(CLO) Nghệ nhân nhân dân Mai Hạnh (số 5 phố Chả Cá, Hoàn Kiếm, Hà Nội) nổi tiếng với nghề làm hoa lụa thủ công tại Hà Nội. Bà được mọi người yêu quý gọi với tên “Nữ hoàng hoa lụa Hà thành” và cũng là một trong số ít nghệ nhân ‘canh giữ’ mùa xuân của người phụ nữ Việt Nam.
Hàng năm, cứ vào dịp ngày lễ như mồng 8 tháng 3, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10... là Nghệ nhân nhân dân Nguyễn Mai Hạnh và các thành viên trong gia đình lại bận rộn với việc cắt tỉa hoa lụa cho thượng khách, các cơ quan, đoàn thể nhà nước... Bởi vì người nghệ nhân 72 tuổi đã quá nổi tiếng và có hơn 50 năm gắn bó với nghề hoa lụa tại khu Phố cổ Hà Nội. Bà được người dân thủ đô gọi với tên thân yêu "Nữ hoàng hoa lụa Hà thành".
Nhân dịp ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), phóng viên Báo Nhà báo và Công luận ghé thăm cửa hàng sản xuất hoa của Nghệ nhân nhân dân Mai Hạnh tại số 5 Phố Chả Cá, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Theo quan sát, cửa hàng hoa của nghệ nhân Mai Hạnh chỉ có diện tích vỏn vẹn chưa được 10 m2. Tuy nhiên, tại tầng một của căn nhà nhỏ này lại chính là nơi nghệ nhân Mai Hạnh và các thành viên trong gia đình tạo ra nhiều tác phẩm hoa lụa thủ công tuyệt đẹp.
Người nghệ nhân “canh giữ” mùa xuân của phụ nữ Việt Nam
Nghệ nhân Mai Hạnh chia sẻ, bà vốn sinh ra trong gia đình có truyền thống làm nghệ thuật, bà là con gái út xinh đẹp trong gia đình có 9 người con của nữ nghệ nhân Đông Dương Đoàn Thị Thái, và bà cũng là thành viên duy nhất trong gia đình kế nghiệp làm hoa của mẹ.
Nghệ nhân nhân dân Nguyễn Mai Hạnh đang tạo ra sản phẩm hoa tại cửa hàng hoa số 5 Phố Chả Cá, Hoàn Kiếm, Hà Nội - Ảnh: Đình Trung
Nghệ nhân Mai Hạnh tâm sự: "Thời điểm những năm 60 của thế kỉ trước, cũng là thời kì đất nước đang chiến tranh mưa bom, bão đạn. Tại thời điểm đó, khi tôi đi sơ tán cùng gia đình ở bên Trâu Qùy thì ở đó có các hầm chông có mấu tre lộ thiên, do không để ý nên tôi vấp chảy máu. Sau đó bị nhiễm trùng và phải nghỉ không đi học mất một năm.
Một thời gian sau đó mẹ tôi được Thủ tướng Phạm Văn Đồng mở một trường dạy ở Hưng Yên dành cho những nghệ nhân giỏi có tên tuổi, về ẩm thực, nghệ thuật hoa lụa và tỉa hoa đu đủ... Mẹ tôi vốn là nghệ nhân Đông Dương và khi đó tôi được đưa đi sơ tán ở Hưng Yên để tiện việc trông nom. Gần năm sau đó, vết thương ở chân tôi đã đỡ và bắt đầu đi cùng với mẹ dạy cách làm hoa lụa ở các lớp và bắt đầu học mót nghề từ đó...".
Bà Hạnh bồi hồi nhớ lại, cũng chính quãng thời gian này mà tình yêu cái đẹp từ hoa trong tim bắt đầu trỗi dậy. Từ đó, nghệ nhân Hạnh bắt đầu cắt tỉa những loài hoa bằng niềm đam mê cháy bỏng. Từ những bông hoa đồng nội dọc đường bà ngắt về, khi thấy mẹ dạy thì bà cũng bắt chước cắt tỉa theo và dần dần thạo tay và có thể tự tạo ra những bông hoa lụa đầu tiên. "Việc cắt tỉa hoa hoàn toàn bằng kéo, dần dần quen tay và có thể tạo ra những tác phẩm bằng hoa lụa rất chân thật", nghệ nhân Mai Hạnh tâm sự.
