(CLO) Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình vừa tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TU; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 10-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, sau 3 năm thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TU, đến nay UBND các huyện, thành phố tại Thái Bình đã hoàn thành việc thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư đối với 354 dự án, tổng diện tích là 1.083,2ha; trong đó có 37 dự án do nhân dân tự nguyện hiến đất với diện tích 39,7ha. Đang triển khai giải phóng mặt bằng 135 dự án với tổng diện tích phải giải phóng mặt bằng gần 2.500ha; trong đó, diện tích đã hoàn thành giải phóng mặt bằng trên 1.500ha, diện tích đang tiếp tục giải phóng mặt bằng gần 950ha.
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận biểu dương sự vào cuộc quyết liệt, triển khai nghiêm túc, hiệu quả của cấp ủy, chính quyền các địa phương, các cơ quan, đơn vị trong triển khai thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TU. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giải phóng mặt bằng ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị còn nhiều tồn tại, hạn chế, chưa đạt yêu cầu đề ra, công tác giải phóng mặt bằng vẫn là “điểm nghẽn” đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình đã thẳng thắn chỉ ra nhiều nguyên nhân chủ quan liên quan đến sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền một số địa phương, cơ sở, đặc biệt là người đứng đầu chưa cao, chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác giải phóng mặt bằng trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh…
Một số cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng chưa tích cực, quyết liệt tham gia vào công tác giải phóng mặt bằng; năng lực, trình độ của một số cán bộ, công chức, viên chức ở một số đơn vị cấp huyện và cơ sở còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Sự phối hợp chưa đồng bộ giữa các sở, ngành, địa phương trong công tác giải phóng mặt bằng. Công tác tuyên truyền, vận động của một số địa phương, cơ sở chưa sâu sắc, cụ thể về mục đích, ý nghĩa, hiệu quả, giá trị mang lại của các dự án cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chưa tạo được sự thống nhất về nhận thức và sự đồng thuận trong nhân dân...
Ông Nguyễn Khắc Thận nhấn mạnh sự cần thiết ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh, để đáp ứng bối cảnh mới trong giai đoạn hiện nay. Qua đó góp phần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án đáp ứng yêu cầu phát triển bứt phá về kinh tế - xã hội và sẵn sàng cùng với cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình phát triển; đồng thời bảo đảm phù hợp với các quy định mới của Luật Đất đai, Luật Đầu tư công và pháp luật có liên quan.
Kết quả, tiến độ giải phóng mặt bằng là thước đo đánh giá năng lực lãnh đạo và tổ chức thực hiện của cấp ủy, chính quyền địa phương, đặc biệt là năng lực của người đứng đầu. Nghị quyết số 10-NQ/TU nhấn mạnh quan điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc hiến đất trong công tác giải phóng mặt bằng, trên tinh thần tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận trong nhân dân, tạo cơ chế để khuyến khích, lan tỏa phong trào hiến đất và tài sản trên đất, từ đó mang lại hiệu quả tích cực, cụ thể tại các địa phương.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu phải đổi mới phương thức lãnh đạo theo yêu cầu của Nghị quyết số 10-NQ/TU; bên cạnh việc đề ra các mục tiêu tổng quát, cần xác định các mục tiêu cụ thể, các mốc thời gian, đường găng tiến độ đối với các công trình, dự án trọng điểm đang triển khai để quản lý, giám sát, theo dõi, đánh giá cũng như kịp thời xử lý các tình huống phát sinh.
Các cấp, các ngành cần thay đổi cách nghĩ, cách làm, nghiên cứu kinh nghiệm thành công của các dự án đã triển khai, các địa phương khác để áp dụng phù hợp, hiệu quả. Khẩn trương thành lập Trung tâm Phát triển quỹ đất trực thuộc UBND tỉnh và kiện toàn, nâng cao năng lực của lực lượng chuyên môn làm công tác giải phóng mặt bằng tại các huyện, thành phố.
Về phía các địa phương cần tập trung nguồn lực cho công tác giải phóng mặt bằng; ưu tiên bố trí ngân sách thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch… Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp cần xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết bài bản, có thời gian lộ trình cụ thể, đặc biệt là các địa phương có dự án trọng điểm. Cần quán triệt Nghị quyết đến tất cả cấp ủy đảng và đảng viên ở các địa phương, đơn vị, từ đó nâng cao nhận thức trách nhiệm về công tác giải phóng mặt bằng trong giai đoạn mới.
(CLO) Máy bay không người lái (drone) không xác định đã được phát hiện trong những tuần gần đây tại căn cứ không quân Ramstein của Mỹ và nhiều địa điểm khác ở Đức, theo các báo cáo từ truyền thông.
