(NB&CL) Khi những cuộc giao chiến bắn phá dữ dội giữa hai phía Israel và Hamas vẫn không ngơi nghỉ, thì hơn 2 triệu người dân ở dải Gaza còn đang tuyệt vọng chiến đấu trong một cuộc chiến khác Không tiếng súng nhưng bi thương không kém: cuộc chiến với cái đói, cái khát và bệnh tật.
Không có nhiên liệu, không có thực phẩm, không có nước
Đó là tình cảnh hơn 2 triệu người dân ở dải Gaza đang phải gánh chịu những ngày này trong bối cảnh xung đột Israel - Hamas không ngừng leo thang suốt từ ngày 7/10 tới nay. “Giờ chúng tôi phải lấy nước muối vào các can, tôi sẵn sàng uống nước muối. Làm thế nào được!” - anh Mohammad Jamal Saqr, một người dân ở phía Nam Dải Gaza chia sẻ.
Còn bà Juliette Touma, thuộc Cơ quan cứu trợ cho người tị nạn Palestine của Liên hợp quốc (UNRWA) thì bức xúc chỉ rõ về tình hình tồi tệ hiện nay tại Gaza: “Không gì được cung cấp vào Gaza kể từ ngày 7/10. Không có nhiên liệu, không có thực phẩm, không có nước, không một sự trợ giúp nào khác. Chúng ta đang nói về 2 triệu người ở Dải Gaza không có nước. Nước là sự sống và sự sống đang cạn kiệt ở Dải Gaza. Chúng tôi cũng biết rằng người dân đang sử dụng các nguồn nước bẩn, bao gồm cả nước giếng. Chúng tôi rất lo ngại các bệnh truyền nhiễm có thể lây lan qua đường nước”.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 16/10 lên tiếng cảnh báo nước, điện và nhiên liệu tại Dải Gaza hiện chỉ còn đủ dùng trong 24 giờ.
Người Palestine phải di dời tập trung tại trường UNRWA (Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine) ở Khan Yunis, ngày 15/10. Ảnh: Getty Images
Theo WHO, các đoàn xe viện trợ đang mắc kẹt ở cửa khẩu Rafah tại biên giới với Ai Cập cần phải được phép vào Dải Gaza, nếu không các bác sĩ sẽ không thể điều trị cho bệnh nhân. Việc không có điện, nước, thiếu nguồn cung thuốc men, oxy khiến nhiều bệnh viện tại khu vực này đang trong tình cảnh “không có khả năng tiếp nhận” bệnh nhân.
Ông Fabrizio Carboni - Giám đốc khu vực của Ủy ban quốc tế Chữ thập đỏ (ICRC), cảnh báo “không có điện thì bệnh viện ở Gaza sẽ biến thành nhà xác”. WHO ngày 14/10 cũng đã lên án mạnh mẽ yêu cầu sơ tán 22 bệnh viện đang điều trị cho hơn 2.000 bệnh nhân nội trú ở phía Bắc Gaza bởi sẽ làm trầm trọng thêm thảm họa nhân đạo và sức khỏe cộng đồng hiện nay. WHO cho biết tất cả đều phải đối mặt với tình trạng sức khỏe xấu đi hoặc tử vong nếu buộc phải sơ tán.
“Vấn đề sống còn”
Trước thảm cảnh tồi tệ đang diễn ra tại Gaza, người đứng đầu Cơ quan Liên Hiệp Quốc (LHQ) về cứu trợ người tị nạn Palestine (UNRWA), ông Philippe Lazzarini, cho biết việc nguồn cung cấp nước cạn kiệt - do Israel cắt tất cả các tiện ích cho Gaza - đã trở thành “vấn đề sống còn”. Còn hôm 13/10, chính quyền Palestine đã cảnh báo, nếu tình hình không được cải thiện nhanh chóng, hậu quả nhân đạo tại Dải Gaza sẽ vượt mọi sự tưởng tượng của nhiều người.
Người dân xếp hàng chờ mua thực phẩm tại miền Nam Dải Gaza, ngày 15/10/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Tuy nhiên, các hoạt động cứu trợ của Liên hợp quốc tại Gaza của Palestine gần như đang bị đình lại trong bối cảnh các cuộc không kích của Israel. Ngày 16/10, kênh Al Arabiya TV cho biết, ít nhất 100 xe tải chở hàng viện trợ đang có mặt tại cửa khẩu Rafah ở biên giới giữa Gaza và Ai Cập để chờ thiết lập hành lang nhân đạo. Tình hình càng căng thẳng khi Bộ trưởng Năng lượng Israel Israel Katz hôm 12/10 khẳng định nước ông sẽ không cho viện trợ nhân đạo - bao gồm thực phẩm, nước uống, nhiên liệu và thuốc thang vào Gaza trừ khi Hamas thả khoảng 200 người Israel bị bắt làm con tin.
Trước những kêu cứu tuyệt vọng và nỗi khốn cùng của người dân Gaza, nhiều nhà lãnh đạo thế giới đang xúc tiến các nỗ lực viện trợ nhân đạo cho người dân ở khu vực này. Ngày 15/10, Giáo hoàng Francis kêu gọi thiết lập các hành lang nhân đạo cho dân thường ở Dải Gaza bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột giữa Hamas và Israel, đồng thời nhắc lại lời kêu gọi Hamas thả các con tin.
Trước đó, phát biểu tại họp báo ở Geneva (Thụy Sĩ) ngày 10/10, người phát ngôn của WHO Tarik Jasarevic nêu rõ WHO kêu gọi chấm dứt bạo lực và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết lập một hành lang nhân đạo để giúp người dân tại Dải Gaza tiếp cận y tế thiết yếu.
Cao ủy LHQ về Nhân quyền Volker Turk cho rằng, việc Israel bao vây Dải Gaza khiến người dân ở vùng lãnh thổ này không tiếp cận được nhu yếu phẩm là hành vi bị cấm theo luật quốc tế và rằng bất kỳ hành vi nào hạn chế người đi lại và hàng hóa lưu thông trong việc thực hiện lệnh bao vây đều phải có lý do chính đáng về quân sự, nếu không sẽ phải đối mặt với biện pháp trừng phạt tập thể.
Người dân Palestine chờ nhận thực phẩm tại Dải Gaza, ngày 15/10/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Giám đốc viện trợ của Liên hợp quốc Martin Griffiths hôm 16/10 cho biết, ông sẽ tới Trung Đông để hỗ trợ các cuộc đàm phán về việc đưa hàng viện trợ vào Dải Gaza. Ủy ban châu Âu (EC) cũng đã quyết định tăng gấp ba lần số tiền viện trợ nhân đạo cho dân thường ở Dải Gaza, lên 75 triệu Euro. Bà Ursula von der Leyern, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), cho biết đang triển khai một cầu hàng không nhân đạo của EU tới Dải Gaza thông qua Ai Cập.
Tối 15/10, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Venezuela, ông Nicolas Maduro, đã kêu gọi Israel chấm dứt thương vong cho dân thường, cho phép mở các hành lang nhân đạo khẩn cấp tới Dải Gaza và cung cấp vật tư y tế, nước, điện và nhiên liệu cho người dân ở Dải Gaza. Ông nhấn mạnh, các chính sách và hành động của Hamas không đại diện cho người dân Palestine, và Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) mới là đại diện hợp pháp và duy nhất.
Như lời Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres, Dải Gaza cũng như khu vực Trung Đông đang “bên bờ vực thẳm”. Và trong bối cảnh thương vong về người cũng như những thảm họa nhân đạo không ngừng gia tăng, thì một giải pháp giải quyết cuộc xung đột dựa trên các nguyên tắc của Liên hợp quốc, đồng thời kêu gọi chấm dứt chiến tranh và bạo lực cũng như mở hành lang nhân đạo cho người dân Gaza là điều cộng đồng quốc tế cần phải hiện thực hóa ngay lúc này.
Bà Francesca Albanese, báo cáo viên đặc biệt của LHQ tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, kêu gọi lực lượng Israel và Hamas ngừng bắn, cảnh báo về việc thanh lọc sắc tộc hàng loạt đối với người Palestine. Theo bà Francesca, tình hình ở khu vực này “đã lên đến đỉnh điểm”.
(CLO) Ngày 2/4, Tạp chí Trẻ em Việt Nam chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 300 triệu đồng.
(CLO) UBND TP Hà Nội quyết định thành lập Tổ công tác đánh giá Hồ sơ đăng ký thực hiện 02 Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở xã hội (NƠXH) Tiên Dương 1 và xây dựng Khu nhà ở xã hội Tiên Dương 2, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính mong muốn Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (tỉnh Khánh Hòa) ra đời phải là khu công nghiệp thông minh, hiện đại và bền vững, hình thành các hệ sinh thái công nghiệp - đổi mới sáng tạo - đô thị - dịch vụ - công nghệ cao; đảm bảo phát triển hài hòa với cộng đồng, hạ tầng cơ sở và phát triển kinh tế tri thức cho địa phương.
(CLO) Về thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị Quảng Ninh tiếp tục chủ động triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương trên tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng" trong công tác tinh gọn, sắp xếp bộ máy.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Ngày 2/4, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương, Sở này vừa ban hành thông báo công khai kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025 (đợt 1) trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 3/4, Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ, sáng sớm sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.
(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.
(CLO) Chỉ từ 30.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm bắt mắt trên vỉa hè Hà Nội. Nhưng đằng sau mức giá “hạt dẻ” ấy là những chiếc mũ mỏng manh, sẵn sàng vỡ tan khi va chạm,
(CLO) Tin từ Cục Đường sắt (Bộ Xây dựng), dự kiến sẽ có 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới được khởi công xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.
(CLO) Bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được lên kế hoạch đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4/2025. Tuy nhiên, khối lượng thi công còn nhiều, thời tiết bất lợi đang đặt ra thách thức lớn cho các ban quản lý dự án trong việc hoàn thành đúng tiến độ.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Công ty Cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) quyết định mời trọng tài FIFA người Malaysia điều hành trận đấu giữa CLB Hà Nội và Đông Á Thanh Hóa tại vòng 17 LPBank V.League 2024/25, dù trận đấu này có sự hỗ trợ của công nghệ VAR.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.
(CLO) Tư lệnh không quân Ấn Độ, Amar Preet Singh cho biết nước này cần bổ sung khoảng 400 máy bay chiến đấu để đạt quy mô 1000 chiếc. Do đó, song song với việc phát triển các tiêm kích nội địa, New Delhi sẽ mua 114 máy bay mới trong khoảng 4-5 năm tới.