Thái Lan bỏ phiếu bầu thủ tướng mới: Ông Pita sẽ làm nên lịch sử?

Thứ tư, 12/07/2023 16:02 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hai tháng kể từ khi Đảng Tiến Lên chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử tại Thái Lan, nhà lãnh đạo trẻ của đảng này, ông Pita Limjaroenra, đang đứng trước thử thách lớn: Đó là cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội Thái Lan để quyết định xem ông có thể làm nên lịch sử hay không?

Ngày thứ Năm quyết định

Quốc hội Thái Lan sẽ nhóm họp để bỏ phiếu vào thứ Năm (13/7) nhằm xác định liệu lãnh đạo của Đảng Tiến Lên có thể trở thành thủ tướng mới hay không. Đảng Tiến Lên, bằng những lời hứa cải cách lớn đối với nền kinh tế và cơ cấu quyền lực của đất nước, đã gây sốc cho các đối thủ khi giành được nhiều ghế nhất trong cuộc tổng tuyển cử Thái Lan hồi tháng 5 vừa qua.

thai lan bo phieu bau thu tuong moi ong pita se lam nen lich su hinh 1

Lãnh đạo Đảng Tiến Lên, ông Pita Limjaroenra chào những người ủng hộ trong một cuộc vận động ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: The Guardian

Nếu ông Pita lên nắm quyền, việc này sẽ đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với Thái Lan, đất nước vốn được được lãnh đạo bởi chính quyền của cựu tướng quân đội Prayuth Chan-ocha, một người theo chủ nghĩa bảo hoàng, kể từ khi ông lên nắm quyền trong cuộc đảo chính năm 2014 và tái đắc cử vào năm 2019.

Hôm thứ Ba (11/7), ông Prayuth cho biết ông sẽ rút lui khỏi chính trường, nhưng sẽ vẫn là Thủ tướng tạm quyền của Thái Lan cho đến khi một chính phủ mới được thành lập.

Theo luật bầu cử của Thái Lan, lãnh đạo của Đảng Tiến Lên sẽ cần giành được sự ủng hộ đa số từ 500 nghị sĩ tại Hạ viện và 250 thành viên của Thượng viện - tức phải đạt tối thiểu 376 phiếu bầu trong cả 2 viện để trở thành thủ tướng.

Hiện chưa rõ những thượng nghị sĩ, mà nhiều người trong số đó được bổ nhiệm sau cuộc đảo chính, có ủng hộ ông Pita hay không. Nếu ông Pita không nhận đủ số phiếu bầu, điều đó có thể dẫn đến bế tắc chính trị. 

Trong một nỗ lực mới nhất, ông Pita đã tập hợp những người ủng hộ trước cuộc bỏ phiếu và kêu gọi các thượng nghị sĩ ủng hộ ý chí của người dân. Ông Pita tự tin khẳng định mình sẽ nhận đủ sự ủng hộ và đã thành lập một liên minh với các đảng đối lập khác, một động thái sẽ mang lại cho ông 312 phiếu bầu. Điều này có nghĩa là ông cần ít thêm ít nhất 64 phiếu bầu từ các thượng nghị sĩ hoặc nghị sĩ bên ngoài liên minh của mình để trở thành thủ tướng.

Luật khi quân là nút thắt

Điểm mấu chốt chính là lời hứa của Đảng Tiến Lên về việc cải cách luật khi quân khi uy nghiêm của đất nước, theo đó những lời chỉ trích chế độ quân chủ có thể dẫn đến án tù lên tới 15 năm. Luật này đã được sử dụng để phán quyết hơn 250 người, kể từ năm 2020.

Một thượng nghị sĩ, Seree Suwanpanont, cho biết ông sẽ không ủng hộ ông Pita do lập trường của đảng ông về luật này. “Nếu họ giảm án thì bất cứ ai cũng có thể chỉ trích (chế độ quân chủ) hoặc làm bất cứ điều gì. Điều đó sẽ tạo ra nhiều vấn đề hơn cho quốc gia, và hầu hết các thượng nghị sĩ cũng nghĩ như vậy”, ông Seree Suwanpanont nói.

thai lan bo phieu bau thu tuong moi ong pita se lam nen lich su hinh 2

Thủ tướng Thái Lan, ông Prayuth Chan-ocha đã tuyên bố rút lui khỏi chính trường. Ảnh: BBC

Tuy nhiên, một số thượng nghị sĩ khác đã nói rằng họ sẽ ủng hộ Đảng Tiến Lên để “phản ánh nguyện vọng của người dân”. Nhiều người khác vẫn giữ im lặng về cách họ sẽ bỏ phiếu, khiến kết quả của cuộc bỏ phiếu hôm thứ Năm sắp tới trở nên khó dự đoán.

Theo Punchada Sirivunnabood, phó giáo sư tại Đại học Mahidol, triển vọng về một chính phủ do Đảng Tiến Lên lãnh đạo là đáng báo động đối với những người bảo thủ không chỉ vì lập trường của đảng này về luật khi quân mà còn do lời hứa rộng lớn hơn của Đảng Tiến Lên về việc thay đổi cấu trúc quyền lực của đất nước. Đảng của ông Pita đã hứa sẽ cắt giảm ngân sách quân sự, thay đổi phân cấp quyền lực và điều chỉnh các tập đoàn độc quyền.