Sản phẩm hoa lụa tuyệt đẹp do bàn tay của nghệ nhân Mai Hạnh tạo ra - Ảnh: Đình Trung
Ngoài ra, bà Hạnh cho biết hiện tại cửa hàng hoa của bà đang là nơi lưu giữ mẫu của rất nhiều loài hoa và bà cũng cố gắng phát triển nghề làm hoa lụa như một loại hình đặc sắc của dân tộc. Bằng tài năng thiên phú, sự cẩn thận, tỉ mỉ trên từng cánh hoa, nên bà được người mọi người yêu quý và trân trọng, đặc biệt ưu ái gọi bà là "Nữ hoàng hoa lụa đất Hà thành" hay "Bông hoa lụa Hà thành".
Nghệ nhân Mai Hạnh cho biết bà nổi nhất là những tác phẩm hoa phong lan, với nhiều kiểu dáng khác nhau. Sau đó do được sự khích lệ của mẹ nên bà Hạnh gửi sản phẩm đi thi và giành được nhiều huy chương Vàng, bàn tay Vàng... cùng một số giấy chứng nhận và bằng khen danh giá.
Với nhiều tác phẩm hoa tuyệt đẹp của mình mà nghệ nhân Mai Hạnh được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân khi mới 31 tuổi, và đến năm 2016, bà Hạnh chính thức được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân.
Hiện tại, đã có hàng ngàn tác phẩm hoa lụa được tạo ra bởi đôi bàn tay tài hoa của nghệ nhân Mai Hạnh. Trong đó, phải kể đến tác phẩm hoa sen, bởi hoa sen dưới tay của nghệ nhân Mai Hạnh mang vẻ đẹp thuần khiết, có cả đài, nhụy và phấn hoa, cánh sen được nhuộm màu hồng, càng lên trên gần đài sen càng nhạt dần, trông chẳng khác nào hoa thật.
Video nghệ nhân Mai Hạnh tạo ra sản phẩm hoa lụa
X
Chính vì vậy, mà vào ngày Quốc tế phụ nữ (mồng 8 tháng 3), hay ngày Ngày phụ nữ Việt Nam (20/10) hàng năm là cửa hàng hoa lụa của bà lại tấp nập khách tới đặt hoa và mua hoa. Bà Hạnh tâm sự: "Những ngày này gia đình tôi tất bật làm hoa để kịp trả hợp đồng và đơn của khách hàng, mọi người đều vui vẻ hỗ trợ nhau trong từng khâu chế tác sản phẩm hoa lụa. Giờ giấc làm việc tuy muộn hơn ngày thường nhưng đó là niềm vui của tôi trong suốt hơn nửa đời người gắn bó với nghề làm hoa lụa".
Tài năng, chịu khó và hăng say với nghề, nghệ nhân Mai Hạnh nổi tiếng trong khâu tạo ra những sản phẩm hoa, trong đó có hoa cúc vàng mềm mại, những bông hồng đỏ rực và những bông sen hồng nhạt... tất cả đều toát lên một vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh thoát mang vẻ đẹp vô cùng chân thật, đậm nét văn hóa của người Việt.
Mang hoa lụa Việt Nam ra trường quốc tế
Thông minh, yêu cái đẹp và khả năng làm hoa lụa thiên phú của nghệ nhân Mai Hạnh đã được nhiều người dân Hà Nội đón nhận. Bởi vậy, mà bà đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch mời đi các nước lớn để biểu diễn và giảng dạy như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Singapore, Trung Quốc, Pháp...
Nhớ lại ký ức năm nào, người nghệ nhân 72 tuổi dơm dớm nước mắt kể lại: "Vào năm 1988, tôi được mời sang Nhật Bản để biểu diễn cùng với 12 nghệ nhân khác trong khu vực Châu Á, họ đều có máy dập công nghiệp, mỗi lần dập được từ 8 đến 20 cánh hoa. Trong khi đó, tôi chỉ vỏn vẹn với chiếc kéo sắt và ít vải hoa. Khi đó tôi cũng hơi xấu hổ nhưng sau đó lại là người vinh dự và được chú ý nhất. Nhờ đôi bàn tay tài hoa của mình nên tôi đã biến hóa ra những cánh hoa lụa mang đậm nét văn hóa của người Việt Nam".