(CLO) UBND TP.Hà Nội vừa chấp thuận chủ trương triển khai hệ thống vé điện tử liên thông đa phương thức cho giao thông công cộng trên địa bàn theo phương án thuê dịch vụ công nghệ thông tin, thời gian thuê 5 năm (2025 - 2030).
(CLO) Lợi nhuận 9 tháng đầu năm của Tập đoàn KIDO (Mã: KDC) sụt giảm tới 91%. Nếu không có sự bứt phá trong Quý 4/2024, công ty sẽ khó hoàn thành kế hoạch cả năm.
(CLO) Quân đội Nga đã giải phóng một số cộng đồng ở Vùng Kursk do Ukraine chiếm giữ, cũng như đạt nhiều bước tiến ở khu vực Donbas trong tuần qua, theo Bộ Quốc phòng Nga đưa tin vào thứ Sáu.
(CLO) Một tòa phúc thẩm Mỹ hôm thứ Sáu đã bác bỏ yêu cầu khẩn cấp của TikTok nhằm tạm thời chặn một đạo luật yêu cầu công ty mẹ tại Trung Quốc là ByteDance phải thoái vốn khỏi ứng dụng video ngắn này trước ngày 19/1 hoặc phải đối mặt với lệnh cấm.
(CLO) Công ty dầu mỏ nhà nước Rosneft (Nga) đồng ý cung cấp gần 500.000 thùng dầu thô mỗi ngày cho nhà máy lọc dầu tư nhân Reliance (Ấn Độ). Đây được đánh giá là thỏa thuận năng lượng lớn nhất từ trước tới nay giữa 2 nước, 3 nguồn tin tiết lộ với Reuters.
(CLO) Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình vừa tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TU; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 10-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Trong hai ngày 31/12/2024 và 1/1/2025 tại sân khấu Rạp Đại Nam 89 phố Huế (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), không gian văn hóa dành riêng cho Quan họ, đậm chất Kinh Bắc mang tên "Âm sắc miền quan họ" sẽ xuất hiện tại Hà Nội, với những làn điệu dân ca và sự góp mặt của các nghệ sĩ lớn trong làng Quan họ, hứa hẹn mang lại trải nghiệm đặc biệt tới khán giả Thủ đô.
(CLO) Trong bài đăng trên trang mạng xã hội của mình vào thứ Sáu, Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết đảng của ông sẽ cố gắng chấm dứt hoạt động điều chỉnh đồng hồ theo mùa nhằm tiết kiệm ánh sáng khi ông trở lại nhiệm sở.
(CLO) Vào thứ Sáu (13/12), Tổng thống Emmanuel Macron đã bổ nhiệm ông Francois Bayrou làm Thủ tướng thứ tư của Pháp trong năm 2024. Tuy nhiên, ngay sau đó, phe đối lập cánh tả đã dọa bỏ phiếu bất tín nhiệm ông.
(CLO) Kinh tế thế giới dần hồi phục nhưng bấp bênh, bất định. Rủi ro tiềm ẩn từ môi trường chính trị - kinh tế thế giới tiếp tục tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Các kênh đầu tư trong thời gian tới sẽ diễn biến theo xu hướng nào? Các lớp tài sản nào sẽ là lựa chọn tốt của năm tới?
(NB&CL) Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt bình quân mỗi năm từ 7 - 7,5% hoặc hơn. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, nhu cầu về năng lượng điện của Việt Nam có thể thiếu hụt đến 30% so với tổng nhu cầu điện năng cho nền kinh tế.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Biden đang cân nhắc áp dụng các biện pháp trừng phạt bổ sung nhằm vào ngành dầu mỏ Nga trước thềm lễ nhậm chức của ông Donald Trump vào tháng Giêng.
(CLO) Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình cơ bản ổn định và đạt được kết quả tích cực. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 71.326 tỷ đồng, tăng 7,01% so với năm 2023. Tổng giá trị sản xuất ước đạt 210.455 tỷ đồng, tăng 6,92% so với năm 2023.
(CLO) Cuộc xung đột Ukraine được coi là rủi ro địa chính trị lớn nhất năm 2024 với chi phí tái thiết dự kiến gần 500 tỷ USD đang tạo sóng trên thị trường toàn cầu.
(CLO) Kinh tế Trung Quốc đang chật vật với lạm phát tiêu dùng chỉ 0,2% và giảm phát sản xuất kéo dài 26 tháng, đối mặt bất ổn nội địa lẫn thương mại Mỹ-Trung.
(CLO) Theo dự báo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tăng trưởng kinh tế của châu Á sẽ vẫn ổn định trong năm nay và năm sau, thế nhưng các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump tái đắc cử sẽ tác động dài hạn tới các nền kinh tế trong khu vực.