(CLO) Những chiếc lồng bàn được đan bằng mây của vợ chồng ông Trần Văn Khá (76 tuổi) và bà Nguyễn Thị Tiến (73 tuổi), ở làng Phú Vinh, huyện Chương Mỹ, Hà Nội đều là sản phẩm thủ công độc đáo, được nhiều người ưa chuộng, mỗi sản phẩm có giá thành từ 30 triệu đồng ở thời điểm hiện tại.
Nghề "cha truyền con nối"
Cách Thủ đô Hà Nội khoảng 25km, làng Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) nổi tiếng với nghề truyền thống mây tre đan có lịch sử hơn 400 năm. Các bậc cao niên trong làng cho biết, sản phẩm mây tre đan thời xưa nổi tiếng có tác phẩm thư pháp bằng chữ Hán hiện đang được lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng cổ vật cung đình Huế.
Đến thời nay, nhiều hộ gia đình tại làng Phú Vinh vẫn còn giữ nghề mây tre đan, làm ra các sản phẩm như rổ, rá, đó... và có thể đan theo yêu cầu của khách hàng. Trong đó, gia đình nhà ông Trần Văn Khá và bà Nguyễn Thị Tiến nổi tiếng với sản phẩm lồng bàn "màn tuyn" do họ tự sáng tạo ra từ năm 2003.
Chia sẻ với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, ông Trần Văn Khá (76 tuổi) cho biết: "Nghề mây tre đan ở làng Phú Vinh vốn là nghề thủ công truyền thống. Từ thời các cụ đã làm nghề này, đến đời tôi là đời thứ tư, thứ năm. Sau khi đi bộ đội về vào năm 1969, tôi lập gia đình và bắt đầu chuyển sang làm mây tre đan cùng vợ là bà Phạm Thị Tiến (73 tuổi). Vợ tôi làm nghề này từ năm 6 tuổi, sản phẩm bà làm ra được công nhận là đẹp nhất vùng nên thường được đặt làm hàng mẫu. Thậm chí, vì đan quá nhanh nên vợ tôi còn được công nhận là người đan nhanh nhất vùng, đan nhanh gấp 2, gấp 3 so với người bình thường".
"Cũng nhờ có nghề mây tre đan mà cuộc sống gia đình tôi không thiếu thốn, đủ kinh tế để nuôi 5 người con ăn học, lo nghề nghiệp cho các con... Đặc biệt, khi con cháu đã có cuộc sống ổn định thì vợ chồng tôi nghĩ phải làm sao cho ra một sản phẩm để rạng danh nghề truyền thống của cha ông để lại. Sau thời gian dài suy nghĩ, vợ chồng tôi quyết chọn chiếc lồng bàn - sản phẩm quá đỗi quen thuộc và gắn bó với cuộc sống hàng ngày của người dân Bắc Bộ. Vào một tối năm 2003, vợ chồng tôi có nói chuyện về ý định đi học kinh nghiệm đan lồng bàn. Tuy nhiên, bà bảo không phải học ở đâu, cứ nói ý tưởng là bà ấy sẽ thực hiện được", ông Khá tâm sự.
Từ đó, ông Khá và vợ bắt đầu làm ra những chiếc lồng bàn thủ công vô cùng độc đáo để phục vụ cho nhu cầu của khách hàng.
Nói về nguyên vật liệu để đan lồng bàn, ông Khá cho biết: "Tôi phải lên chợ Lụa ở Thạch Thất (Hà Tây) để mua những thanh Mây, mỗi lần đi mua thường mua khoảng 40kg rồi sau đó lọc ra chỉ chọn khoảng 8kg Mây đạt tiêu chuẩn, số còn lại thừa thì đem đi bán".