Nghệ nhân nhân dân Mai Hạnh chụp ảnh lưu niệm với các vị lãnh đạo cấp cao trong Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Hội đồng Nhân dân... Ảnh: NVCC
Bà Mai Hạnh được tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân vào năm 2016 - Ảnh: NVCC
Kỷ niệm chương Nghệ nhân nhân dân của bà Nguyễn Mai Hạnh - Ảnh: NVCC
“Khi đó tôi chỉ có đôi tay và 1 chiếc kéo, nhưng bạn bè các nước đều yêu thích sản phẩm của tôi, đến gian hàng của tôi đông nhất. Khi ở Fukuoka, tôi được Nhật Hoàng tặng bằng khen. Đấy là niềm vinh dự lớn không những cho gia đình mà cho cả đất nước Việt Nam”, bà Hạnh nhớ lại.
Tiếp chuyện với chúng tôi, đôi bàn tay của nghệ nhân Mai Hạnh vừa uyển chuyển những đường kéo nhanh như cắt tỉa những cánh hoa hồng tuyệt đẹp chỉ trong thời gian ngắn ngủi. Bà Hạnh nhớ lại: "Sau phần thi tỉa hoa khi đó, Nhật Hoàng yêu cầu tôi cắt tỉa cánh hoa thêm một lần nữa và tôi rất vinh dự sau đó được ký tên vào cánh hoa và tặng trực tiếp cho Nhật Hoàng. Nhật Hoàng tỏ ra rất vui và trân trọng cánh hoa do tôi ký tặng...", bà Hạnh nói.
Chưa đầy 1 năm sau đó, phía Nhật Hoàng lại tiếp tục gửi giấy mời nghệ nhân Mai Hạnh sang chỉ dạy và các nước trong khu vực châu Á cũng liên tiếp gửi thư mời bà Hạnh sang biểu diễn về nghệ thuật cắt tỉa hoa lụa.
Trong suốt hơn 50 năm làm hoa lụa, nghệ nhân Mai Hạnh luôn hy vọng về việc bảo tồn và duy trì nghệ thuật cắt tỉa hoa lụa trong tương lai. Đối với nghệ nhân Mai Hạnh, việc giữ nghề làm hoa lụa đã khó mà giữ sao cho nghề không bị mai một lại càng khó hơn. Điều đó đòi hỏi mỗi người nghệ nhân phải có định hướng truyền lại cho thế hệ trẻ, thế hệ nối nghiệp trong tương lai.
Bởi vậy, trong suốt những năm qua, ngoài việc tạo ra những sản phẩm hoa tại cửa hàng tại số 5 phố Chả Cá, nghệ nhân Mai Hạnh còn nhận lời mời đến những ngôi trường, làng nghề, làng hữu nghị để dạy nghề, truyền lại nghề cho biết bao thế hệ học sinh, tạo công ăn việc làm cho những người tàn tật, trẻ em cơ nhỡ... Thậm chí, nghệ nhân Mai Hạnh còn chỉ dạy trực tiếp cho người ngoại quốc, những người là tín đồ của hoa lụa ở đất Hà Thành.
"Mỗi bông hoa lụa dù trông thật đến đâu thì nó vẫn là hoa giả mà thôi. Vì vậy, muốn thổi hồn vào những bông hoa đó thì mỗi người nghệ nhân phải thực sự yêu thích hoa, tỉ mỉ, cẩn thận trên từng đường kéo. Đặc biệt phải nâng niu hoa như những người nông dân yêu hoa cỏ...", Bà Mai Hạnh tâm đắc.
Tình yêu nghề, say nghề làm hoa của nghệ nhân Mai Hạnh hiện đang được Nhà nước và nhiều người dân Việt Nam và quốc tế đón nhận, ghi nhận. Tuy nhiên, để phát triển cơ sở làm hoa lụa lớn hơn thì hiện tại vẫn chưa đủ điều kiện.
"Làm hoa lụa là làm thủ công thì làm sao đủ tiền mua nhà mở rộng quy mô sản xuất, nên tôi mong được nhà nước quan tâm, hỗ trợ về cơ sở vật chất như đất để làm xưởng hay cửa hàng hoa rộng hơn. Để đủ điều kiện đáp ứng được những bản hợp đồng lớn và tạo công ăn việc làm cho những người dân, trẻ em mồ côi, cơ nhỡ cũng như có cơ hội phát triển nghề truyền thống mang đậm bản sắc của người dân khu Phố cổ Hà Nội", bà Hạnh tâm sự.
