(CLO) Tình trạng thiếu lương thực và khủng hoảng kinh tế đang bùng phát các ở quốc gia Nam Á. Ở New Delhi, thậm chí người dân còn không còn đủ khả năng mua cà chua.
Lạm phát hiện đang nóng lên ở Nam Á, ăn sâu vào thu nhập ít ỏi của người nghèo và gây áp lực chồng chất lên các chính phủ khi một làn sóng coronavirus mới đe dọa quét qua khu vực này.
Mọi người xếp hàng mua dầu hỏa ở Colombo vào thứ Năm. Lạm phát bán lẻ ở Sri Lanka đã tăng lên 9,9% trong tháng 11, mức cao nhất trong 12 năm. Ảnh: AFP.
Sri Lanka đang quay cuồng với một cơn bão về giá cả tăng vọt, tăng trưởng cung tiền kỷ lục và một cuộc khủng hoảng ngoại hối bắt nguồn từ sự bốc hơi của doanh thu du lịch vì đại dịch.
Lạm phát bán lẻ đã tăng lên 9,9% trong tháng 11, mức cao nhất trong 12 năm, do giá thực phẩm tăng 17,5%. Tính đến tháng này, Sri Lanka chỉ có 1,6 tỷ USD trong dự trữ ngoại hối của mình, bằng chưa đầy một tháng nhập khẩu. Quốc đảo 22 triệu dân này là quốc gia nhập khẩu thực phẩm ròng, với phần lớn lúa mì, đường và sữa bột đến từ nước ngoài. Và với việc đồng rupee Sri Lanka giảm 27% so với đầu năm 2020, hóa đơn nhập khẩu cũng tăng vọt.
Sự suy giảm tỷ giá hối đoái đang đe dọa đẩy đất nước này vào tình trạng vỡ nợ.
Tháng trước, trong cuộc biểu tình lớn đầu tiên chống lại chính phủ của tổng thống mạnh mẽ Gotabaya Rajapaksa của Sri Lanka kể từ khi chính phủ này lên nắm quyền vào tháng 11 năm 2019, hàng nghìn người biểu tình đã tập trung vào thủ đô để trút giận vì giá cả tăng và tình trạng thiếu lương thực.
Để tăng cường dự trữ ngoại hối, chính phủ đã thực hiện một loạt các bước nghiêm khắc, bao gồm: tuyên bố “tình trạng khẩn cấp” để kiểm soát giá lương thực; áp dụng các lệnh cấm nhập khẩu rộng rãi đối với thực phẩm, nhiên liệu, xe cộ và thuốc men; áp đặt hạn chế nhập khẩu điện thoại di động, quần áo và thiết bị gia dụng; và thông báo kiểm soát chặt chẽ luồng ngoại tệ chuyển ra khỏi đất nước.
Ngân hàng trung ương Sri Lanka là ngân hàng đầu tiên ở châu Á tăng lãi suất trong bối cảnh đại dịch, đã nâng lãi suất cơ bản vào tháng 8 năm ngoái lên 50 điểm cơ bản. Nhưng kể từ đó, ngân hàng đã giữ lãi suất ổn định do những lo sợ tỷ lệ lạm phát tăng cao.
Các nhà phân tích cho rằng xác suất vỡ nợ - quốc gia nợ 6,9 tỷ USD ngoại tệ phải trả vào năm tới và 26 tỷ USD cho đến năm 2026 - trong những tháng tới đã tăng lên.
Cơ quan xếp hạng quốc tế Fitch, gần đây đã hạ hạng Sri Lanka xuống xếp hạng “CCC”.
Tờ báo The Press Trust of India cho biết Sri Lanka đang đàm phán với Ấn Độ và Oman để mở hạn mức tín dụng cho việc mua nhiên liệu. Nước này cũng đã đạt được một thỏa thuận để giải quyết khoản nợ dầu 250 triệu USD mà họ nợ Iran bằng cách sử dụng xuất khẩu chè.
Nhưng Fitch cho biết: “ngay cả khi tất cả các nguồn này đều được đảm bảo, chúng tôi tin rằng sẽ đây vẫn sẽ là thách thức đối với chính phủ quốc gia này trong việc duy trì đủ thanh khoản bên ngoài để cho phép việc trả nợ không bị gián đoạn vào năm 2022”.
Các nhà kinh tế cho rằng cách tốt nhất để Sri Lanka giải quyết những rắc rối của mình là tìm kiếm một khoản vay từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Nhưng điều đó sẽ liên quan đến các biện pháp thắt lưng buộc bụng vốn không được ưa chuộng đối với chính phủ Sri Lanka.
W.A. Wijewardena, cựu phó thống đốc ngân hàng trung ương Sri Lanka, cho biết có thể đã quá muộn để IMF viện trợ để giải quyết cuộc khủng hoảng trước mắt. Ông nói tại một diễn đàn kinh tế gần đây rằng: “Vấn đề hiện tại của chúng tôi là chúng tôi sẽ tồn tại như thế nào sau bốn tuần tới. Vì vậy, cần có sự hỗ trợ song phương nhanh chóng với quy mô phù hợp từ Ấn Độ hoặc Trung Quốc.”
Ông nói: “Tuy nhiên, IMF vẫn là lựa chọn hợp lý nhất, rẻ hơn và hiệu quả nhất trong dài hạn.”
Một vấn đề mang tầm khu vực
Ngày càng có thể thấy rõ hơn những thảm cảnh hiện tại của Sri Lanka và ở những nơi khác trong khu vực. Tại Ấn Độ, giá bán buôn đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong ba thập kỷ, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 11. Tình trạng thiếu hụt thu hoạch do thời tiết xấu, giá hàng hóa toàn cầu cao hơn, các nút thắt liên tục trong chuỗi cung ứng và đồng rupee trượt giá đều khiến hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn.
Arvind Thakur, một bảo vệ ở New Delhi, người mất vợ sau đợt sóng Covid-19 thứ hai của Ấn Độ hồi đầu năm nay, chỉ kiếm được 12.000 rupee (tương đương 159 USD) mỗi tháng. Anh ta đang phải vật lộn để trang trải cho cuộc sống của bản thân, đứa con gái bốn tuổi và người mẹ góa bụa.
Anh nói: “Chúng tôi không mua cà chua ngay bây giờ vì chúng quá đắt.
Giá hành tây và cà chua đã tăng vọt trong những tháng gần đây - và một khi những mặt hàng chủ lực này trở nên quá đắt đối với người nghèo ở Ấn Độ thì rất có thể sẽ có những rủi ro xảy ra đối với chính trị nước này khi người dân rơi vào cảnh phẫn nộ.
Trong khi lạm phát bán lẻ của Ấn Độ là 4,9%, vẫn thấp hơn mức trần 6% của ngân hàng trung ương, các nhà kinh tế dự báo giá cả sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới ở đất nước gần 1,4 tỷ dân.
Shilan Shah, một nhà kinh tế cấp cao khác về các thị trường mới nổi tại Capital Economics, cho biết: “Nền kinh tế vẫn phải đối mặt với những đợt bùng phát mới của biến thểOmicron”. Các nhà kinh tế cho biết những hạn chế mới để ngăn chặn virus cũng sẽ đẩy lạm phát lên cao.
Tại Pakistan, các đảng đối lập nói rằng mọi người đang phải vật lộn với “lạm phát quay trở lại” khi nền kinh tế bị đại dịch tấn công của đất nước đang đứng trước bờ vực khủng hoảng. Các đảng đối lập đã tổ chức các cuộc biểu tình trên toàn quốc chống lại giá sinh hoạt đang tăng mạnh - nguyên nhân là do đồng tiền lao dốc xuống mức thấp kỷ lục, tăng trưởng cung tiền nhanh chóng, giá hàng hóa tăng và tắc nghẽn nguồn cung.
Trong ba năm kể từ khi Thủ tướng Imran Khan nhậm chức, hứa hẹn về một “Pakistan mới”, đồng rupee đã tăng giá hơn 70%, trong đó có 15% kể từ tháng 5. Sự sụt giảm của đồng rupee đã là một thảm họa đối với quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu với 220 triệu USD, làm giảm mạnh sức mua nước ngoài trong khi đẩy thâm hụt thương mại của nước này lên mức cao nhất mọi thời đại.
Lạm phát giá tiêu dùng đã tăng 11,5% vào tháng 11 so với năm trước, cao hơn nhiều so với mục tiêu 6% của ngân hàng trung ương và các nhà kinh tế nhận thấy giá cả vẫn đi theo quỹ đạo tăng ngay cả khi chính phủ trợ cấp cho mặt hàng chủ lực. Kể từ năm 2018, theo cơ quan thống kê, giá đường đã tăng 83%, bột mì 50%, thịt gà 60%, thịt bò 50% và dầu ăn 133%.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đề cập đến thâm hụt thương mại hàng hóa, nhưng lại bỏ qua thặng dư khổng lồ từ ngành dịch vụ - gồm doanh thu từ phim ảnh, Google, Amazon hay Facebook - nơi Mỹ đang thắng đậm trên toàn cầu.
(CLO) Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận việc sa thải Tướng Không quân bốn sao Timothy Haugh, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và Chỉ huy Bộ Tư lệnh Không gian mạng Hoa Kỳ.
(CLO) Cổ phiếu công nghệ lao dốc mạnh vào thứ Năm, trong đó Apple dẫn đầu khi chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng sau thông báo thuế quan đối ứng từ Tổng thống Donald Trump một ngày trước đó.
(CLO) Sở Xây dựng Hà Nội sẽ tổ chức lại giao thông để phục vụ phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập và đảm bảo trật tự, chống ùn tắc tại khu vực quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục trong thời gian từ ngày 7 - 30/4.
(CLO) Gây ra hai vụ tai nạn ở huyện Nghi Lộc và Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) ôtô 7 chỗ bị nổ lốp nhưng tài xế vẫn cố tình bỏ chạy khoảng 35 km thì bị bắt giữ.
(CLO) Thi đấu kiên cường trong hơn 90 phút trên sân cỏ, đội tuyển U17 Indonesia đã tạo địa chấn khi đánh bại ứng viên vô địch U17 Hàn Quốc tỷ số 1-0 ở trận ra quân bảng C VCK U17 châu Á 2025.
(CLO) Meta, công ty mẹ của Facebook đang đối mặt với vụ kiện liên quan đến cáo buộc kích động bạo lực ở Ethiopia. Các nguyên đơn đang yêu cầu Meta thành lập một quỹ trị giá 2,4 tỷ USD để bồi thường cho các nạn nhân trên nền tảng này.
(CLO) Tổng thống Donald Trump một lần nữa gia hạn thời hạn cho chủ sở hữu Trung Quốc ByteDance của TikTok phải bán ứng dụng video ngắn này nếu không sẽ bị cấm tại Mỹ.
(CLO) Với thành tích tốt tại vòng loại futsal nữ châu Á 2025, đội tuyển futsal nữ Việt Nam được cộng thêm 15.32 điểm, tiếp tục duy trì thứ hạng 11 thế giới, hạng 4 châu Á.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không để việc sắp xếp tổ chức, bộ máy tại địa phương ảnh hưởng đến công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành các cụm công nghiệp, các làng nghề, cơ sở gây ô nhiễm cao tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác trên cả nước; hoàn thành trong tháng 7/2025.
(CLO) Cảnh báo sóng thần đã được ban hành ở Papua New Guinea sau trận động đất mạnh 6,9 độ richter vào sáng nay (5/4). Tuy nhiên, hiện cảnh báo sóng thần đã được dỡ bỏ.
(CLO) Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến hết quý I/2025, ước giải ngân đầu tư công đạt 9,53% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2024 đạt 12,27%.
(CLO) Theo đại diện Bộ Công Thương, hàng hóa Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ chủ yếu là cạnh tranh với các nước thứ ba, không cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp Hoa Kỳ trên thị trường Hoa Kỳ.
(CLO) Ngày 4/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định tổ chức hội nghị cho ý kiến về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng quý I, nhiệm vụ trọng tâm quý II và một số nội dung quan trọng khác.
(CLO) Thương vụ, Đại sứ Quán Việt Nam tại Hoa Kỳ vừa có văn bản gửi Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Bộ Công Thương về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ.
(CLO) Tối 3/4, ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Bộ Công Thương đã chia sẻ với báo chí những quan điểm của Bộ Công Thương về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này.
(CLO) Trong buổi họp báo thường kỳ quý I/2025, Bộ Tài chính nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến chính sách thuế đối ứng của Mỹ với hàng hóa Việt Nam.