Để tạo ra một chiếc lồng bàn bằng Mây đẹp, đạt tiêu chuẩn thì cần trải qua nhiều quy trình khác nhau. Đầu tiên là khâu chọn Mây đẹp thì phải óng giai, đều mà phải trên bánh trẻ. Khi ổn định thì bắt đầu ngồi lóc Mây, lóc những cái mấu cho nhẵn, sau đó người thợ bắt đầu chẻ. Khi chẻ Mây xong thì đem đi sấy cho khô, kiểm tra thấy trắng rồi phơi (không được phơi lâu sẽ bị biến màu sang ố đỏ) - kiểm tra thấy được là để xuống đất thì Mây tự nhiên hồi lại, khi nào làm bắt đầu đưa ra xử lý rồi đan dần. "Thời gian đầu thử nghiệm cứ chốc chốc bà Tiến lại bảo sợi nan Mây chưa được rồi yêu cầu tôi chuốt lại sợi cho nhỏ hơn, mỏng và mịn hơn", ông Khá kể lại.
Trong khi đó, những chiếc lồng bàn truyền thống được đan từ những chiếc nan to, trông rất chắc chắn và tương đối đẹp. Tuy nhiên, bà Tiến làm cuộc cách mạng thay đổi hoàn toàn khi tạo ra những chiếc lồng bàn đẹp mà sợi nan Mây nhỏ như sợi tơ nhện được kết vào nhau. Những chiếc đầu tiên họ đan 300 sợi nan dọc (công), về sau cải tiến cho sợi nhỏ như tơ, lên đến con số 1.200 công. Thời gian làm chiếc núm mất 3 ngày, làm mâm mất 7 ngày và thêm 7 ngày đan khung. Nếu tập trung, trong một tháng cặp vợ chồng làm được hai chiếc.
Ông Khá tiết lộ, từ năm 2003 thì lúc nào cũng rất thịnh, thậm chí khách đến đặt hàng còn không có thời gian để đan, phải 5-6 tháng mới đến lượt, vì rất nhiều đơn đặt hàng và phải đan theo đơn để trả hàng cho khách.
"Sản phẩm lồng bàn đầu tiên vào năm đó thu hút rất nhiều người, thậm chí nhiều khách hàng và người dân khi thấy đều tỏ ra thích thú. Và giá 1 chiếc lồng bàn thời điểm đó chỉ khoảng 6 triệu đồng. Dần dần, nhiều người biết đến và truyền tai nhau, thậm chí có nhiều doanh nghiệp cũng tìm đến để đặt hàng", ông Khá nói.
'Giá trị sản phẩm tạo nên thương hiệu'
Tận tâm với nghề và luôn cho ra những sản phẩm tốt đạt chất lượng cao. Nhiều du khách trong nước và quốc tế, doanh nghiệp đã tìm đến tận nơi để đặt hàng. Bà Tiến chia sẻ, từ 2012 đến 2014, ông bà được mời ra nước ngoài giao lưu, biểu diễn tay nghề mây tre đan. Tại một hội chợ ở tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc), mỗi khi cặp vợ chồng Việt "chuốt sợi như kéo đàn, đan nan mà như múa", người xung quanh bỏ hết công việc, túm lại xem.
"Thời điểm đó, một vị lãnh đạo trong chính quyền Chiết Giang, Trung Quốc đã mua lồng bàn của vợ chồng tôi. Vị này đã bày tỏ sự trân trọng bằng việc tặng cho vợ chồng tôi cặp dây chuyền bằng Ngọc Trai", bà Tiến nhớ lại.
Còn ở Việt Nam, gần đây nhất thì vào năm 2020 tại một cuộc thi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức. Sản phẩm lồng bàn được đan bằng Mây do ông Khá, bà Tiến làm đã giành giải Nhất Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Lần đó ban tổ chức cân chiếc lồng bàn đoạt giải có trọng lượng 290 gram.
Vinh dự khi được giải cao nhất tại Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2020 như một bước đệm khích lệ tinh thần với hai ông bà Khá Tiến. Đơn đặt hàng hàng thời điểm đó cũng nhiều hơn và được nhiều người trong nước, quốc tế biết đến. Vì vậy, giá trị mỗi chiếc lồng bàn do vợ chồng ông Khá bà Tiến làm ra ở hiện tại có mới giá thành 30 triệu đồng/chiếc. Những chiếc lồng bàn được tạo ra bởi đôi tay tài hoa của những người dân làng nghề truyền thống Phú Vinh không chỉ mang giá trị cao về kinh tế mà còn thể hiện tình yêu quê hương, tình yêu đất nước, hướng về cội nguồn dân tộc Việt Nam.