(CLO) Từ xa xưa dân gian đã truyền tụng nhiều câu ca dao nhắc đến hội bơi Đăm như “Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy” hay “Xù Gạ thì giỏi chăn tằm, làng La canh cửi, làng Đăm bơi thuyền”. Và chiều nay (6/4), lễ hội bơi Đăm truyền thống năm 2025 – một Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia được khai mạc và những “đô bơi” đã mang đến màn trình diễn đặc sắc cho công chúng thưởng ngoạn.
(CLO) Tục lệ “xông đền, xông điện, xông nhà thờ họ, xông nhà” được nhân dân làng Gạo duy trì qua hàng trăm năm và trở thành nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng.
(CLO) Khi theo dõi các fanpage, kênh youtube, tiktok... của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), chúng ta dễ dàng bắt gặp các buổi truyền hình trực tiếp. Những vấn đề thời sự, nóng hổi đăng tải trên các nền tảng số này thu hút sự quan tâm lớn của công chúng. Và đằng sau câu chuyện đó là sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung, thiết bị, đặc biệt là việc đổi mới quy trình sản xuất của mỗi phóng viên, BTV.
(CLO) Giáo hoàng Francis đã xuất hiện trở lại trước công chúng khi ngồi trên xe lăn tiến vào Quảng trường Thánh Peter tại Vatican và chào đón đám đông tín đồ đang reo hò nồng nhiệt.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025, khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ có mưa rào nhẹ rải rác và có nơi có dông. Vùng núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông cục bộ, cục bộ có nơi mưa to.
(CLO) Tối 6/4/2025, câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) giành chiến thắng kịch tính với tỷ số 4-0 trước Bình Dương, tại trận đấu thuộc vòng 17 LPBank V.League 2024/25.
(CLO) Malaysia và nhiều nước trong khu vực hoan nghênh và đánh giá cao Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, đồng thời bày tỏ nhất trí và ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam trong vấn đề này.
(CLO) Trong một căn phòng sang trọng ở quận Gangnam, Seoul, những đứa trẻ mới 4 tuổi đang cặm cụi viết những bài luận tiếng Anh gồm 5 đoạn trong vòng 15 phút.
(CLO) Ngày 6/4, Triều Tiên lần đầu tiên tổ chức lại Giải Marathon Quốc tế Bình Nhưỡng sau 6 năm gián đoạn, với sự góp mặt của khoảng 200 vận động viên nước ngoài.
(CLO) Một chiếc trực thăng chữa cháy đã rơi vào chiều 6/4 khi đang tham gia khống chế cháy rừng ở thành phố Daegu, phía đông nam Hàn Quốc, khiến phi công điều khiển thiệt mạng.
(CLO) Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho rằng quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam ở mức 46% của Hoa Kỳ là không phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại song phương và không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.
(CLO) Chiều 6/4/2025, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Biển Đảo Việt Nam 2025, đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng sau thành công của mùa giải đầu tiên vào năm 2022.
(CLO) Hơn 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 này đã giúp nâng tổng lượng khách trong quý I/2025 của cả nước đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay (tăng 29,6% so với quý I/2024).
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
(CLO) Tục lệ “xông đền, xông điện, xông nhà thờ họ, xông nhà” được nhân dân làng Gạo duy trì qua hàng trăm năm và trở thành nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng.
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại Di tích Kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Gia Viễn tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn và đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.
(CLO) Ngày 6/4, tại hồ Công viên Văn Lang (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) diễn ra giải Bơi chải thành phố Việt Trì mở rộng năm 2025 với sự tham gia của 9 đội chải với gần 300 vận động viên. Đây cũng là chương trình nằm trong khuôn khổ các hoạt động tại Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025.
(CLO) Lễ trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh lần thứ II năm 2025 vừa diễn ra trong không khí trang trọng và ấm áp, quy tụ nhiều gương mặt nổi bật của giới văn hóa, giải trí Việt Nam như nghệ sĩ Xuân Hinh, NSND Xuân Bắc, NSND Tự Long, ca sĩ Hòa Minzy, nhạc sĩ Tuấn Cry...
(CLO) Ngày 12/4 tới, huyện Đan Phượng (Hà Nội) sẽ long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho Hội diều làng Bá Dương Nội, đồng thời công bố Bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội dành cho "Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội".