐ ngày 25/6/2021 với tổng mức đầu tư gần 11 tỷ đồng, có chiều dài 1,1 km do UBND huyện làm chủ đầu tư.

Công trình được khởi công xây dựng từ ngày 24/8/2021, trong đó, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) do địa phương hưởng lợi tự tổ chức thực hiện.

Trên địa bàn xã Ngọc Sơn, dự án triển khai ảnh hưởng tới 8 hộ dân thuộc hai thôn Nam Sơn và Ngọc Hà (xã Ngọc Sơn). Dự án này không có phần kinh phí đền bù, GPMB.

Công trình do Liên danh Công ty CP Tư vấn và Xây dựng Tân Bình - Công ty CP Đầu tư và Xây dựng công trình 468 thi công. Thời gian thực hiện dự án là 300 ngày (kể từ ngày 22/8/2021, ngày hoàn thành 22/6/2022). Tuy nhiên, công trình đang phải tạm dừng thi công hơn năm nay do vướng mặt bằng.

thach ha ha tinh cong trinh duong giao thong lien xa bi dinh chi vi thi cong tren dat cua dan hinh 2

Bà Phan Thị Lý ở thôn Nam Sơn, xã Ngọc Sơn chỉ tay vào vị trí đất của bà bị ảnh hưởng bởi công trình đường giao thông (bao gồm cả cầu)

Được biết, ngày 16/4/2022, UBND huyện và xã, thôn tổ chức làm việc với hộ gia đình bà Phan Thị Lý. Qua khảo sát sơ bộ, diện tích ảnh hưởng do nạo vét hạ lưu và công trình đường giao thông (bao gồm cả cầu) là 378,9 m2. Với diện tích ảnh hưởng như vậy, hộ gia đình bà Phan Thị Lý có nguyện vọng cấp bù mảnh đất khác có diện tích và vị trí tương xứng.

Ông Nguyễn Ngọc, Công ty CP Tư vấn và Xây dựng Tân Bình cho biết, khi chúng tôi thi công dự án này, phương án của huyện là giao cho xã bàn giao mặt bằng, khi nào mặt bằng bàn giao xong thì huyện mới cho thi công, nhưng hiện tại công tác giải phóng mặt bằng của xã Ngọc Sơn chưa tiến hành được, bởi lý do trên.

“Đúng ra phải giao mặt bằng sạch trước nhưng vì do quá trình “vừa chạy vừa xếp hàng” nên mới bị vướng mắc. Hiện, công trình đã hoàn thiện được 70% khối lượng, nhưng đã phải dừng thi công hơn một năm nay. Chúng tôi đang chờ huyện, xã sớm giải phóng mặt bằng để đơn vị tiếp tục triển khai dự án”, ông Ngọc nói.

 

thach ha ha tinh cong trinh duong giao thong lien xa bi dinh chi vi thi cong tren dat cua dan hinh 3

Nếu công trình được xây dựng theo con đường cũ (chỗ vị trí bà Lý đứng) thì sẽ không ảnh hưởng nhiều đến đất của hộ dân

Chính quyền 'tắc trách', dân chịu thiệt!

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Quốc Quân - Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn cho biết: Dự án này do huyện làm chủ đầu tư và không có kinh phí đền bù, hỗ trợ; mà phải vận động hiến đất. Đến giờ vẫn còn một hộ dân chưa đồng tình nên vẫn chưa thực hiện được.

Trả lời câu hỏi của PV, dự án không có đền bù, tại sao không làm theo đường cũ để tránh việc lấn nhiều vào đất của dân, ông Quân cho biết: Thực ra đường cũ vẫn có đó, nhưng do để lâu rồi không sử dụng, thành ra cây bụi rậm rạp, chả ai nhìn thấy đó có con đường nữa. Khi làm cũng không xác định được con đường cũ như thế nào nên cứ ngắm thẳng để làm.

Lý giải về việc dự án thực hiện không hề tổ chức họp dân để thông báo, tuyên truyền, hoặc vận động bà con ủng hộ, hiến đất để phục vụ công trình, ông Nguyễn Quốc Quân cho rằng: Xã đã thông báo họp dân để lấy ý kiến trước khi triển khai dự án rồi!

Tuy nhiên, với tài liệu phóng viên được cung cấp, đến ngày 12/10/2021, sau gần 3 tháng khởi công công trình và ngày 15/1/2022, UBND xã Ngọc Sơn mới tổ chức cuộc họp với các hộ dân bị ảnh hưởng khi thi công công trình để tìm hướng giải quyết. Ông Nguyễn Quốc Quân - Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn thừa nhận: "Thực ra cũng có những cái khó, xã cũng biết làm con đường đó cho dân là tốt rồi. Nhưng không biết mức độ ảnh hưởng của các hộ gia đình đến mức độ nào, sau khi chặt phát xong cây bụi, hình thành ra con đường rồi, khi đó mới biết có ảnh hưởng đến hộ dân nên mới tiến hành vận động các hộ có liên quan, bị ảnh hưởng".

thach ha ha tinh cong trinh duong giao thong lien xa bi dinh chi vi thi cong tren dat cua dan hinh 4

Công trình tiền tỷ bị đình chỉ hơn năm trời nằm chổng chơ, sắt thép hoan rỉ, chất lượng công trình không đảm bảo

Ông Ngô Đức Quy - Giám đốc Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản huyện Thạch Hà cho biết: Đây là dự án do huyện làm chủ đầu tư nhưng đã giao trách nhiệm cho 2 xã Lưu Vĩnh Sơn và Ngọc Sơn GPMB, bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công. Tuy nhiên, phần thuộc địa bàn xã Lưu Vĩnh Sơn họ đã làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công, nên quá trình thi công không có vướng mắc gì. Còn phía thuộc xã Ngọc Sơn, xã báo cáo huyện là đã bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công. Xã có bàn giao thì huyện mới tiến hành làm được, không bàn giao, ai dám đưa máy móc vô mà thi công? Hiện các hộ dân đã hiến đất, còn hộ bà Nguyễn Thị Lý, chỗ đất làm cầu vẫn chưa đồng ý. Việc này, chính quyền địa phương phải có trách nhiệm vận động, bởi vì trước khi thực hiện dự án này, xã đã cam kết tự vận động giải phóng mặt bằng - ông Quy cho biết thêm.

Để dự án sớm hoàn thành và phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của Nhân dân, thiết nghĩ cơ quan chức năng huyện Thạch Hà cần đưa ra các giải pháp hợp tình, hợp lí nhằm 'đả thông' tư tưởng của người dân bị ảnh hưởng bởi dự án. Đồng thời, làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân khi để một công trình dân sinh thiết thực phải đình trệ thi công trong suốt thời gian qua.

Nhà báo và Công luận sẽ tiếp tục thông tin./.

Trần Phong

Bình Luận

Tin khác

Gia Lâm (Hà Nội): Phớt lờ lệnh cấm, các bến bãi vẫn ngang nhiên hoạt động trong mùa mưa bão?

Gia Lâm (Hà Nội): Phớt lờ lệnh cấm, các bến bãi vẫn ngang nhiên hoạt động trong mùa mưa bão?

(CLO) Theo quy định, các điểm trung chuyển kinh doanh vật liệu xây dựng ven sông được yêu cầu dừng hoạt động từ tháng 6 đến hết 15/10 để đảm bảo an toàn hành lang đê. Tuy nhiên, tại huyện Gia Lâm (TP. Hà Nội) nhiều bến bãi vẫn hoạt động tấp nập, bất chấp lệnh cấm.

Điều tra
Thêm nhiều sai phạm tại các dự án do Ban Quản lý dự án Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bạc Liêu làm chủ đầu tư

Thêm nhiều sai phạm tại các dự án do Ban Quản lý dự án Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bạc Liêu làm chủ đầu tư

(NB&CL) Ngoài sai phạm tại dự án Gây bồi tạo bãi và trồng cây chống xói lở khu vực biển Nhà Mát, Thanh tra tỉnh Bạc Liêu xác định thêm 2 dự án do Ban Quản lý dự án Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bạc Liêu làm chủ đầu tư mắc những hạn chế, thiếu sót.

Điều tra
Sống cạnh 2 nhà máy nước 14 tỷ đồng, hơn 300 hộ dân ở Hà Tĩnh vẫn chịu… khát

Sống cạnh 2 nhà máy nước 14 tỷ đồng, hơn 300 hộ dân ở Hà Tĩnh vẫn chịu… khát

(NB&CL) Hai nhà máy nước được đầu tư hơn 14 tỷ đồng để phục vụ cho hơn 300 hộ dân vùng tái định cư ở huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh). Tuy nhiên, hoạt động được một thời gian rồi hư hỏng, xuống cấp và dừng hoạt động nhiều năm nay khiến người dân chịu… khát.

Điều tra
Hà Nội: Cần làm rõ việc kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu không rõ nguồn gốc của chuỗi siêu thị LAMASON 10K?

Hà Nội: Cần làm rõ việc kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu không rõ nguồn gốc của chuỗi siêu thị LAMASON 10K?

(CLO) Bên cạnh những hàng hóa có tem nhãn rõ ràng đúng quy định, thì không ít hàng hóa có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng ngoại nhập không dán tem nhãn phụ tiếng Việt,… Đó là những gì mà phóng viên ghi nhận được tại các cửa hàng thuộc hệ thống siêu thị LAMASON 10K trên địa bàn TP. Hà Nội.

Điều tra
Bài 3: Kiến nghị chuyển hồ sơ 04 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra

Bài 3: Kiến nghị chuyển hồ sơ 04 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra

(CLO) Trước những sai phạm nghiêm trọng tại Sở Tài nguyên & Môi trường; Văn phòng Đăng ký đất đai và các huyện, thị xã, thành phố tại tỉnh Bạc Liêu, Thanh tra tỉnh Bạc Liêu kiến nghị chuyển hồ sơ 04 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra.

Điều tra