Hiện tại, dù nghề mây tre đan này vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển nhưng trong gia đình ông Khá, các con ông lại không có ai theo nghề. Có lẽ, do xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa buộc thế hệ tương lai phải thích nghi với nhiều ngành nghề mới, để tạo ra nhiều của cải vật chất lo cho cuộc sống gia đình.
Tuy vậy, đây cũng không phải nỗi buồn của hai ông bà, ông Khá nhớ lại: "Từ năm 2013 thì các con tôi đều có ý tưởng chuyển đổi sang làm các nghề khác để làm kinh tế. Bởi học nghề này không phải là học 1, 2 năm đã thành thạo nghề, cứng nghề và có thể kiếm ăn. Thậm chí còn phải học cả đời và yêu nghề thì mới có thể sống được với nghề".
Hiện tại dù thị trường vẫn có nhu cầu, nhưng các con cháu ông Khá, bà Tiến muốn bố mẹ nghỉ ngơi nên thi thoảng ông bà mới nhận làm. Ông Khá cho biết: "Từ đầu năm tới nay tôi và bà Tiến đã đan được hai chiếc, trong đó một chiếc cho vị khách người Thái Lan và một chiếc cho người hàng xóm đi làm quà biếu. Thi thoảng vợ chồng tôi lại nghiên cứu mẫu mã mới để sản phẩm làm ra được sinh động, hấp dẫn hơn".
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã công bố Bộ Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp mới nhằm nâng cao uy tín, chất lượng và trách nhiệm của môi giới.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
(CLO) Tỉnh Lai Châu cam kết tạo mọi thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác du lịch với mục tiêu "doanh nghiệp phát tài - Lai Châu phát triển''.
(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6015/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông khu vực tiếp cận Bệnh viện Phụ sản Trung ương cơ sở 2, Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2, huyện Quốc Oai.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 23/11, Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng. Khu vực Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Các khu vực khác có mưa rào và dông vài nơi; riêng khu vực Tây Nguyên ngày 23/11 có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông.
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội thảo nghiệp vụ báo chí “Nâng cao chất lượng thông tin thời sự trên báo chí địa phương”.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Đề xuất áp thuế theo hàm lượng đường với nước ngọt; Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết; Bước đầu xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn…
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân và tổ chức như chuyển mục đích sử dụng đất; chia tách, hợp thửa... nếu phù hợp quy định thì vẫn được thực hiện theo quy định.
(CLO) Ngày 22/11, Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công an TP Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan.
(CLO) Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 4 đối tượng về tội Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.
(CLO) Sáng 22/11, tại khu nghỉ dưỡng Hoiana (huyện Duy Xuyên), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo công bố việc đăng cai Hội nghị Quốc tế về Du lịch Nông thôn lần đầu tiên của UN Tourism (tổ chức du lịch thế giới), diễn ra vào năm 2024 tại Quảng Nam.
(CLO) Những trích đoạn từ cuốn hồi ký sắp xuất bản của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đề cập đến mọi thứ, từ cuộc xung đột ở Ukraine cho đến Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau là nơi các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu nhằm bảo tồn, phát triển phong trào đờn ca tài tử tại mỗi địa phương.
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.
(CLO) Ngày 21/11, tại Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM (Sở VH-TT) chỉ đạo các đơn vị phối hợp sắp xếp lại cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức các chương trình nghệ thuật, phục vụ chính trị và nhu cầu giải trí của người dân.
(CLO) Trưng bày “Câu chuyện từ những huy hiệu phản chiến” mang đến cho công chúng cái nhìn chân thực về “cuộc chiến” trong lòng nước Mỹ để phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 20 năm khu Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng Di tích lịch sử Quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật đặc sắc để tôn vinh những giá trị di sản của mảnh đất Thăng Long xưa.