Thách thức và cơ hội

Cuộc bỏ phiếu hôm thứ Năm không phải là trở ngại duy nhất mà ông Pita phải đối mặt. Một vụ kiện pháp lý do một đối thủ bảo thủ đệ trình, có thể dẫn đến án tù hoặc bị cấm hoạt động chính trị, cũng treo lơ lửng trên đầu chính trị gia sinh năm 1980 này.

Nếu ông Pita không giành được đủ sự ủng hộ, cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội Thái Lan có thể được tiến hành lại. Hiện tại, cũng đang có những tiếng nói mạnh mẽ từ liên minh chính trị giữa Đảng Tiến Lên và các đảng phái khác ủng hộ ông.

Trước những lo ngại rằng ông Pita sẽ không được bầu làm thủ tướng hoặc bị truất quyền thông qua hành động pháp lý, ông Phumtham Wechayachai, Phó chủ tịch đảng Pheu Thai cho biết ông tin tưởng rằng phe dân chủ sẽ thành công bất chấp những trở ngại.

Đảng Pheu Thai đã hứa sẽ gắn bó với Đảng Tiến Lên, mặc dù các chuyên gia đã suy đoán rằng nếu ông Pita không giành được sự ủng hộ, họ có thể đưa lãnh đạo của chính mình làm ứng cử viên thủ tướng như một phần của thỏa thuận liên minh hiện có, hoặc thậm chí chuyển hướng bằng cách tham gia liên minh với các đảng bảo thủ.

Pheu Thai, dưới sự dẫn dắt của con gái út cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, bà Paetongtarn Shinawatra, trước tháng 5 đã giành được sự ủng hộ lớn và rất kỳ vọng sẽ chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử năm nay. Tuy nhiên, Đảng Tiến Lên rốt cuộc đã giành được chiến thắng, ngay cả ở quê hương của ông Thaksin là Chiang Mai.

Người Thái Lan lúc này vẫn phải nín thở chờ quyết định của cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội vào ngay mai, để biết ông Pita có thể trở thành thủ tướng mới hay không, cũng như biết được những diễn biến tiếp theo trong đời sống chính trị của đất nước này sẽ rẽ theo hướng nào?

Quang Anh

Bình Luận

Tin khác

Nga phản công ở Kursk, Ukraine yếu thế trên mặt trận phía đông

Nga phản công ở Kursk, Ukraine yếu thế trên mặt trận phía đông

(CLO) Một tháng rưỡi sau cuộc tấn công vào khu vực Kursk phía tây nước Nga, Ukraine phải đối mặt với quyết định khó khăn về việc nên triển khai lực lượng hạn chế của mình ở đâu. Bởi Nga bắt đầu phản công tại Kursk trong khi vẫn tiến quân mạnh mẽ ở mặt trận phía đông Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Ông Trump bị ám sát hụt lần hai: Bước ngoặt mới cho cuộc đua vào Nhà Trắng?

Ông Trump bị ám sát hụt lần hai: Bước ngoặt mới cho cuộc đua vào Nhà Trắng?

(CLO) Chỉ trong vòng 2 tháng, nước Mỹ đã trải qua 2 sự cố và cả 2 đều nhằm vào ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump. Vậy liệu vụ ám sát lần này có tạo hiệu ứng tích cực như lần trước và giúp ông Trump chiếm nhiều lợi thế trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng?

Tiêu điểm Quốc tế
Hành lang biên giới Philadelphi, rào cản thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza

Hành lang biên giới Philadelphi, rào cản thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza

(CLO) Hành lang Philadelphi, một dải đất nhiều bụi rậm và cồn cát hẹp ở phía nam Gaza, giáp biên giới với Ai Cập đang nổi lên như trở ngại lớn trong các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt chiến tranh Israel - Hamas và giải thoát hàng loạt con tin.

Tiêu điểm Quốc tế
Trung Quốc nỗ lực tham gia giải quyết các 'điểm nóng'

Trung Quốc nỗ lực tham gia giải quyết các 'điểm nóng'

(CLO) Từ ngày 11-12/9, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có chuyến thăm Nga. Cũng trong thời gian này, lần lượt Thủ tướng Tây Ban Nha và Na Uy đều có chuyến thăm tới Trung Quốc. Điều này cho thấy hình ảnh tích cực, chủ động của Trung Quốc, xét ở góc độ an ninh.

Tiêu điểm Quốc tế
Pokrovsk và Chasiv Yar, hai 'cửa ải' quyết định cuộc chiến ở miền đông Ukraine

Pokrovsk và Chasiv Yar, hai 'cửa ải' quyết định cuộc chiến ở miền đông Ukraine

(CLO) Nga đang quyết tâm hơn trong việc kiểm soát toàn bộ khu vực Donetsk ở phía đông Ukraine, sau khi Kiev bất ngờ tấn công vùng biên giới của Moscow. Trong đó, hai thị trấn Pokrovsk và Chasiv Yar là những “cửa ải” quan trọng nhất mà các lực lượng Nga đang nhắm đến.

Tiêu điểm Quốc tế